Cảnh báo chị em trước khi đi xăm môi
2023-07-18T17:22:24+07:00 2023-07-18T17:22:24+07:00 https://songkhoe360.vn/canh-bao/canh-bao-chi-em-truoc-khi-di-xam-moi-1682.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_07/canh-bao-chi-em-truoc-khi-di-xam-moi-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
18/07/2023 08:05 | Cảnh báo
-
Trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, người mắc các bệnh nền nguy hiểm… có nguy cơ để lại biến chứng cao nên xăm môi.
Xăm môi là một phương pháp làm đẹp đang ngày càng trở nên phổ biến hiện nay, vừa giúp tiết kiệm thời gian, công sức lại luôn giữ được dáng môi hồng hào, căng mọng, rạng rỡ suốt cả ngày.
Tuy nhiên, như bất kỳ quy trình thẩm mỹ nào, xăm môi cũng có thể gặp một số rủi ro và biến chứng mà chị em nên tìm hiểu trước để tránh ảnh hưởng đến vẻ đẹp của mình.
Những đối tượng nào không nên xăm môi?
Gần đây, xuất hiện những trường hợp bệnh nhân nữ 15 tuổi đến xăm môi tại một cơ sở thẩm mỹ. Tuy nhiên, do dị ứng mực xăm, bệnh nên đã bị nhiễm Herpes dẫn đến môi bị sưng, mưng mủ, chảy dịch vô cùng đau nhức. Việc này có thể dẫn đến nguy cơ môi bị sẹo vĩnh viễn, khó có thể hồi phục được.
Đây là một trường hợp cảnh tỉnh cho những trẻ em dưới 18 tuổi khi đi xăm môi hay phẫu thuật thẩm mỹ vì đây là giai đoạn phát triển vô cùng quan trọng, cơ thể có những biến đổi về thể chất do đó không phù hợp với việc thay đổi hay áp dụng bất kỳ một thủ thuật nào lên khuôn mặt.
Ngoài ra, một số đối tượng cần lưu ý không nên xăm môi bao gồm:
- Phụ nữ mang thai: do việc xăm tiềm ẩn rủi ro nhiễm trùng và dị ứng. Trong giai đoạn thai kỳ, hệ miễn dịch và hệ nội tiết của phụ nữ có thể thay đổi, làm tăng nguy cơ gây biến chứng.
- Phụ nữ đang cho con bú: việc tiếp xúc với các chất hóa học có thể gây hại cho trẻ nhỏ thông qua sữa mẹ.
- Người mắc các bệnh như bệnh tim, suy giảm miễn dịch, tiểu đường…: một số bệnh nền này có thể làm gia tăng rủi ro nhiễm trùng và kiềm chế quá trình lành sẹo trên môi.
- Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với chất liệu xăm: như ví dụ ở trên, nếu bạn bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các chất liệu xăm môi như mực xăm, hóa chất xăm, bạn nên tránh việc xăm môi để tránh nguy cơ phản ứng dị ứng và viêm nhiễm nghiêm trọng. 4 nguy cơ biến chứng khi xăm môi mà bạn nên biết
Mặc dù là một phương pháp làm đẹp tiện lợi, nhưng xăm môi không phải lúc nào cũng an toàn và thành công. Một số nguy cơ biến chứng bạn có thể gặp bao gồm:
- Nguy cơ nhiễm khuẩn: Quá trình đưa kim vào da có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Nếu không tuân thủ quy trình vệ sinh và sử dụng vật liệu không đủ an toàn, có thể xảy ra viêm da, viêm nhiễm máu và các vấn đề sức khỏe khác.
- Tiềm ẩn bệnh lây lan: Nếu dụng cụ xăm không được làm sạch và tiệt trùng đúng cách sẽ có nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm như viêm gan, HIV, herpes, …
- Nguy cơ dị ứng: Một số người có thể phản ứng dị ứng với mực xăm hoặc các chất hóa học có trong quá trình xăm. Dị ứng có thể gây ra tình trạng ngứa, sưng, viêm nhiễm và kích ứng da.
- Nguy cơ để lại sẹo: Quá trình xăm môi có thể gây tổn thương cho da, và trong một số trường hợp, nếu kỹ thuật không chính xác hoặc do phản ứng của cơ thể mà quá trình lành sẹo không diễn ra bình thường sẽ nguy cơ gây ra sẹo trên môi vĩnh viễn. Một số biện pháp giúp giảm nguy cơ biến chứng khi xăm môi
Để giảm nguy cơ biến chứng sau khi xăm môi, hãy lưu ý 4 điều sau đây nếu bạn quyết định đi xăm để làm đẹp cho bản thân:
Chọn một cơ sở uy tín, đảm bảo tuân thủ các quy trình vệ sinh và an toàn
Sử dụng vật liệu xăm môi mới và không tái sử dụng
Đảm bảo vùng da xăm được làm sạch và tiệt trùng đúng cách trước, trong và sau quá trình xăm.
Tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau xăm môi, bao gồm việc giữ vùng xăm sạch khô, tránh tiếp xúc với nước và chất lỏng không sạch, và không cạo hoặc kéo vùng da xăm. Chắc hẳn ai ai cũng muốn có thể duy trì vẻ đẹp của bản thân bằng những phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, đối với những người muốn xăm môi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước xem bạn có phù hợp để xăm môi hay không trước khi quyết định đánh cược vẻ đẹp của mình vào một quyết định trong phút chốc.
Tuy nhiên, như bất kỳ quy trình thẩm mỹ nào, xăm môi cũng có thể gặp một số rủi ro và biến chứng mà chị em nên tìm hiểu trước để tránh ảnh hưởng đến vẻ đẹp của mình.
Những đối tượng nào không nên xăm môi?
Gần đây, xuất hiện những trường hợp bệnh nhân nữ 15 tuổi đến xăm môi tại một cơ sở thẩm mỹ. Tuy nhiên, do dị ứng mực xăm, bệnh nên đã bị nhiễm Herpes dẫn đến môi bị sưng, mưng mủ, chảy dịch vô cùng đau nhức. Việc này có thể dẫn đến nguy cơ môi bị sẹo vĩnh viễn, khó có thể hồi phục được.
Đây là một trường hợp cảnh tỉnh cho những trẻ em dưới 18 tuổi khi đi xăm môi hay phẫu thuật thẩm mỹ vì đây là giai đoạn phát triển vô cùng quan trọng, cơ thể có những biến đổi về thể chất do đó không phù hợp với việc thay đổi hay áp dụng bất kỳ một thủ thuật nào lên khuôn mặt.
Ngoài ra, một số đối tượng cần lưu ý không nên xăm môi bao gồm:
- Phụ nữ mang thai: do việc xăm tiềm ẩn rủi ro nhiễm trùng và dị ứng. Trong giai đoạn thai kỳ, hệ miễn dịch và hệ nội tiết của phụ nữ có thể thay đổi, làm tăng nguy cơ gây biến chứng.
- Phụ nữ đang cho con bú: việc tiếp xúc với các chất hóa học có thể gây hại cho trẻ nhỏ thông qua sữa mẹ.
- Người mắc các bệnh như bệnh tim, suy giảm miễn dịch, tiểu đường…: một số bệnh nền này có thể làm gia tăng rủi ro nhiễm trùng và kiềm chế quá trình lành sẹo trên môi.
- Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với chất liệu xăm: như ví dụ ở trên, nếu bạn bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các chất liệu xăm môi như mực xăm, hóa chất xăm, bạn nên tránh việc xăm môi để tránh nguy cơ phản ứng dị ứng và viêm nhiễm nghiêm trọng. 4 nguy cơ biến chứng khi xăm môi mà bạn nên biết
Mặc dù là một phương pháp làm đẹp tiện lợi, nhưng xăm môi không phải lúc nào cũng an toàn và thành công. Một số nguy cơ biến chứng bạn có thể gặp bao gồm:
- Nguy cơ nhiễm khuẩn: Quá trình đưa kim vào da có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Nếu không tuân thủ quy trình vệ sinh và sử dụng vật liệu không đủ an toàn, có thể xảy ra viêm da, viêm nhiễm máu và các vấn đề sức khỏe khác.
- Tiềm ẩn bệnh lây lan: Nếu dụng cụ xăm không được làm sạch và tiệt trùng đúng cách sẽ có nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm như viêm gan, HIV, herpes, …
- Nguy cơ dị ứng: Một số người có thể phản ứng dị ứng với mực xăm hoặc các chất hóa học có trong quá trình xăm. Dị ứng có thể gây ra tình trạng ngứa, sưng, viêm nhiễm và kích ứng da.
- Nguy cơ để lại sẹo: Quá trình xăm môi có thể gây tổn thương cho da, và trong một số trường hợp, nếu kỹ thuật không chính xác hoặc do phản ứng của cơ thể mà quá trình lành sẹo không diễn ra bình thường sẽ nguy cơ gây ra sẹo trên môi vĩnh viễn. Một số biện pháp giúp giảm nguy cơ biến chứng khi xăm môi
Để giảm nguy cơ biến chứng sau khi xăm môi, hãy lưu ý 4 điều sau đây nếu bạn quyết định đi xăm để làm đẹp cho bản thân:
Chọn một cơ sở uy tín, đảm bảo tuân thủ các quy trình vệ sinh và an toàn
Sử dụng vật liệu xăm môi mới và không tái sử dụng
Đảm bảo vùng da xăm được làm sạch và tiệt trùng đúng cách trước, trong và sau quá trình xăm.
Tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau xăm môi, bao gồm việc giữ vùng xăm sạch khô, tránh tiếp xúc với nước và chất lỏng không sạch, và không cạo hoặc kéo vùng da xăm. Chắc hẳn ai ai cũng muốn có thể duy trì vẻ đẹp của bản thân bằng những phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, đối với những người muốn xăm môi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước xem bạn có phù hợp để xăm môi hay không trước khi quyết định đánh cược vẻ đẹp của mình vào một quyết định trong phút chốc.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng