Hệ miễn dịch bị rối loạn sẽ gây ra hậu quả gì?
2023-07-14T14:09:00+07:00 2023-07-14T14:09:00+07:00 https://songkhoe360.vn/canh-bao/he-mien-dich-bi-roi-loan-se-gay-ra-hau-qua-gi-1659.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_07/he-mien-dich-bi-roi-loan-se-gay-ra-hau-qua-gi-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
14/07/2023 14:09 | Cảnh báo
-
Hệ thống miễn dịch có vai trò vô cùng quan trọng giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, có đến hơn 80 loại rối loạn tự miễn dịch và bất cứ ai cũng có khả năng mắc các bệnh này. Vậy làm thế nào để nhận biết chúng?
Bệnh tự miễn dịch là một loại bệnh mà hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và tàn phá các tế bào và mô trong cơ thể khi nhầm lẫn chúng với các chất lạ hoặc bất thường. Trong trường hợp này, hệ thống miễn dịch phản ứng không đúng với các cơ quan và mô của cơ thể, gây ra viêm, tổn thương cơ thể và các triệu chứng bệnh khác.
Sau đây là một số bệnh tự miễn dịch phổ biến mà bạn nên biết. 1. Lupus
Lupus, hay còn được gọi là bệnh lupus ban đỏ, là một bệnh tự miễn dịch mãn tính và có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và mô của cơ thể. Bệnh này thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là trong độ tuổi sinh sản (từ 15 đến 45 tuổi), nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới và trẻ em.
Lupus tấn công da, khớp, mạch máu hoặc cơ quan nội tạng, gây viêm, phát ban đỏ hệ thống, … Đặc điểm nổi bật nhất của nó là phát ban hình cánh bướm trên má và mũi. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm mệt mỏi, đau, sưng khớp, rụng tóc, thiếu máu, loét miệng, rụng tóc, phát ban da và sốt.
2. Bệnh đa xơ cứng
Bệnh đa xơ cứng là một bệnh tự miễn dịch và kháng thể gây tổn thương cho hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh này là kết quả của quá trình viêm và sẹo hóa trong các vùng não và tủy sống, gây ra các triệu chứng như mất cân bằng và khó đi lại, rối loạn thị giác, suy giảm chức năng cơ, vấn đề về thận và bàng quang hay mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ, …
Một số yếu tố như di truyền, vi-rút Epstein-Barr (EBV) và các yếu tố môi trường là nguy cơ gây ra bệnh này. Không có cách chữa khỏi bệnh MS, nhưng việc điều trị có thể giúp giảm số lần tái phát, trì hoãn sự tiến triển của bệnh, … 3. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch mạn tính, ảnh hưởng đến khớp và có thể gây tổn thương xương, sụn và mô mềm xung quanh khớp. Loại viêm khớp này chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp ở bàn tay, cổ tay và đầu gối dẫn đến các cơn đau, mất thăng bằng, biến dạng khớp,… rất bất tiện trong cuộc sống.
Các yếu tố gây ra viêm khớp dạng thấp bao gồm hút thuốc, di truyền và bệnh phổi.
4. Bệnh Graves
Bệnh Graves, hay còn được gọi là bướu cổ đa hình là một bệnh tự miễn dịch ảnh hưởng đến tuyến giáp (tuyến sản xuất hormone giúp điều chỉnh tốc độ chuyển hóa trong cơ thể). Bệnh Graves thường gây ra sự tăng sản hormon tuyến giáp quá mức, gây ra các triệu chứng như nhịp tim nhanh, căng thẳng hoặc khó chịu, đi tiểu thường xuyên, giảm cân, các vấn đề về giấc ngủ,… 5. Bệnh tiểu đường loại 1
Bệnh tiểu đường loại 1 là một bệnh tự miễn dịch mà hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy tuyến tụy. Ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin, một hormone cần thiết để điều chỉnh mức đường trong máu, dẫn đến tình trạng tăng đường huyết, gây mờ mắt, khát nước, mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên, tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân, giảm cân,…
6. Bệnh celiac
Bệnh celiac, còn được gọi là rối loạn dị ứng gluten, là một bệnh tự miễn dịch gây ra tiêu chảy dài hạn xảy ra do phản ứng miễn dịch với gluten (thường được tìm thấy trong ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, và lúa non,…). Khi người bị celiac tiêu thụ gluten, hệ miễn dịch sẽ tấn công tầng biểu bì ruột non, gây tổn thương và làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm.
Bệnh celiac có xu hướng di truyền trong gia đình. Nếu cha mẹ, con cái hoặc anh chị em mắc chứng rối loạn này, bạn có 4% đến 15% khả năng mắc bệnh celiac. Trên đây là một số bệnh tự miễn dịch thường gặp mà bạn nên biết. Nhiều tình trạng trong số này không thể chữa khỏi mà chỉ có thể điều trị giúp giảm sự phát triển của bệnh. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, tốt nhất mỗi người hãy duy trì một thói quen sống lành mạnh, tránh căng thẳng, tránh tiếp xúc với các chất gây kích thích miễn dịch như thuốc lá, hóa chất độc hại, tia tử ngoại,…
Sau đây là một số bệnh tự miễn dịch phổ biến mà bạn nên biết. 1. Lupus
Lupus, hay còn được gọi là bệnh lupus ban đỏ, là một bệnh tự miễn dịch mãn tính và có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và mô của cơ thể. Bệnh này thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là trong độ tuổi sinh sản (từ 15 đến 45 tuổi), nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới và trẻ em.
Lupus tấn công da, khớp, mạch máu hoặc cơ quan nội tạng, gây viêm, phát ban đỏ hệ thống, … Đặc điểm nổi bật nhất của nó là phát ban hình cánh bướm trên má và mũi. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm mệt mỏi, đau, sưng khớp, rụng tóc, thiếu máu, loét miệng, rụng tóc, phát ban da và sốt.
2. Bệnh đa xơ cứng
Bệnh đa xơ cứng là một bệnh tự miễn dịch và kháng thể gây tổn thương cho hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh này là kết quả của quá trình viêm và sẹo hóa trong các vùng não và tủy sống, gây ra các triệu chứng như mất cân bằng và khó đi lại, rối loạn thị giác, suy giảm chức năng cơ, vấn đề về thận và bàng quang hay mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ, …
Một số yếu tố như di truyền, vi-rút Epstein-Barr (EBV) và các yếu tố môi trường là nguy cơ gây ra bệnh này. Không có cách chữa khỏi bệnh MS, nhưng việc điều trị có thể giúp giảm số lần tái phát, trì hoãn sự tiến triển của bệnh, … 3. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch mạn tính, ảnh hưởng đến khớp và có thể gây tổn thương xương, sụn và mô mềm xung quanh khớp. Loại viêm khớp này chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp ở bàn tay, cổ tay và đầu gối dẫn đến các cơn đau, mất thăng bằng, biến dạng khớp,… rất bất tiện trong cuộc sống.
Các yếu tố gây ra viêm khớp dạng thấp bao gồm hút thuốc, di truyền và bệnh phổi.
4. Bệnh Graves
Bệnh Graves, hay còn được gọi là bướu cổ đa hình là một bệnh tự miễn dịch ảnh hưởng đến tuyến giáp (tuyến sản xuất hormone giúp điều chỉnh tốc độ chuyển hóa trong cơ thể). Bệnh Graves thường gây ra sự tăng sản hormon tuyến giáp quá mức, gây ra các triệu chứng như nhịp tim nhanh, căng thẳng hoặc khó chịu, đi tiểu thường xuyên, giảm cân, các vấn đề về giấc ngủ,… 5. Bệnh tiểu đường loại 1
Bệnh tiểu đường loại 1 là một bệnh tự miễn dịch mà hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy tuyến tụy. Ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin, một hormone cần thiết để điều chỉnh mức đường trong máu, dẫn đến tình trạng tăng đường huyết, gây mờ mắt, khát nước, mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên, tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân, giảm cân,…
6. Bệnh celiac
Bệnh celiac, còn được gọi là rối loạn dị ứng gluten, là một bệnh tự miễn dịch gây ra tiêu chảy dài hạn xảy ra do phản ứng miễn dịch với gluten (thường được tìm thấy trong ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, và lúa non,…). Khi người bị celiac tiêu thụ gluten, hệ miễn dịch sẽ tấn công tầng biểu bì ruột non, gây tổn thương và làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm.
Bệnh celiac có xu hướng di truyền trong gia đình. Nếu cha mẹ, con cái hoặc anh chị em mắc chứng rối loạn này, bạn có 4% đến 15% khả năng mắc bệnh celiac. Trên đây là một số bệnh tự miễn dịch thường gặp mà bạn nên biết. Nhiều tình trạng trong số này không thể chữa khỏi mà chỉ có thể điều trị giúp giảm sự phát triển của bệnh. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, tốt nhất mỗi người hãy duy trì một thói quen sống lành mạnh, tránh căng thẳng, tránh tiếp xúc với các chất gây kích thích miễn dịch như thuốc lá, hóa chất độc hại, tia tử ngoại,…
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng