Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh 0-6 tháng tuổi
2022-12-16T18:07:49+07:00 2022-12-16T18:07:49+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/che-do-dinh-duong-cho-tre-so-sinh-0-6-thang-tuoi-271.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2022_12/che-do-dinh-duong-cho-tre-so-sinh-0-6-thang-tuoi-1.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
15/12/2022 08:57 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Trẻ sơ sinh trải qua nhiều thay đổi đáng kinh ngạc trong sáu tháng sau khi chào đời và để có sự thay đổi hàng ngày đáng kinh ngạc đó là nhờ những dưỡng chất mà em bé tiếp nhận từ nguồn sữa mẹ. Trong giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi thì sữa mẹ là nguồn thức ăn cần thiết và quan trọng Một điều khiến bố mẹ vô cùng quan tâm đó là làm cách nào để trẻ nhận được tất cả các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết trong giai đoạn sơ sinh.
1. Sữa mẹ là tất cả những gì em bé cần từ 0 - 6 tháng
Khi mang thai, mẹ đã cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng và năng lượng mà em bé cần để phát triển thông qua nhau thai. Trên thực tế, ngoài việc tiếp nhận dinh dưỡng từ mẹ trẻ em thậm chí còn tích trữ được một số chất dinh dưỡng trong cơ thể, đặc biệt là sắt. Và sau sinh ra, sữa mẹ cũng chính là nguồn dinh dưỡng cần thiết duy nhất cho bé trong 6 tháng đầu đời.
Các giai đoạn phát triển của sữa mẹ:
- Sữa non: Đây là những giọt sữa đầu tiên của em bé và chỉ được sản xuất với số lượng nhỏ trong vài ngày đầu sau khi sinh. Mặc dù nhìn khác với sữa mẹ bình thường, nhưng nó chứa hàm lượng cao các yếu tố bảo vệ (như kháng thể) giúp bé không bị nhiễm trùng và nhiều các chất dinh dưỡng khác giúp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.
- Sữa mẹ trưởng thành: Trong khoảng hai tuần tới, thành phần của sữa mẹ bắt đầu thay đổi để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng bổ sung của trẻ đang phát triển nhanh chóng. Lượng sữa tiết ra cũng tăng lên. Sau 4-6 tuần, sữa mẹ được coi là hoàn toàn 'trưởng thành' và thành phần của nó bây giờ sẽ không thay đổi.
Vậy sữa mẹ rất cần thiết và quan trọng cho bé từ 0-6 tháng tuổi nên các bà mẹ sau sinh và đang cho con bú cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường dưỡng chất để có thể nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sau sinh người mẹ bị mất máu trong quá trình sinh nở và cơ thể rất yếu nên cần được bồi bổ để bù đắp lại những thiếu hụt trong cơ thể càng nhanh càng tốt. Và duy trì tiếp tục uống sữa bà bầu, hoặc sữa tươi, uống sắt, ăn hoa quả, chế độ ăn hàng ngày phong phú để bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể mẹ được mạnh khoẻ, lúc đó sẽ sản sinh thêm sữa để cung cấp cho em bé.
2. Chế độ ăn dặm cho bé 6 - 10 tháng tuổi
Từ khoảng 6 tháng trở đi, thức ăn đặc hơn nên bắt đầu được đưa vào chế độ ăn của bé vì chỉ sữa mẹ sẽ không còn cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ tất cả sự tăng trưởng và phát triển của bé. Mặt khác đưa thức ăn đặc vào chế độ ăn của bé còn làm cho hệ tiêu hoá được hoạt động và hoàn thiện cũng như hàm răng được phát triển hơn. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng và nên tiếp tục duy trì cho đến khi trẻ được 12 tháng tuổi trở lên.
Các loại dinh dưỡng nên bổ sung cho bé ăn dặm:
- Rau xanh và trái cây: Bí xanh, củ cải trắng, bơ, táo, đu đủ… giúp bé bổ sung vitamin, chất xơ và protein … từ đó nhằm tăng cường sức đề kháng của bé
- Thức ăn giàu sắt: lúc này, em sẽ sẽ dần mất đi lượng sắt dự trữ do đó việc bổ sung sắt từ thịt và rau củ là vô cùng quan trọng.
- Thực phẩm giàu đạm: ổtein thịt gà, cá, thịt lợn, các loại hạt, …sẽ góp phần hỗ trợ hệ miễn dịch và giúp bé phát triển trí não.
Lưu ý, thức ăn của bé nên tránh các tác động từ dầu mỡ và nên được nghiền nát để bé ăn được dễ và không bị hóc.
3. Sữa công thức cho trẻ em
Trong một vài trường hợp khi sữa mẹ không đủ cung cấp cho em bé vì nhiều lý do khác nhau thì sữa công thức cho trẻ chính là một lựa chọn thay thế phù hợp hơn cả. Các loại sữa công thức dành cho trẻ sơ đã được các chuyên gia về dinh dưỡng nghiên cứu và phát triển đặc biệt để có các thành phần dinh dưỡng gần giống với sữa mẹ. Tuy nhiên, không thể thay thế và tốt được như sữa mẹ, và sữa công thức có đặc điểm là ngọt hơn sữa mẹ, nhiều chất hơn nên khi em bé uống rồi dễ bỏ sữa mẹ. Mặt khác, không phải em bé nào cũng phù hợp với dòng sữa công thức đó vì cơ thể em bé không phù hợp dễ bị táo bón hoặc bị đi ngoài, thậm chí dị ứng. Cho nên bố mẹ cần chú ý tới những yếu tố trên để tìm những loại sữa công thức phù hợp khi cho em bé uống sữa công thức.
Điều đặc biệt bố mẹ nên tránh không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi bú sữa cô đặc hoặc đặc, hoặc bất kỳ chất thay thế sữa nào khác (như nước gạo, đậu nành hoặc hạnh nhân). Không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi dùng sữa bò (còn nguyên chất béo hoặc đã tách kem) làm thức uống sữa chính, nhưng có thể dùng một lượng nhỏ sữa bò như một phần thức ăn đặc của trẻ.
Như vậy, thức ăn chính cho trẻ sơ sinh vẫn luôn là sữa, đặc biệt là 6 tháng sau khi chào đời. Sữa mẹ khi đó không chỉ là nguồn thức ăn tốt nhất mà còn được coi như là một chất kháng sinh giúp cho cơ thể bé có nhiều nhất kháng thể tự nhiên từ sữa mẹ. Sau đó, mẹ có thể kết hợp cho bé uống sữa và ăn dặm với các loại thực phẩm khác nhau để bé nhận được nguồn dưỡng chất phong phú nhất và giúp bé có thể lớn lên nhanh chóng và khỏe mạnh.
Khi mang thai, mẹ đã cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng và năng lượng mà em bé cần để phát triển thông qua nhau thai. Trên thực tế, ngoài việc tiếp nhận dinh dưỡng từ mẹ trẻ em thậm chí còn tích trữ được một số chất dinh dưỡng trong cơ thể, đặc biệt là sắt. Và sau sinh ra, sữa mẹ cũng chính là nguồn dinh dưỡng cần thiết duy nhất cho bé trong 6 tháng đầu đời.
Các giai đoạn phát triển của sữa mẹ:
- Sữa non: Đây là những giọt sữa đầu tiên của em bé và chỉ được sản xuất với số lượng nhỏ trong vài ngày đầu sau khi sinh. Mặc dù nhìn khác với sữa mẹ bình thường, nhưng nó chứa hàm lượng cao các yếu tố bảo vệ (như kháng thể) giúp bé không bị nhiễm trùng và nhiều các chất dinh dưỡng khác giúp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.
- Sữa mẹ trưởng thành: Trong khoảng hai tuần tới, thành phần của sữa mẹ bắt đầu thay đổi để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng bổ sung của trẻ đang phát triển nhanh chóng. Lượng sữa tiết ra cũng tăng lên. Sau 4-6 tuần, sữa mẹ được coi là hoàn toàn 'trưởng thành' và thành phần của nó bây giờ sẽ không thay đổi.
Vậy sữa mẹ rất cần thiết và quan trọng cho bé từ 0-6 tháng tuổi nên các bà mẹ sau sinh và đang cho con bú cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường dưỡng chất để có thể nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sau sinh người mẹ bị mất máu trong quá trình sinh nở và cơ thể rất yếu nên cần được bồi bổ để bù đắp lại những thiếu hụt trong cơ thể càng nhanh càng tốt. Và duy trì tiếp tục uống sữa bà bầu, hoặc sữa tươi, uống sắt, ăn hoa quả, chế độ ăn hàng ngày phong phú để bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể mẹ được mạnh khoẻ, lúc đó sẽ sản sinh thêm sữa để cung cấp cho em bé.
2. Chế độ ăn dặm cho bé 6 - 10 tháng tuổi
Từ khoảng 6 tháng trở đi, thức ăn đặc hơn nên bắt đầu được đưa vào chế độ ăn của bé vì chỉ sữa mẹ sẽ không còn cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ tất cả sự tăng trưởng và phát triển của bé. Mặt khác đưa thức ăn đặc vào chế độ ăn của bé còn làm cho hệ tiêu hoá được hoạt động và hoàn thiện cũng như hàm răng được phát triển hơn. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng và nên tiếp tục duy trì cho đến khi trẻ được 12 tháng tuổi trở lên.
Các loại dinh dưỡng nên bổ sung cho bé ăn dặm:
- Rau xanh và trái cây: Bí xanh, củ cải trắng, bơ, táo, đu đủ… giúp bé bổ sung vitamin, chất xơ và protein … từ đó nhằm tăng cường sức đề kháng của bé
- Thức ăn giàu sắt: lúc này, em sẽ sẽ dần mất đi lượng sắt dự trữ do đó việc bổ sung sắt từ thịt và rau củ là vô cùng quan trọng.
- Thực phẩm giàu đạm: ổtein thịt gà, cá, thịt lợn, các loại hạt, …sẽ góp phần hỗ trợ hệ miễn dịch và giúp bé phát triển trí não.
Lưu ý, thức ăn của bé nên tránh các tác động từ dầu mỡ và nên được nghiền nát để bé ăn được dễ và không bị hóc.
3. Sữa công thức cho trẻ em
Trong một vài trường hợp khi sữa mẹ không đủ cung cấp cho em bé vì nhiều lý do khác nhau thì sữa công thức cho trẻ chính là một lựa chọn thay thế phù hợp hơn cả. Các loại sữa công thức dành cho trẻ sơ đã được các chuyên gia về dinh dưỡng nghiên cứu và phát triển đặc biệt để có các thành phần dinh dưỡng gần giống với sữa mẹ. Tuy nhiên, không thể thay thế và tốt được như sữa mẹ, và sữa công thức có đặc điểm là ngọt hơn sữa mẹ, nhiều chất hơn nên khi em bé uống rồi dễ bỏ sữa mẹ. Mặt khác, không phải em bé nào cũng phù hợp với dòng sữa công thức đó vì cơ thể em bé không phù hợp dễ bị táo bón hoặc bị đi ngoài, thậm chí dị ứng. Cho nên bố mẹ cần chú ý tới những yếu tố trên để tìm những loại sữa công thức phù hợp khi cho em bé uống sữa công thức.
Điều đặc biệt bố mẹ nên tránh không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi bú sữa cô đặc hoặc đặc, hoặc bất kỳ chất thay thế sữa nào khác (như nước gạo, đậu nành hoặc hạnh nhân). Không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi dùng sữa bò (còn nguyên chất béo hoặc đã tách kem) làm thức uống sữa chính, nhưng có thể dùng một lượng nhỏ sữa bò như một phần thức ăn đặc của trẻ.
Như vậy, thức ăn chính cho trẻ sơ sinh vẫn luôn là sữa, đặc biệt là 6 tháng sau khi chào đời. Sữa mẹ khi đó không chỉ là nguồn thức ăn tốt nhất mà còn được coi như là một chất kháng sinh giúp cho cơ thể bé có nhiều nhất kháng thể tự nhiên từ sữa mẹ. Sau đó, mẹ có thể kết hợp cho bé uống sữa và ăn dặm với các loại thực phẩm khác nhau để bé nhận được nguồn dưỡng chất phong phú nhất và giúp bé có thể lớn lên nhanh chóng và khỏe mạnh.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng