Xây dựng chế độ ăn thích hợp cho những trẻ ăn dặm
2022-12-30T20:04:13+07:00 2022-12-30T20:04:13+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/xay-dung-che-do-an-thich-hop-cho-nhung-tre-an-dam-360.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2022_12/xay-dung-che-do-an-thich-hop-cho-nhung-tre-an-dam-1.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
30/12/2022 18:00 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Khi trẻ lớn lên thì tốc độ phát triển càng nhanh, nên nhu cầu về năng lượng ,các chất dinh dưỡng ngày càng tăng lên. Sữa mẹ tuy là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhưng dần dần không còn đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ nữa. Chính vì thế các bậc cha mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thông qua việc ăn dặm. Ăn dặm là cho trẻ sử dụng thêm thức ăn, đồ uống khác (như bột, cháo, cơm, hoa quả…) ngoài việc sử dụng sữa mẹ. Việc ăn dặm cần phải đúng độ tuổi, đáp ứng đủ về số lượng, chất lượng, cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng, và còn cần phải được chế biến đúng cách để cho trẻ dễ hấp thu.
Thời điểm thích hợp để cho trẻ ăn dặm là?
Khi ăn dặm trẻ cần nhai, cắn thức ăn chứ không nuốt như khi bú mẹ được nữa. Chính vì thế, khi trẻ đủ 6 tháng tuổi-thời điểm thần kinh và cơ nhai phát triển đầy đủ, là lúc nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm. Khi cho trẻ ăn dặm sớm hơn, trẻ sẽ bú ít đi, nên ít nhận được yếu tố miễn dịch từ mẹ làm dễ bị bệnh hơn. Bên cạnh đó thì thức ăn mới không thể nào đầy đủ chất dinh dưỡng như sữa mẹ được. Và nếu cho trẻ ăn dặm muộn hơn, nguy cơ cho trẻ chính là việc thiếu năng lượng, thiếu dưỡng chất so với tốc độ tăng trưởng của trẻ. Từ đó làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất cũng như làm chậm sự phát triển của cơ nhai.
Thành phần của bữa ăn bổ sung cho trẻ gồm những gì?
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thức ăn được chia thành 4 nhóm dinh dưỡng, và trong đó có 8 nhóm. Gồm:
- Nguồn cung cấp glucid: nhóm lương thực như gạo, ngô, khoai…
- Nguồn cung cấp protein: nhóm đậu; nhóm sữa và các chế phẩm từ sữa; nhóm thịt và cá, hải sản; nhóm trứng và các chế phẩm từ trứng.
- Nguồn cung cấp lipid: nhóm dầu, mỡ các loại.
- Nguồn cung cấp vitamin, chất xơ, khoáng chất: nhóm củ, quả có màu vàng, cam, đỏ (như cà rốt, bí ngô, cà chua…) và các rau có màu xanh thẫm; nhóm các rau củ quả khác.
Các bà mẹ nuôi con nhỏ chú ý cần đa dạng các loại thức ăn, các món ăn, thay đổi theo từng bữa, từng ngày sao cho tránh nhàm chán cho trẻ. Đảm bảo đủ 8 nhóm thức ăn trên mỗi ngày cho trẻ. Trong đó nguồn năng lượng chính đến từ nhóm lương thực. Các nhóm đậu, sữa, trứng, thịt thì cung cấp protein giúp cho trẻ phát triển khỏe mạnh. Các thức ăn cung cấp lipid giúp trẻ hoàn thiện hệ thống thần kinh. Các vitamin, chất xơ, khoáng chất cũng rất quan trọng đối với sự hoạt động và sự phát triển của cơ thể.
Chế độ ăn dặm cho trẻ
Tùy theo lứa tuổi mà số lượng, thành phần trong bữa ăn dặm của trẻ thay đổi theo. Cụ thể là:
- Trẻ 6 tháng tuổi: ngoài việc bú mẹ thì nên cho trẻ sử dụng bột lỏng gồm 10g bột, 20g thịt, 1 thìa canh nước rau nghiền, 2,5ml nước mắm, 5ml dầu ăn. Cho trẻ ăn 1 ngày 1 bữa bột 200ml. Bên cạnh đó cho trẻ sử dụng khoảng 20ml hoa quả nghiền nếu có thể.
- Trẻ 7-8 tháng tuổi: chế độ ăn vẫn như trên, nhưng bột sẽ đặc hơn. Gồm có 20g bột, 25-30g thịt hoặc 1 lòng đỏ trứng gà, 1 thìa canh nước rau nghiền, 5ml nước mắm, 5-10ml dầu ăn. 1 ngày 2 bữa bột, mỗi bữa 200ml. Lượng hoa quả nghiền cũng có thể tăng lên 40ml.
- Trẻ 9-11 tháng tuổi: bột trẻ ăn thành phần như giai đoạn 7-8 tháng tuổi nhưng tăng lên 3 bữa mỗi ngày. Nên có 1 bữa phụ với sữa chua, hoa quả nghiền…
- Trẻ 12-24 tháng: nên cho trẻ bú mẹ và chuyển sang sử dụng cháo đặc 3 bữa mỗi ngày. Mỗi bữa cháo 250-300ml gồm có 50g gạo, 25-30g thịt hoặc trứng, 1 thìa canh rau thái nhỏ, 5ml nước mắm, 5-10ml dầu ăn. Bên cạnh đó là 1 bữa phụ với sữa chua, hoa quả nghiền…
- Trẻ trên 24 tháng: khi này trẻ đã có thể ngồi ăn với gia đình, nhưng vẫn nên sử dụng thêm những bữa phụ với thực phẩm giàu dinh dưỡng như súp, sữa, hoa quả…
Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
- Khi bắt đầu, cho trẻ ăn từ từ từng ít một, sau đó tăng dần sao cho phù hợp với trẻ.
- Thức ăn nên để từ lỏng, rồi mới tăng dần độ thô để kích thích trẻ mọc răng.
- Nên cho trẻ ăn ngay khi vừa chế biến xong thức ăn.
- Đa dạng hóa thức ăn, cách chế biến. Khuyến khích trẻ ăn, tránh việc dọa nạt quát mắng. Nhưng cũng không nên cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại… Tránh cho trẻ ăn vặt giữa các bữa ăn làm cho việc tiêu hoá và hấp thụ các chất dinh dưỡng kém đi.
Khi ăn dặm trẻ cần nhai, cắn thức ăn chứ không nuốt như khi bú mẹ được nữa. Chính vì thế, khi trẻ đủ 6 tháng tuổi-thời điểm thần kinh và cơ nhai phát triển đầy đủ, là lúc nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm. Khi cho trẻ ăn dặm sớm hơn, trẻ sẽ bú ít đi, nên ít nhận được yếu tố miễn dịch từ mẹ làm dễ bị bệnh hơn. Bên cạnh đó thì thức ăn mới không thể nào đầy đủ chất dinh dưỡng như sữa mẹ được. Và nếu cho trẻ ăn dặm muộn hơn, nguy cơ cho trẻ chính là việc thiếu năng lượng, thiếu dưỡng chất so với tốc độ tăng trưởng của trẻ. Từ đó làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất cũng như làm chậm sự phát triển của cơ nhai.
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thức ăn được chia thành 4 nhóm dinh dưỡng, và trong đó có 8 nhóm. Gồm:
- Nguồn cung cấp glucid: nhóm lương thực như gạo, ngô, khoai…
- Nguồn cung cấp protein: nhóm đậu; nhóm sữa và các chế phẩm từ sữa; nhóm thịt và cá, hải sản; nhóm trứng và các chế phẩm từ trứng.
- Nguồn cung cấp lipid: nhóm dầu, mỡ các loại.
- Nguồn cung cấp vitamin, chất xơ, khoáng chất: nhóm củ, quả có màu vàng, cam, đỏ (như cà rốt, bí ngô, cà chua…) và các rau có màu xanh thẫm; nhóm các rau củ quả khác.
Các bà mẹ nuôi con nhỏ chú ý cần đa dạng các loại thức ăn, các món ăn, thay đổi theo từng bữa, từng ngày sao cho tránh nhàm chán cho trẻ. Đảm bảo đủ 8 nhóm thức ăn trên mỗi ngày cho trẻ. Trong đó nguồn năng lượng chính đến từ nhóm lương thực. Các nhóm đậu, sữa, trứng, thịt thì cung cấp protein giúp cho trẻ phát triển khỏe mạnh. Các thức ăn cung cấp lipid giúp trẻ hoàn thiện hệ thống thần kinh. Các vitamin, chất xơ, khoáng chất cũng rất quan trọng đối với sự hoạt động và sự phát triển của cơ thể.
Chế độ ăn dặm cho trẻ
Tùy theo lứa tuổi mà số lượng, thành phần trong bữa ăn dặm của trẻ thay đổi theo. Cụ thể là:
- Trẻ 6 tháng tuổi: ngoài việc bú mẹ thì nên cho trẻ sử dụng bột lỏng gồm 10g bột, 20g thịt, 1 thìa canh nước rau nghiền, 2,5ml nước mắm, 5ml dầu ăn. Cho trẻ ăn 1 ngày 1 bữa bột 200ml. Bên cạnh đó cho trẻ sử dụng khoảng 20ml hoa quả nghiền nếu có thể.
- Trẻ 7-8 tháng tuổi: chế độ ăn vẫn như trên, nhưng bột sẽ đặc hơn. Gồm có 20g bột, 25-30g thịt hoặc 1 lòng đỏ trứng gà, 1 thìa canh nước rau nghiền, 5ml nước mắm, 5-10ml dầu ăn. 1 ngày 2 bữa bột, mỗi bữa 200ml. Lượng hoa quả nghiền cũng có thể tăng lên 40ml.
- Trẻ 9-11 tháng tuổi: bột trẻ ăn thành phần như giai đoạn 7-8 tháng tuổi nhưng tăng lên 3 bữa mỗi ngày. Nên có 1 bữa phụ với sữa chua, hoa quả nghiền…
- Trẻ 12-24 tháng: nên cho trẻ bú mẹ và chuyển sang sử dụng cháo đặc 3 bữa mỗi ngày. Mỗi bữa cháo 250-300ml gồm có 50g gạo, 25-30g thịt hoặc trứng, 1 thìa canh rau thái nhỏ, 5ml nước mắm, 5-10ml dầu ăn. Bên cạnh đó là 1 bữa phụ với sữa chua, hoa quả nghiền…
- Trẻ trên 24 tháng: khi này trẻ đã có thể ngồi ăn với gia đình, nhưng vẫn nên sử dụng thêm những bữa phụ với thực phẩm giàu dinh dưỡng như súp, sữa, hoa quả…
Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
- Khi bắt đầu, cho trẻ ăn từ từ từng ít một, sau đó tăng dần sao cho phù hợp với trẻ.
- Thức ăn nên để từ lỏng, rồi mới tăng dần độ thô để kích thích trẻ mọc răng.
- Nên cho trẻ ăn ngay khi vừa chế biến xong thức ăn.
- Đa dạng hóa thức ăn, cách chế biến. Khuyến khích trẻ ăn, tránh việc dọa nạt quát mắng. Nhưng cũng không nên cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại… Tránh cho trẻ ăn vặt giữa các bữa ăn làm cho việc tiêu hoá và hấp thụ các chất dinh dưỡng kém đi.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng