Nên ăn gì và nên tránh gì sau những cuộc phẫu thuật?
2023-05-27T13:41:00+07:00 2023-05-27T13:41:00+07:00 https://songkhoe360.vn/dinh-duong-cho-nguoi-benh/nen-an-gi-va-nen-tranh-gi-sau-nhung-cuoc-phau-thuat-1336.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_05/nen-an-gi-va-nen-tranh-gi-sau-nhung-cuoc-phau-thuat-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
27/05/2023 13:41 | Dinh dưỡng cho người bệnh
-
Đối với những người vừa trải qua các cuộc phẫu thuật, những thực phẩm mà bạn tiêu thụ trong giai đoạn sau khi phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến quá trình chữa lành và phục hồi của cơ thể.
Ở giai đoạn hậu phẫu thuật, chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Việc ăn đúng loại thức ăn và tránh những thực phẩm không phù hợp có thể giữ cho cơ thể bạn khỏe mạnh đồng thời ngăn ngừa các biến chứng như táo bón và nhiễm trùng sau phẫu thuật. Sau đây là những loại thực phẩm nên ăn và nên tránh sau khi phẫu thuật cùng một số mẹo ăn uống cho người vừa phẫu thuật.
1. Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ với những loại phẫu thuật khác nhau.
Loại phẫu thuật bạn đã thực hiện và bất kỳ tình trạng bệnh lý nào bạn có từ trước sẽ quyết định chế độ ăn nào là phù hợp nhất với cơ thể bạn.
Ví dụ:
• Nếu bạn đã phẫu thuật ruột, bạn sẽ cần một chế độ ăn ít chất xơ để đường tiêu hóa có thời gian lành lại.
• Nếu bạn bị bệnh thận hoặc gan, bạn có thể cần hạn chế lượng protein ăn vào.
• Nếu bạn mắc các bệnh như viêm túi thừa hoặc hẹp ruột, bạn có thể cần tránh các loại hạt và thực phẩm khó tiêu hóa khác.
• Ngay cả đối với một số ca phẫu thuật nha khoa, bạn có thể cần uống nước và ăn thức ăn mềm trong vài ngày đầu.
2. Tập trung vào thực phẩm tươi sống và tránh xa thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm nguyên chất và tươi sống sẽ tốt hơn nhiều so với thực phẩm chế biến sẵn bởi các thực phẩm đóng gói, đóng hộp có xu hướng chứa nhiều đường, muối, chất béo và ít chất xơ. Thực phẩm chế biến sẵn cũng có thể góp phần gây viêm, có thể làm chậm quá trình lành vết thương 3. Ngừa táo bón nhờ chất xơ
Táo bón thường xảy ra sau phẫu thuật ruột, nhưng nó cũng có thể xảy ra sau bất kỳ cuộc thuật phẫu thuật nào. Một trong số các nguyên nhân là do là thuốc giảm đau đôi khi được sử dụng sau phẫu thuật có thể làm chậm nhu động ruột và tạo ra phân khó đi ngoài.
Các thực phẩm cần tránh
Một số loại thực phẩm có thể ngăn ngừa hoặc điều trị táo bón, trong khi những loại khác ít chất xơ có thể làm tăng nguy cơ táo bón, bao gồm:
• Thịt đỏ
• Phô mai
• Thịt chế biến như thịt xông khói và xúc xích
• Bánh mì trắng, bánh quy giòn và mì ống
• Đồ ăn nhẹ và món tráng miệng có đường
• Thực phẩm nên ăn
Một cách quan trọng để ngăn ngừa táo bón là cung cấp đủ chất xơ. Điều này đặc biệt đúng với chất xơ không hòa tan làm tăng tốc độ phân di chuyển qua đường tiêu hóa. Những thực phẩm nên ăn gồm:
• Bánh mì nguyên cám
• Cháo bột yến mạch
• Trái cây tươi và rau quả
• Đậu và các loại đậu
4. Giữ nước
Một điều rất quan trọng nữa đó là nên uống đủ nước trong quá trình hồi phục. Mất nước có thể làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón và làm cho chất xơ trong chế độ ăn uống không còn có tác dụng nữa.
5. Chọn protein nạc
Protein là chìa khóa cho sự phục hồi của bạn vì nó cung cấp các khối xây dựng cho mô và cơ mới. Tuy nhiên, một số nguồn protein lại có nhiều chất béo bão hòa gây căng thẳn và viêm nhiễm cho đường tiêu hóa.
Hãy chọn các loại protein nạc như thịt gà (không da), thịt lợn, cá và hải sản, bơ đậu phộng hoặc bơ hạt, đậu hũ, bột đạm, thức uống dinh dưỡng như Ensure 6. Ăn trái cây và rau quả tươi
Trái cây và rau quả tươi là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất tuyệt vời hỗ trợ quá trình lành vết thương sau phẫu thuật. Mặc dù vậy, bạn có thể cần kiểm soát lượng tiêu thụ vừa phải vì ăn quá nhiều một số loại trái cây có thể gây tiêu chảy và ăn quá nhiều một số loại rau có thể gây đầy hơi.
Trái cây chứa nhiều đường fructose có thể cần phải hạn chế trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật ruột bao gồm táo, nho, đào, lê, …
Ngoài ra bạn có thể cần tránh các loại rau có nhiều khí cho đến khi quá trình tiêu hóa ổn định, bao gồm: măng tây, đậu, củ cải, bắp cải, súp lơ, tỏi tây, … 7. Cách chọn sữa
Các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp protein, canxi và vitamin D tuyệt vời, nhưng bạn có thể thấy rằng hệ tiêu hóa của bạn hơi nhạy cảm với chúng sau khi phẫu thuật. Những người mắc bệnh phổi mãn tính có thể bị ho nhiều hơn và tăng tiết dịch sau khi uống sữa. Đối với những người này, sữa có thể cần phải được hạn chế sau phẫu thuật. Tương tự, những người đã trải qua phẫu thuật ngực hoặc bị ho dai dẳng sau phẫu thuật bụng cần kiêng sử dụng sữa.
Còn lại, để an toàn, hãy thử các lựa chọn sữa ít chất béo giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn, bao gồm: phô mai ít béo, sữa tách béo, sữa chua không đường, … Tóm lại, việc ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng sau phẫu thuật sẽ giúp cơ thể phục hồi, hỗ trợ quá trình lành vết thương, chống táo bón tốt hơn. Hãy hỏi bác sĩ về những loại thực phẩm cụ thể mà bạn có thể và không thể ăn dựa trên ca phẫu thuật và sức khỏe tổng quát của mình. Ngoài ra, hãy tập trung vào thực phẩm tươi và tránh thực phẩm chế biến ít chất xơ, nhiều đường và chất béo bão hòa. Ngay cả khi bạn không thèm ăn, bạn vẫn có thể duy trì chế độ dinh dưỡng tối ưu bằng cách ăn các bữa ăn nhỏ hơn, giàu calo để việc ăn uống được thuận tiện hơn.
1. Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ với những loại phẫu thuật khác nhau.
Loại phẫu thuật bạn đã thực hiện và bất kỳ tình trạng bệnh lý nào bạn có từ trước sẽ quyết định chế độ ăn nào là phù hợp nhất với cơ thể bạn.
Ví dụ:
• Nếu bạn đã phẫu thuật ruột, bạn sẽ cần một chế độ ăn ít chất xơ để đường tiêu hóa có thời gian lành lại.
• Nếu bạn bị bệnh thận hoặc gan, bạn có thể cần hạn chế lượng protein ăn vào.
• Nếu bạn mắc các bệnh như viêm túi thừa hoặc hẹp ruột, bạn có thể cần tránh các loại hạt và thực phẩm khó tiêu hóa khác.
• Ngay cả đối với một số ca phẫu thuật nha khoa, bạn có thể cần uống nước và ăn thức ăn mềm trong vài ngày đầu.
2. Tập trung vào thực phẩm tươi sống và tránh xa thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm nguyên chất và tươi sống sẽ tốt hơn nhiều so với thực phẩm chế biến sẵn bởi các thực phẩm đóng gói, đóng hộp có xu hướng chứa nhiều đường, muối, chất béo và ít chất xơ. Thực phẩm chế biến sẵn cũng có thể góp phần gây viêm, có thể làm chậm quá trình lành vết thương 3. Ngừa táo bón nhờ chất xơ
Táo bón thường xảy ra sau phẫu thuật ruột, nhưng nó cũng có thể xảy ra sau bất kỳ cuộc thuật phẫu thuật nào. Một trong số các nguyên nhân là do là thuốc giảm đau đôi khi được sử dụng sau phẫu thuật có thể làm chậm nhu động ruột và tạo ra phân khó đi ngoài.
Các thực phẩm cần tránh
Một số loại thực phẩm có thể ngăn ngừa hoặc điều trị táo bón, trong khi những loại khác ít chất xơ có thể làm tăng nguy cơ táo bón, bao gồm:
• Thịt đỏ
• Phô mai
• Thịt chế biến như thịt xông khói và xúc xích
• Bánh mì trắng, bánh quy giòn và mì ống
• Đồ ăn nhẹ và món tráng miệng có đường
• Thực phẩm nên ăn
Một cách quan trọng để ngăn ngừa táo bón là cung cấp đủ chất xơ. Điều này đặc biệt đúng với chất xơ không hòa tan làm tăng tốc độ phân di chuyển qua đường tiêu hóa. Những thực phẩm nên ăn gồm:
• Bánh mì nguyên cám
• Cháo bột yến mạch
• Trái cây tươi và rau quả
• Đậu và các loại đậu
4. Giữ nước
Một điều rất quan trọng nữa đó là nên uống đủ nước trong quá trình hồi phục. Mất nước có thể làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón và làm cho chất xơ trong chế độ ăn uống không còn có tác dụng nữa.
5. Chọn protein nạc
Protein là chìa khóa cho sự phục hồi của bạn vì nó cung cấp các khối xây dựng cho mô và cơ mới. Tuy nhiên, một số nguồn protein lại có nhiều chất béo bão hòa gây căng thẳn và viêm nhiễm cho đường tiêu hóa.
Hãy chọn các loại protein nạc như thịt gà (không da), thịt lợn, cá và hải sản, bơ đậu phộng hoặc bơ hạt, đậu hũ, bột đạm, thức uống dinh dưỡng như Ensure 6. Ăn trái cây và rau quả tươi
Trái cây và rau quả tươi là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất tuyệt vời hỗ trợ quá trình lành vết thương sau phẫu thuật. Mặc dù vậy, bạn có thể cần kiểm soát lượng tiêu thụ vừa phải vì ăn quá nhiều một số loại trái cây có thể gây tiêu chảy và ăn quá nhiều một số loại rau có thể gây đầy hơi.
Trái cây chứa nhiều đường fructose có thể cần phải hạn chế trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật ruột bao gồm táo, nho, đào, lê, …
Ngoài ra bạn có thể cần tránh các loại rau có nhiều khí cho đến khi quá trình tiêu hóa ổn định, bao gồm: măng tây, đậu, củ cải, bắp cải, súp lơ, tỏi tây, … 7. Cách chọn sữa
Các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp protein, canxi và vitamin D tuyệt vời, nhưng bạn có thể thấy rằng hệ tiêu hóa của bạn hơi nhạy cảm với chúng sau khi phẫu thuật. Những người mắc bệnh phổi mãn tính có thể bị ho nhiều hơn và tăng tiết dịch sau khi uống sữa. Đối với những người này, sữa có thể cần phải được hạn chế sau phẫu thuật. Tương tự, những người đã trải qua phẫu thuật ngực hoặc bị ho dai dẳng sau phẫu thuật bụng cần kiêng sử dụng sữa.
Còn lại, để an toàn, hãy thử các lựa chọn sữa ít chất béo giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn, bao gồm: phô mai ít béo, sữa tách béo, sữa chua không đường, … Tóm lại, việc ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng sau phẫu thuật sẽ giúp cơ thể phục hồi, hỗ trợ quá trình lành vết thương, chống táo bón tốt hơn. Hãy hỏi bác sĩ về những loại thực phẩm cụ thể mà bạn có thể và không thể ăn dựa trên ca phẫu thuật và sức khỏe tổng quát của mình. Ngoài ra, hãy tập trung vào thực phẩm tươi và tránh thực phẩm chế biến ít chất xơ, nhiều đường và chất béo bão hòa. Ngay cả khi bạn không thèm ăn, bạn vẫn có thể duy trì chế độ dinh dưỡng tối ưu bằng cách ăn các bữa ăn nhỏ hơn, giàu calo để việc ăn uống được thuận tiện hơn.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng