Thịt cóc có thực sự tốt như lời đồn?
2023-08-30T07:39:00+07:00 2023-08-30T07:39:00+07:00 https://songkhoe360.vn/canh-bao/thit-coc-co-thuc-su-tot-nhu-loi-don-1993.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_08/1-3-1044057.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
30/08/2023 07:39 | Cảnh báo
-
Theo kinh nghiệm dân gian, việc cho trẻ biếng ăn, gầy yếu ăn thịt cóc có thể giúp tăng cân. Thực hư ra sao?
Tuy nhiên, Ths.Bs dinh dưỡng Đoàn Thị Lan (Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2 - Hà Nội) cho rằng đây là quan điểm cũ và không được khoa học chứng minh.
Việc bổ sung đa dạng các loại thịt trong khẩu phần ăn của trẻ là quan trọng hơn nhiều so với việc tập trung vào một loại thực phẩm nhất định. Việc chế biến thịt cóc khá khó và cũng chưa có chứng minh khoa học thịt cóc bổ dưỡng hơn các loại thịt khác. Ngoài ra, thịt cóc còn có thể gây dị ứng và ngộ độc với trẻ nếu không được xử lý và chế biến đúng cách.
Độc tố của cóc là hợp chất Bufotoxin, có ở một số bộ phận cơ thể như nhựa cóc, trong gan và buồng trứng. Do đó, nếu muốn cho trẻ ăn thịt cóc, cần phải được xử lý và chế biến bởi các chuyên gia, những người có kinh nghiệm. Từng có rất nhiều trường hợp ba mẹ, người thân tự ý chế biến thịt cóc cho con cháu mình sử dụng và hậu quả dẫn đến những điều đáng tiếc.
Hiện nay, chúng ta có rất nhiều loại thịt khác và thịt cóc không phải loại thịt quá thần thánh. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo ba mẹ nên bổ sung đa dạng các loại thịt vào khẩu phần ăn của trẻ để giúp con phát triển toàn diện.
Việc này sẽ giúp trẻ cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể mà không gây ra các tác hại không mong muốn.
Việc bổ sung đa dạng các loại thịt trong khẩu phần ăn của trẻ là quan trọng hơn nhiều so với việc tập trung vào một loại thực phẩm nhất định. Việc chế biến thịt cóc khá khó và cũng chưa có chứng minh khoa học thịt cóc bổ dưỡng hơn các loại thịt khác. Ngoài ra, thịt cóc còn có thể gây dị ứng và ngộ độc với trẻ nếu không được xử lý và chế biến đúng cách.
Độc tố của cóc là hợp chất Bufotoxin, có ở một số bộ phận cơ thể như nhựa cóc, trong gan và buồng trứng. Do đó, nếu muốn cho trẻ ăn thịt cóc, cần phải được xử lý và chế biến bởi các chuyên gia, những người có kinh nghiệm. Từng có rất nhiều trường hợp ba mẹ, người thân tự ý chế biến thịt cóc cho con cháu mình sử dụng và hậu quả dẫn đến những điều đáng tiếc.
Hiện nay, chúng ta có rất nhiều loại thịt khác và thịt cóc không phải loại thịt quá thần thánh. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo ba mẹ nên bổ sung đa dạng các loại thịt vào khẩu phần ăn của trẻ để giúp con phát triển toàn diện.
Việc này sẽ giúp trẻ cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể mà không gây ra các tác hại không mong muốn.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng