Kỷ luật, mắng nhiếc vô dụng với trẻ

- Khi trẻ phạm lỗi, nhiều bậc cha mẹ thường quát mắng, la ó con cái, khiến chúng cảm thấy sợ hãi, hoặc có những hành vi chống trả. Đây không phải là những dấu hiệu tốt trong sự phát triển của một đứa trẻ, và các chuyên gia cho biết quát mắng không phải là cách để giải quyết vấn đề của trẻ.
Nuôi dạy con cái là cả một hành trình dài đằng đẵng, đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại. Dùng cách quát tháo không phải là cách giải quyết, mà cha mẹ cần phải hiểu vì sao trẻ lại không nghe lời mình và lý giải tại sao càng kỷ luật, trẻ lại càng phá.
Trẻ sợ hãi và kích hoạt chế độ bảo vệ
Về cơ bản, việc cha mẹ quát mắc là cách để giải tỏa cơn giận của cha mẹ, chứng không phải nhằm giúp con tốt lên, cũng như không phải là cách để giúp con thay đổi hành vi ứng xử của mình. 
xuc pham con1 1867
Khi trẻ lâm vào tình trạng bất lợi, trong trường hợp này là bị phụ huynh mắng nhiếc, trẻ sẽ kích hoạt chế độ “fight or fly" (chiến hoặc chạy) để tự vệ. Các trung tâm liên quan đến việc học tập trong não sẽ ngừng hoạt động, nhường chỗ cho việc xử lý tình huống để làm sao thoát khỏi tình cảnh này.
Đây là một phản ứng sinh lý hoàn toàn bình thường, xảy ra khi não bộ cho rằng có mối đe dọa nào đến nó.
Như vậy, khi bạn la mắng, con của bạn sẽ không học được điều gì vì đối với não của trẻ, nó là những mối đe dọa bên ngoài nên sẽ thiết lập trạng thái phòng thủ.
Thay vì thế, bạn nên giao tiếp với trẻ 1 cách bình tĩnh thì trẻ mới học được bài học mà người lớn đang dạy mình.
cach ky luat con
Trẻ cảm thấy mất giá trị khi bị quát
Mong muốn được cảm nhận sự kết nối và sự trân trọng là điều tự nhiên của con người. Cảm giác mình được đánh giá cao là một cách để đo lường giá trị cá nhân và xác định mức độ quan trọng của mình trong xã hội. 
Khi chúng ta trải qua sự chỉ trích hay quát mắng, thường cảm thấy mình tự ti và đặt ra những câu hỏi về khả năng của bản thân. Quát mắng có thể nhanh chóng làm cho người khác cảm thấy họ không đáng giá. Trẻ cũng tương tự như vậy. Con cái của chúng ta không nên bao giờ cảm thấy họ là kẻ thù của cha mẹ.
Nguy cơ trẻ trầm cảm vì bị quát mắng quá nhiều
Quát mắng trẻ khiến trẻ bị trầm cảm vì một số lý do, bao gồm:
Tạo cảm giác sợ hãi và bất an: Quát mắng có thể khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và bất an. Trẻ có thể cảm thấy rằng mình đang bị đe dọa hoặc tấn công. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy cô đơn, lạc lõng và không được yêu thương.
xuc pham con1 1867
Gây tổn thương lòng tự trọng: Quát mắng có thể khiến trẻ cảm thấy mình là người xấu hoặc không tốt. Trẻ có thể bắt đầu tin rằng mình không xứng đáng được yêu thương hoặc được chấp nhận. Điều này có thể dẫn đến suy giảm lòng tự trọng và cảm giác tự ti.
Gây khó khăn trong việc hình thành mối quan hệ: Quát mắng có thể khiến trẻ khó hình thành mối quan hệ lành mạnh với người khác. Trẻ có thể trở nên khép kín và khó tin tưởng người khác. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về giao tiếp và tương tác xã hội.
Ngoài ra, quát mắng cũng có thể làm tăng nguy cơ trẻ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như lo lắng, rối loạn ăn uống và rối loạn nhân cách.
Quát mắng lâu dài ảnh hưởng đến trẻ lâu dài
Theo nghiên cứu, những đứa trẻ thường xuyên bị kỷ luật, quát mắng thường có thành tích học tập kém, các hành vi không chuẩn mực và thậm chí là phạm pháp. Quát mắng cũng được chứng minh là một cách thức tra tấn tinh thần, có những tác động tương tự như là những hình phạt về thể xác.
photo 1 1655300201096635350957 1655374585173 16553745857441699953807 38 0 431 750 crop 16553746634941112770479
Trẻ không thể gắn kết với cha mẹ
Sự chỉ trích có thể phá vỡ mối quan hệ giữa bạn và con cái, gây ra xung đột và làm cho con cảm thấy như bạn không ở trong phe của họ. Trẻ em có thể tránh xa các tương tác ở những nơi họ bị quát mắng, vì họ cảm thấy tình thế thách thức, tự bảo vệ và mất kết nối với cha mẹ.
Giận dữ sẽ vẫn sinh ra giận dữ. Trẻ sẽ rất khó điều chỉnh cảm xúc nếu như liên tục bị quát mắng mà cha mẹ lại không chỉ cho trẻ cách để cân bằng. Do đó, la mắng sẽ không có tác dụng, mà cha mẹ cần phải thông cảm với con, chia sẻ và nói chuyện gần gũi để dần tháo gỡ vấn đề.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây