Tác dụng của việc ngủ nghiêng bên trái với sức khỏe não bộ, dạ dày và hệ thần kinh
2023-05-28T08:02:00+07:00 2023-05-28T08:02:00+07:00 https://songkhoe360.vn/dinh-duong-cham-soc-suc-khoe/tac-dung-cua-viec-ngu-nghieng-ben-trai-voi-suc-khoe-nao-bo-da-day-va-he-than-kinh-1339.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_05/tac-dung-cua-viec-ngu-nghieng-ben-trai-voi-suc-khoe-nao-bo-da-day-va-he-than-kinh-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
28/05/2023 08:02 | Chăm sóc sức khoẻ
-
Trên thực tế, các tư thế ngủ khác nhau có thể dẫn đến những ảnh hưởng khác nhau đối với sức khỏe, cả tốt và cả xấu. Nằm ngủ nghiêng là tư thế nằm của khá nhiều người và thật may mắn là nó lại mang đến những lợi ích sức khỏe nhất định cho cơ thể.
Nhìn chung, mọi người nên ngủ theo cách mà họ cảm thấy thoải mái nhất để có một giấc ngủ sâu và chất lượng. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng như đau lưng, đau quai hàm, tiêu hóa kém, …, bẹn có thể cân nhắc thay đổi cách nằm ngủ của mình, cụ thể là ngủ nghiêng về bên trái.
1. Lợi ích của việc ngủ nghiêng về bên trái
• Giảm đau lưng
Nằm sấp khi ngủ có thể gây áp lực lên cột sống và gây đau nhức phần lưng. Nằm nghiêng giữ cho cột sống ở vị trí thẳng tự nhiên và giảm áp lực ở lưng dưới.
• Giảm ngáy ngủ
Nằm ngửa khi ngủ khiến lưỡi và vòm miệng mềm trượt về phía sau và che một phần đường thở, khiến tiếng ngáy tăng lên. Điều này cũng thường xuất hiện ở những người bị ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên, tư thế ngủ nghiêng sẽ giúp lưỡi hướng về phía trước và thông thoáng đường thở hơn.
• Cải thiện tiêu hóa
Đặc biệt, khi ngủ nghiêng bên trái có thể làm giảm một số triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi, táo bón và ợ nóng. Dạ dày nằm ở phía bên trái của cơ thể, vì vậy nằm nghiêng sẽ giúp trọng lực hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn.
• Có thể giúp ích cho sức khỏe não bộ
Nhiều người không biết rằng não loại bỏ chất thải trong giấc ngủ của chúng ta. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ nghiêng giúp não loại bỏ chất thải trao đổi chất hiệu quả hơn bằng cách hỗ trợ hệ thống glymphatic, tương tự như hệ thống bạch huyết nhưng lại trong hệ thống thần kinh trung ương. Điều này còn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson cũng như các bệnh về não khác.
• Cải thiện lưu lượng máu
Tuần hoàn tốt là rất quan trọng trong thời kỳ mang thai để cho phép máu chảy đến nhau thai. Đây là lý do tại sao phụ nữ mang thai nên rất ngủ ở tư thế nằm nghiêng về bên trái. 2. Cách rèn luyện bản thân để ngủ nghiêng bên trái nếu bạn chưa có thói quen này
• Chọn gối và nệm tốt
Tìm một chiếc gối phù hợp với cấu trúc xương đòn của bạn và đảm bảo gối đủ cứng để đỡ được phần cổ. Nệm thường phải mềm hơn để tránh tạo áp lực lên vai và hông.
• Sử dụng gối làm rào cản và hỗ trợ
Đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối để hỗ trợ hông và lưng dưới. Bạn cũng có thể ôm một chiếc gối để kê bắp tay một cách thoải mái. 3. Nhược điểm của việc ngủ nghiêng bên trái
Mặc dù tư thế này có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng nó không dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người cảm thấy việc ngủ nghiêng không thoải mái. Những nhược điểm này bao gồm:
• Đau ở vai và hông: Ngủ nghiêng trên đệm quá cứng có thể làm tăng áp lực lên vai, hông và đầu gối. Tuy nhiên, đệm quá mềm có thể khiến cột sống bị lệch và gây đau.
• Áp lực trên khuôn mặt: Những người bị tắc nghẽn xoang và bệnh tăng nhãn áp có thể bị áp lực đau hoặc khó chịu ở mặt khi họ nằm nghiêng. Ngoài ra, nó có thể làm nặng thêm tình trạng hàm chặt hoặc cứng. Mặc dù ngủ nghiêng bên trái mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên, mọi người vẫn nên ngủ theo bất kỳ cách nào họ cảm thấy thoải mái nhất. Nhưng điều quan trọng là phải xem xét tư thế ngủ có thể ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào, tốt hơn hoặc xấu hơn. Bạn cũng có thể bắt đầu buổi tối bằng tư thế nằm nghiêng bên trái và sau đó cho phép cơ thể nằm ở bất kỳ tư thế nào phù hợp. Ngoài ra, ngủ nghiêng bên phải cũng có nhiều lợi ích, vì vậy đừng căng thẳng về việc cố gắng rèn luyện bản thân ngủ ở một tư thế nếu điều đó không dễ dàng.
1. Lợi ích của việc ngủ nghiêng về bên trái
• Giảm đau lưng
Nằm sấp khi ngủ có thể gây áp lực lên cột sống và gây đau nhức phần lưng. Nằm nghiêng giữ cho cột sống ở vị trí thẳng tự nhiên và giảm áp lực ở lưng dưới.
• Giảm ngáy ngủ
Nằm ngửa khi ngủ khiến lưỡi và vòm miệng mềm trượt về phía sau và che một phần đường thở, khiến tiếng ngáy tăng lên. Điều này cũng thường xuất hiện ở những người bị ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên, tư thế ngủ nghiêng sẽ giúp lưỡi hướng về phía trước và thông thoáng đường thở hơn.
• Cải thiện tiêu hóa
Đặc biệt, khi ngủ nghiêng bên trái có thể làm giảm một số triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi, táo bón và ợ nóng. Dạ dày nằm ở phía bên trái của cơ thể, vì vậy nằm nghiêng sẽ giúp trọng lực hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn.
• Có thể giúp ích cho sức khỏe não bộ
Nhiều người không biết rằng não loại bỏ chất thải trong giấc ngủ của chúng ta. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ nghiêng giúp não loại bỏ chất thải trao đổi chất hiệu quả hơn bằng cách hỗ trợ hệ thống glymphatic, tương tự như hệ thống bạch huyết nhưng lại trong hệ thống thần kinh trung ương. Điều này còn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson cũng như các bệnh về não khác.
• Cải thiện lưu lượng máu
Tuần hoàn tốt là rất quan trọng trong thời kỳ mang thai để cho phép máu chảy đến nhau thai. Đây là lý do tại sao phụ nữ mang thai nên rất ngủ ở tư thế nằm nghiêng về bên trái. 2. Cách rèn luyện bản thân để ngủ nghiêng bên trái nếu bạn chưa có thói quen này
• Chọn gối và nệm tốt
Tìm một chiếc gối phù hợp với cấu trúc xương đòn của bạn và đảm bảo gối đủ cứng để đỡ được phần cổ. Nệm thường phải mềm hơn để tránh tạo áp lực lên vai và hông.
• Sử dụng gối làm rào cản và hỗ trợ
Đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối để hỗ trợ hông và lưng dưới. Bạn cũng có thể ôm một chiếc gối để kê bắp tay một cách thoải mái. 3. Nhược điểm của việc ngủ nghiêng bên trái
Mặc dù tư thế này có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng nó không dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người cảm thấy việc ngủ nghiêng không thoải mái. Những nhược điểm này bao gồm:
• Đau ở vai và hông: Ngủ nghiêng trên đệm quá cứng có thể làm tăng áp lực lên vai, hông và đầu gối. Tuy nhiên, đệm quá mềm có thể khiến cột sống bị lệch và gây đau.
• Áp lực trên khuôn mặt: Những người bị tắc nghẽn xoang và bệnh tăng nhãn áp có thể bị áp lực đau hoặc khó chịu ở mặt khi họ nằm nghiêng. Ngoài ra, nó có thể làm nặng thêm tình trạng hàm chặt hoặc cứng. Mặc dù ngủ nghiêng bên trái mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên, mọi người vẫn nên ngủ theo bất kỳ cách nào họ cảm thấy thoải mái nhất. Nhưng điều quan trọng là phải xem xét tư thế ngủ có thể ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào, tốt hơn hoặc xấu hơn. Bạn cũng có thể bắt đầu buổi tối bằng tư thế nằm nghiêng bên trái và sau đó cho phép cơ thể nằm ở bất kỳ tư thế nào phù hợp. Ngoài ra, ngủ nghiêng bên phải cũng có nhiều lợi ích, vì vậy đừng căng thẳng về việc cố gắng rèn luyện bản thân ngủ ở một tư thế nếu điều đó không dễ dàng.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng