Thoát vị bẹn ở trẻ em - Chớ chủ quan
2023-10-01T07:13:00+07:00 2023-10-01T07:13:00+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/thoat-vi-ben-o-tre-em-cho-chu-quan-2216.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_10/thoat-vi-ben-dung-chu-quan-1-1525866746639914693279.webp
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
01/10/2023 07:13 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Thoát vị bẹn ở trẻ em là bệnh lý bẩm sinh gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ. Bệnh thường gặp ở bé trai hay ở trẻ sơ sinh thiếu tháng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể phải đối diện với những biến chứng nguy hiểm.
Thoát vị bẹn là một bệnh lý bẩm sinh do xuất hiện ống thông nhỏ từ phần ổ bụng xuống dưới vùng bẹn khiến dịch ổ bụng hoặc ruột chạy xuống, tạo thành khối phồng to ở bẹn.
Trong những tháng cuối thai kỳ, ống phúc tinh mạc của trẻ sẽ đóng lại. Trường hợp khi ống phúc tinh mạc không đóng, gây ra thoát vị bẹn ở trẻ. Bên cạnh đó, thoát vị bẹn cũng có thể hình thành trong quá trình trẻ rặn quá nhiều sau một đợt táo bón hoặc ho liên tục thời gian dài.
Trẻ có thể bị thoát vị bẹn ở một bên hoặc cả hai bên, tỷ lệ bị thoát vị bẹn bên phải nhiều hơn bên trái. Thoát vị bẹn ở trẻ biểu hiện như thế nào?
• Ở vùng bẹn của trẻ xuất hiện khối u phồng. Với bé trai, khối phồng có thể lan đến vùng bìu; còn ở bé gái có thể lan tới vùng mu - môi lớn. Nếu trẻ nằm yên, nằm ngửa thì rất khó để phát hiện khối phồng vì khi đó khối phồng thoát vị (dịch ổ bụng hoặc ruột) lại chui về ổ bụng, vùng bẹn trở về trạng thái bình thường.
Khối u phồng sẽ tăng lên về kích thước khi trẻ vận động mạnh: chạy nhảy, ho, quấy khóc hoặc rặn. Khi đó, có thể nhìn rõ khối thoát vị chuyển động khi trẻ chạy nhảy.
• Khi chạm, nắn vào vùng phồng sờ được túi thoát vị, khối thoát vị mềm, nắn không đau, có thể đẩy khối thoát vị di chuyển.
• Khi khối thoát vị bị nghẹt, không trở lại ổ bụng, vùng u phồng có thể sưng đau, bụng trướng; gây táo bón; trẻ quấy khóc; nôn hoặc buồn nôn.
Các biến chứng do thoát vị bẹn ở trẻ em gây nên:
Thoát vị bẹn ở trẻ em gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ và gây ra biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Có thể kể đến như:
• Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, bị táo bón dẫn đến không đi đại tiện được, trẻ chậm lớn
• Bệnh trực tiếp ảnh hưởng đến tinh hoàn bé trai: xoắn tinh hoàn, teo tình hoàn
• Đối với bé gái: ảnh hưởng đến tử cung, buồng trứng,..
• Ruột không chui về ổ bụng được, bị kẹt tại vùng cổ túi hoặc kẹt do bị xoắn. Máu không thể lưu thông làm cho ruột bị hoại tử
Điều trị thoát vị bẹn và độ tuổi nào phẫu thuật được?
Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất để khắc phục thoát vị bẹn. Phẫu thuật có thể được thực hiện theo hai phương pháp chính là phẫu thuật mổ mở và phẫu thuật nội soi. Đối với thoát vị bẹn, phẫu thuật nội soi là phương pháp được ưa chuộng hơn cả, bởi tính an toàn và hiệu quả của nó. Thoát vị bẹn cần được phẫu thuật sớm, ngay từ lúc phát hiện ra bệnh để ngăn chặn những biến chứng. Mọi lứa tuổi đều có thể làm phẫu thuật này, đường mổ nhỏ khoảng 3 - 4 cm ở vùng nếp gấp bẹn, rất khó thấy và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Thông qua việc sử dụng các thiết bị nội soi, các bác sĩ có thể tiếp cận và điều trị các vết thoát vị một cách chính xác và an toàn.
Thường thì phẫu thuật này mất khoảng 1 tiếng, bệnh nhân có thể về trong ngày và không cần phải nghỉ dưỡng quá lâu. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ các chỉ đạo của bác sĩ để hồi phục nhanh chóng và tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Trong quá trình điều trị thoát vị bẹn, việc lựa chọn một đội ngũ y tế chuyên nghiệp và có kinh nghiệm là rất quan trọng. Bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ thông tin về các cơ sở y tế và các bác sĩ chuyên khoa để có thể lựa chọn được đơn vị phù hợp nhất.
Phòng ngừa mắc thoát vị bẹn trẻ:
Nếu không phải mắc bệnh do bẩm sinh thì phụ huynh hoàn hoàn toàn có thể phòng tránh nguy cơ mắc bệnh cho trẻ bằng cách:
• Xây dựng chế độ ăn cho trẻ cân bằng, với nhiều rau xanh và chất xơ, trái cây.
• Cho trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày để giảm, tránh táo bón.
• Hạn chế, tránh để trẻ chơi các trò chơi hay gây áp lực lớn lên vùng bụng.
• Bố mẹ cần thường xuyên cho trẻ khám sức khỏe định kì để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
Thoát vị bẹn tuy không phổ biến như các bệnh lý khác về tiêu hóa, nhưng thoát vị bẹn lại gây ra nhiều vấn đề phức tạp nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh cần quan sát trẻ từ những biểu hiện nhỏ nhất để có thể phát hiện và điều trị kịp thời; tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ.
Trong những tháng cuối thai kỳ, ống phúc tinh mạc của trẻ sẽ đóng lại. Trường hợp khi ống phúc tinh mạc không đóng, gây ra thoát vị bẹn ở trẻ. Bên cạnh đó, thoát vị bẹn cũng có thể hình thành trong quá trình trẻ rặn quá nhiều sau một đợt táo bón hoặc ho liên tục thời gian dài.
Trẻ có thể bị thoát vị bẹn ở một bên hoặc cả hai bên, tỷ lệ bị thoát vị bẹn bên phải nhiều hơn bên trái. Thoát vị bẹn ở trẻ biểu hiện như thế nào?
• Ở vùng bẹn của trẻ xuất hiện khối u phồng. Với bé trai, khối phồng có thể lan đến vùng bìu; còn ở bé gái có thể lan tới vùng mu - môi lớn. Nếu trẻ nằm yên, nằm ngửa thì rất khó để phát hiện khối phồng vì khi đó khối phồng thoát vị (dịch ổ bụng hoặc ruột) lại chui về ổ bụng, vùng bẹn trở về trạng thái bình thường.
Khối u phồng sẽ tăng lên về kích thước khi trẻ vận động mạnh: chạy nhảy, ho, quấy khóc hoặc rặn. Khi đó, có thể nhìn rõ khối thoát vị chuyển động khi trẻ chạy nhảy.
• Khi chạm, nắn vào vùng phồng sờ được túi thoát vị, khối thoát vị mềm, nắn không đau, có thể đẩy khối thoát vị di chuyển.
• Khi khối thoát vị bị nghẹt, không trở lại ổ bụng, vùng u phồng có thể sưng đau, bụng trướng; gây táo bón; trẻ quấy khóc; nôn hoặc buồn nôn.
Các biến chứng do thoát vị bẹn ở trẻ em gây nên:
Thoát vị bẹn ở trẻ em gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ và gây ra biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Có thể kể đến như:
• Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, bị táo bón dẫn đến không đi đại tiện được, trẻ chậm lớn
• Bệnh trực tiếp ảnh hưởng đến tinh hoàn bé trai: xoắn tinh hoàn, teo tình hoàn
• Đối với bé gái: ảnh hưởng đến tử cung, buồng trứng,..
• Ruột không chui về ổ bụng được, bị kẹt tại vùng cổ túi hoặc kẹt do bị xoắn. Máu không thể lưu thông làm cho ruột bị hoại tử
Điều trị thoát vị bẹn và độ tuổi nào phẫu thuật được?
Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất để khắc phục thoát vị bẹn. Phẫu thuật có thể được thực hiện theo hai phương pháp chính là phẫu thuật mổ mở và phẫu thuật nội soi. Đối với thoát vị bẹn, phẫu thuật nội soi là phương pháp được ưa chuộng hơn cả, bởi tính an toàn và hiệu quả của nó. Thoát vị bẹn cần được phẫu thuật sớm, ngay từ lúc phát hiện ra bệnh để ngăn chặn những biến chứng. Mọi lứa tuổi đều có thể làm phẫu thuật này, đường mổ nhỏ khoảng 3 - 4 cm ở vùng nếp gấp bẹn, rất khó thấy và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Thông qua việc sử dụng các thiết bị nội soi, các bác sĩ có thể tiếp cận và điều trị các vết thoát vị một cách chính xác và an toàn.
Thường thì phẫu thuật này mất khoảng 1 tiếng, bệnh nhân có thể về trong ngày và không cần phải nghỉ dưỡng quá lâu. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ các chỉ đạo của bác sĩ để hồi phục nhanh chóng và tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Trong quá trình điều trị thoát vị bẹn, việc lựa chọn một đội ngũ y tế chuyên nghiệp và có kinh nghiệm là rất quan trọng. Bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ thông tin về các cơ sở y tế và các bác sĩ chuyên khoa để có thể lựa chọn được đơn vị phù hợp nhất.
Phòng ngừa mắc thoát vị bẹn trẻ:
Nếu không phải mắc bệnh do bẩm sinh thì phụ huynh hoàn hoàn toàn có thể phòng tránh nguy cơ mắc bệnh cho trẻ bằng cách:
• Xây dựng chế độ ăn cho trẻ cân bằng, với nhiều rau xanh và chất xơ, trái cây.
• Cho trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày để giảm, tránh táo bón.
• Hạn chế, tránh để trẻ chơi các trò chơi hay gây áp lực lớn lên vùng bụng.
• Bố mẹ cần thường xuyên cho trẻ khám sức khỏe định kì để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
Thoát vị bẹn tuy không phổ biến như các bệnh lý khác về tiêu hóa, nhưng thoát vị bẹn lại gây ra nhiều vấn đề phức tạp nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh cần quan sát trẻ từ những biểu hiện nhỏ nhất để có thể phát hiện và điều trị kịp thời; tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng