Sai lầm khi đắp mặt nạ khiến làn da ngày càng xấu đi
2023-12-25T12:12:26+07:00 2023-12-25T12:12:26+07:00 https://songkhoe360.vn/khoe-dep-tu-nhien/sai-lam-khi-dap-mat-na-khien-lan-da-ngay-cang-xau-di-3063.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_12/sai-lam-khi-dap-mat-na-khien-lan-da-ngay-cang-xau-di-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
23/12/2023 17:22 | Khoẻ - Đẹp tự nhiên
-
Đắp mặt nạ vốn là một trong những phương pháp dưỡng da phổ biến và hiệu quả. Nguyên liệu, thời gian thực hiện việc đắp mặt đều rất phong phú, thuận tiện cho ý muốn từng người. Tuy nhiên, nếu không sử dụng và thực hiện đúng cách, thì không chỉ vô ích, tốn kém, mà còn khiến làn da bạn trở nên kém sắc hơn.
Chọn loại mặt nạ không hợp với làn da
Một số chị em thường mắc phải sai lầm là chọn mặt nạ không hợp với da, dẫn đến hiệu quả dưỡng da kém hoặc thậm chí gây kích ứng da. Cần lưu ý rằng, việc đầu tiên khi muốn đắp mặt nạ chính là chọn loại mặt nạ phù hợp với tính chất làn da của mình, bởi vì việc đắp mặt sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào việc những thành phần trong mặt nạ có tương thích với tình trạng làn da mình hay không.
Một lưu ý nữa là, làn da thường thay đổi do tâm trạng, thời tiết, khí hậu hay các tác nhân từ bên ngoài. Vì thế, nếu chỉ sử dụng một loại mặt nạ sẽ không thể đáp ứng tốt được sự thay đổi trên da.
Do vậy, hãy tìm hiểu về loại da của bạn, đánh giá đúng tình trạng da và chọn mặt nạ phù hợp với nhu cầu của da, như mặt nạ dưỡng ẩm, se khít lỗ chân lông, làm sáng da, hoặc ngăn ngừa mụn. Điều này giúp đảm bảo rằng mặt nạ sẽ cung cấp đúng các dưỡng chất và công dụng mà da của bạn cần. Không rửa tay trước khi đắp mặt nạ
Bước thứ 2 trong quá trình đắp mặt, mà có lẽ nhiều chị em thường hay lơ là. Đó chính là làm sạch bàn tay mình. Nhiều nghiên cứu cho thấy, bàn tay chúng ta chứa rất nhiều vi khuẩn, trong đó có thể có tác nhân gây dị ứng.
Điều này có thể làm giảm hiệu quả của mặt nạ, thậm chí đối với một số làn da nhạy cảm, việc không rửa sạch bàn tay có thể tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng hoặc phản ứng dị ứng khi chúng ta đắp mặt nạ.
Không làm sạch da mặt trước khi đắp mặt nạ
Sai lầm thứ 3 nhiều người thường hay mắc phải là không rửa sạch kỹ da mặt trước khi đắp mặt nạ. Thực vậy, chị em đều rửa mặt, nhưng vấn đề đáng chú ý là rửa không kỹ, không sạch hoàn toàn.
Chị em cần lưu ý, đây là một bước cực kỳ quan trọng có tác dụng loại bỏ hết những lớp “rào cản” ngăn cản việc dưỡng chất trong mặt nạ thẩm thấu vào da. Nếu chúng ta không rửa sạch kỹ, để làn da hoàn toàn thông thoáng, thì những tạp chất như dầu thừa, kem phấn trang điểm tích tụ trên da sẽ ngăn chặn hiệu quả dưỡng da của mặt nạ, thậm chí gây tắc nghẽn lỗ chân, khiến da nổi mụn, kích ứng.
Đắp mặt nạ quá dày hoặc quá lâu
Đắp mặt nạ về bản chất cũng là cách dưỡng da như bao phương pháp làm đẹp khác. Do vậy, liều lượng và thời gian thực hiện hoặc sử dụng rất quan trọng. Cần đúng và đủ mới tạo được hiệu quả tốt nhất.
Nếu đắp quá ít có thể khiến mặt nạ không phát huy được tác dụng, nhưng thoa quá dày cũng có thể gây kích ứng da, không mang lại hiệu quả tốt hơn mà còn phản tác dụng.
Tương tự, việc đắp trong thời gian quá ngắn cũng có thể kém hiệu quả như thoa mặt nạ quá ít. Ngược lại, một số chị em thường vừa đắp mặt vừa lướt điện thoại, thậm chí ngủ quên, nên thời gian đắp mặt lên đến vài tiếng đồng hồ.
Chị em cũng đừng quên, khi để mặt nạ trên da quá có thể xảy ra tình trạng hút ẩm ngược, làm khô da và gây tổn thương do tác động quá mạnh từ các thành phần trong mặt nạ. Đắp mặt nạ quá thường xuyên
Việc đắp mặt nạ thường xuyên cũng là một sai lầm của khá nhiều chị em. Với lầm tưởng rằng đắp càng nhiều thì hiệu quả càng nhanh chóng, chị em thường đắp liên tục mà không biết rằng, mặt nạ thường chứa các hoạt chất mạnh, đặc biệt là những loại mặt nạ chứa các hoạt chất được thiết kế để tẩy tế bào chết hoặc có các thành phần làm khô, thì việc sử dụng quá nhiều có thể phá vỡ hàng rào bảo vệ da, gây viêm hoặc kích ứng da.
Dưỡng ẩm da sau khi đắp mặt nạ không đúng cách
Nhiều chị em lại gặp thiếu sót hoặc sai lầm trong bước dưỡng ẩm này, họ nghĩ rằng đắp mặt nạ là đã cung cấp đủ cho da dưỡng chất nên không cần dùng thêm kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên, đắp mặt nạ ngoài công dụng như sáng da, ngừa mụn thì chỉ cung cấp độ ẩm cho da thôi.
Sau khi đắp mặt nạ, da vẫn cần một lớp kem dưỡng để giữ độ ẩm và tăng cường bảo vệ. Nếu bạn không thoa kem dưỡng sau khi đắp mặt nạ, da có thể bị khô và mất đi tác dụng của mặt nạ.
Dùng mặt nạ handmade không đảm bảo an toàn
Nhiều chị em rất ưa chuộng sử dụng mặt nạ handmade – tức là mặt nạ tự làm. Đây là một phương pháp rất tuyệt vời, bởi loại mặt nạ này khá lành tính, không chứa những hoạt chất bảo quản gây ảnh hưởng đến da.
Tuy nhiên, nhiều người lại mắc sai lầm trong quá trình tự làm mặt nạ. Đó là sử dụng nguyên liệu không phù hợp với da, hoặc nguyên liệu hỏng. Hãy lưu ý rằng, không phải loại rau củ, trái cây nào cũng phù hợp với mọi loại da, và việc sử dụng nguyên liệu hỏng, không đảm bảo vệ sinh sẽ gây kích ứng, thậm chí viêm da. Vậy, đắp mặt nạ như thế nào là đúng cách?
• Bước 1: Hãy dùng nước tẩy trang để rửa sạch mọi lớp trang điểm trên mặt. Tiếp tục làm sạch da mặt lần 2 với sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với làn da nhằm loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa, tế bào chết và tạp chất trên bề mặt da. Lau khô da mặt nhẹ nhàng với khăn sạch.
• Bước 2: Lựa chọn loại mặt nạ phù hợp với tình trạng làn da của mình. Rửa thật sạch tay, đắp mặt nạ và đảm bảo rằng mặt nạ đều bao phủ tất cả diện tích khuôn mặt.
• Bước 3: Sau 15-20 phút đắp mặt nạ và thư giãn, loại bỏ mặt nạ sau khi đắp xong. Nhẹ nhàng massage quanh mặt cho đến khi dưỡng chất thấm hết vào mặt hoặc lau lại mặt để loại bỏ lớp mặt nạ với những loại mặt nạ cần phải rửa.
• Bước 4: Sử dụng kem dưỡng ẩm để khóa “ẩm” và những dưỡng chất lại trong da, giúp phát huy tối đa công dụng của mặt nạ, tạo nên làn da sáng khỏe, mềm ẩm, dẻo dai.
Đắp mặt nạ luôn là một phương pháp làm đẹp vừa dễ dàng, ít tốn kém mà lại hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa, hãy áp dụng đúng cách và tránh những sai lầm phổ biến như bài viết đã nêu trên đây. Chúc bạn thành công với làn da đẹp và rạng rỡ hơn sau mỗi lần đắp mặt nạ nhé.
Một số chị em thường mắc phải sai lầm là chọn mặt nạ không hợp với da, dẫn đến hiệu quả dưỡng da kém hoặc thậm chí gây kích ứng da. Cần lưu ý rằng, việc đầu tiên khi muốn đắp mặt nạ chính là chọn loại mặt nạ phù hợp với tính chất làn da của mình, bởi vì việc đắp mặt sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào việc những thành phần trong mặt nạ có tương thích với tình trạng làn da mình hay không.
Một lưu ý nữa là, làn da thường thay đổi do tâm trạng, thời tiết, khí hậu hay các tác nhân từ bên ngoài. Vì thế, nếu chỉ sử dụng một loại mặt nạ sẽ không thể đáp ứng tốt được sự thay đổi trên da.
Do vậy, hãy tìm hiểu về loại da của bạn, đánh giá đúng tình trạng da và chọn mặt nạ phù hợp với nhu cầu của da, như mặt nạ dưỡng ẩm, se khít lỗ chân lông, làm sáng da, hoặc ngăn ngừa mụn. Điều này giúp đảm bảo rằng mặt nạ sẽ cung cấp đúng các dưỡng chất và công dụng mà da của bạn cần. Không rửa tay trước khi đắp mặt nạ
Bước thứ 2 trong quá trình đắp mặt, mà có lẽ nhiều chị em thường hay lơ là. Đó chính là làm sạch bàn tay mình. Nhiều nghiên cứu cho thấy, bàn tay chúng ta chứa rất nhiều vi khuẩn, trong đó có thể có tác nhân gây dị ứng.
Điều này có thể làm giảm hiệu quả của mặt nạ, thậm chí đối với một số làn da nhạy cảm, việc không rửa sạch bàn tay có thể tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng hoặc phản ứng dị ứng khi chúng ta đắp mặt nạ.
Không làm sạch da mặt trước khi đắp mặt nạ
Sai lầm thứ 3 nhiều người thường hay mắc phải là không rửa sạch kỹ da mặt trước khi đắp mặt nạ. Thực vậy, chị em đều rửa mặt, nhưng vấn đề đáng chú ý là rửa không kỹ, không sạch hoàn toàn.
Chị em cần lưu ý, đây là một bước cực kỳ quan trọng có tác dụng loại bỏ hết những lớp “rào cản” ngăn cản việc dưỡng chất trong mặt nạ thẩm thấu vào da. Nếu chúng ta không rửa sạch kỹ, để làn da hoàn toàn thông thoáng, thì những tạp chất như dầu thừa, kem phấn trang điểm tích tụ trên da sẽ ngăn chặn hiệu quả dưỡng da của mặt nạ, thậm chí gây tắc nghẽn lỗ chân, khiến da nổi mụn, kích ứng.
Đắp mặt nạ quá dày hoặc quá lâu
Đắp mặt nạ về bản chất cũng là cách dưỡng da như bao phương pháp làm đẹp khác. Do vậy, liều lượng và thời gian thực hiện hoặc sử dụng rất quan trọng. Cần đúng và đủ mới tạo được hiệu quả tốt nhất.
Nếu đắp quá ít có thể khiến mặt nạ không phát huy được tác dụng, nhưng thoa quá dày cũng có thể gây kích ứng da, không mang lại hiệu quả tốt hơn mà còn phản tác dụng.
Tương tự, việc đắp trong thời gian quá ngắn cũng có thể kém hiệu quả như thoa mặt nạ quá ít. Ngược lại, một số chị em thường vừa đắp mặt vừa lướt điện thoại, thậm chí ngủ quên, nên thời gian đắp mặt lên đến vài tiếng đồng hồ.
Chị em cũng đừng quên, khi để mặt nạ trên da quá có thể xảy ra tình trạng hút ẩm ngược, làm khô da và gây tổn thương do tác động quá mạnh từ các thành phần trong mặt nạ. Đắp mặt nạ quá thường xuyên
Việc đắp mặt nạ thường xuyên cũng là một sai lầm của khá nhiều chị em. Với lầm tưởng rằng đắp càng nhiều thì hiệu quả càng nhanh chóng, chị em thường đắp liên tục mà không biết rằng, mặt nạ thường chứa các hoạt chất mạnh, đặc biệt là những loại mặt nạ chứa các hoạt chất được thiết kế để tẩy tế bào chết hoặc có các thành phần làm khô, thì việc sử dụng quá nhiều có thể phá vỡ hàng rào bảo vệ da, gây viêm hoặc kích ứng da.
Dưỡng ẩm da sau khi đắp mặt nạ không đúng cách
Nhiều chị em lại gặp thiếu sót hoặc sai lầm trong bước dưỡng ẩm này, họ nghĩ rằng đắp mặt nạ là đã cung cấp đủ cho da dưỡng chất nên không cần dùng thêm kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên, đắp mặt nạ ngoài công dụng như sáng da, ngừa mụn thì chỉ cung cấp độ ẩm cho da thôi.
Sau khi đắp mặt nạ, da vẫn cần một lớp kem dưỡng để giữ độ ẩm và tăng cường bảo vệ. Nếu bạn không thoa kem dưỡng sau khi đắp mặt nạ, da có thể bị khô và mất đi tác dụng của mặt nạ.
Dùng mặt nạ handmade không đảm bảo an toàn
Nhiều chị em rất ưa chuộng sử dụng mặt nạ handmade – tức là mặt nạ tự làm. Đây là một phương pháp rất tuyệt vời, bởi loại mặt nạ này khá lành tính, không chứa những hoạt chất bảo quản gây ảnh hưởng đến da.
Tuy nhiên, nhiều người lại mắc sai lầm trong quá trình tự làm mặt nạ. Đó là sử dụng nguyên liệu không phù hợp với da, hoặc nguyên liệu hỏng. Hãy lưu ý rằng, không phải loại rau củ, trái cây nào cũng phù hợp với mọi loại da, và việc sử dụng nguyên liệu hỏng, không đảm bảo vệ sinh sẽ gây kích ứng, thậm chí viêm da. Vậy, đắp mặt nạ như thế nào là đúng cách?
• Bước 1: Hãy dùng nước tẩy trang để rửa sạch mọi lớp trang điểm trên mặt. Tiếp tục làm sạch da mặt lần 2 với sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với làn da nhằm loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa, tế bào chết và tạp chất trên bề mặt da. Lau khô da mặt nhẹ nhàng với khăn sạch.
• Bước 2: Lựa chọn loại mặt nạ phù hợp với tình trạng làn da của mình. Rửa thật sạch tay, đắp mặt nạ và đảm bảo rằng mặt nạ đều bao phủ tất cả diện tích khuôn mặt.
• Bước 3: Sau 15-20 phút đắp mặt nạ và thư giãn, loại bỏ mặt nạ sau khi đắp xong. Nhẹ nhàng massage quanh mặt cho đến khi dưỡng chất thấm hết vào mặt hoặc lau lại mặt để loại bỏ lớp mặt nạ với những loại mặt nạ cần phải rửa.
• Bước 4: Sử dụng kem dưỡng ẩm để khóa “ẩm” và những dưỡng chất lại trong da, giúp phát huy tối đa công dụng của mặt nạ, tạo nên làn da sáng khỏe, mềm ẩm, dẻo dai.
Đắp mặt nạ luôn là một phương pháp làm đẹp vừa dễ dàng, ít tốn kém mà lại hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa, hãy áp dụng đúng cách và tránh những sai lầm phổ biến như bài viết đã nêu trên đây. Chúc bạn thành công với làn da đẹp và rạng rỡ hơn sau mỗi lần đắp mặt nạ nhé.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng