Các biểu hiện chứng tỏ trẻ đã mắc tăng động giảm chú ý

29/09/2023 14:20 | Cảnh báo
- Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng rối loạn tăng động ở trẻ em sẽ xuất hiện khoảng 3% - 6% và một nửa số đó triệu chứng vẫn còn duy trì khi lớn lên. Độ tuổi dễ phát bệnh là khoảng từ 6 tuổi tới 12 tuổi ở trẻ em.
Bệnh rối loạn tăng động hay còn gọi với cái tên khác là tăng động giảm chú ý. Nó là một bệnh lý thường gặp là một hội chứng về tâm lý có thể biểu hiện qua các hành động thái quá, hấp tấp hay bốc đồng hơn mức bình thường, trẻ không thể tập trung vào một vấn đề, một việc hay không thể ngồi lâu trong một khoảng thời gian dài.
Một số dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ bị rối loạn tăng động:
141518 tang dong giam chu y
Đầu tiên là trẻ sẽ giảm chú ý:
• Trẻ không thể tập trung hay bị xao nhãng bởi những thứ xung quanh. Cùng với đó, trẻ thường thiếu kiên nhẫn hay không thể ngồi yên, cảm thấy nhàm chán khi tham gia các hoạt động mà trẻ không thích và có thái độ không phối hợp
• Trẻ sẽ dễ bị phân tâm bởi những sự việc hay âm thanh xung quanh mà bỏ quên những thứ mình đang làm. Bên cạnh đó, trẻ thường hay làm mất các vật dụng ( ví dụ như: đồ chơi, dụng cụ học tập,…)
• Trẻ thường hay có những hành động vội vã thiếu kiểm soát và không đề phòng những nguy hiểm rình rập có thể xảy ra với bản thân hay gây hại đến những người xung quanh.
• Trẻ có biểu hiện tăng động thường tự làm nhiều những hành động mang tính tự ý như: tự ý rời khỏi vị trí ngồi, leo trèo các khu vực không được phép, có thói quen xen ngang vào câu chuyện người khác và ăn nói cộc lốc
• Kèm theo đó trẻ thường rất khó trong việc đi vào giấc ngủ vì không thể nằm im hay không cử động tay chân
• Trẻ có dấu hiệu thích gây ồn ào hay làm phiền người khác, chơi các trò bạo lực.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị rối loạn tăng động 
Do gen di truyền: tăng động thường di truyền ở những người trong gia đình do gen đột biến gây nên
• Do mất cân bằng các chất dẫn truyền trong não bộ ở vùng trên hoặc trước não của trẻ dẫn đến trẻ bị rối loạn tăng động 
cham soc tre bi tang dong giam chu y
• Do yếu tố môi trường gây ra như: khi mẹ mang thai có thói quen hút thuốc lá hay thường xuyên hít phải khói thuốc cùng với đó là sử dụng các chất kích thích như rượu, bia… Hay trẻ sống trong môi trường ô nhiễm chì trước 6 tuổi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới mắc bệnh cao hơn
• Chế độ dinh dưỡng ở trẻ trong thời kỳ phát triển như trẻ bị nhạy cảm với một số chất trong thực phẩm, đường, thiếu kẽm hay acid béo cũng có thể dẫn tới hành vi rối loạn tăng động 
Cách điều trị bệnh rối loạn tăng động 
Bố mẹ có thể sử dụng thuốc( có sự chỉ dẫn của bác sĩ) kèm theo các liệu pháp tâm lý. Một số liệu pháp tâm lý có thể áp dụng như:
• Giáo dục hành vi cho con: Đây là liệu pháp được sử dụng nhiều và hiệu quả nhất đối với trẻ. Bố mẹ có thể phối hợp cùng thầy cô trên trường để cùng cái thiện hành vi của bé cả ở nhà lẫn trên trường.
• Không trách mắng, nặng lời hay chê bai trẻ: Đối với trẻ có bệnh lý thường có lòng tự trọng rất cao nên bố mẹ cần nhẹ nhàng với trẻ đặc biệt là khi có mặt người khác. Không nên tiếc lời khen cho trẻ khi có hành động đúng đắn điều đó khiến trẻ có thể cải thiện và tiến bộ rất nhiều
• Đối với trẻ, nên hứa khi chắc chắn làm được vì trẻ có thể cảm thấy chán nản hay thất vọng khi bố mẹ không làm được điều đã hứa 
cham soc tre tang dong giam chu y 2 1
• Đối với các hoạt động ngoài trời bố mẹ nên khuyến khích và động viên trẻ tham gia để rèn luyện khả năng tập trung và tính kỷ luật cho trẻ
Một số biện pháp phòng trẻ bị rối loạn tăng động:
• Bố mẹ tạo cho trẻ thói quen ngủ nghỉ đúng giờ, ăn uống đầy đủ
• Cho trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao mỗi ngày như: bóng đá, bơi lội, cầu lông, võ,… để trẻ được giải tỏa căng thẳng sau giờ học và hoà đồng với bạn bè hơn
• Trò chuyện vui chơi cùng trẻ tránh để cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử
• Cùng trẻ xây dựng thời gian biểu để đưa trẻ vào nề nếp 
• Tuyên dương, dành lời khen động viên cho trẻ khi có những hành vi tốt kèm theo những món quà (có thể theo sở thích hoặc đồ dùng thiết yếu kích thích trẻ phát triển)
Tóm lại, để tránh trẻ không bị rối loạn tăng động bố mẹ cần quan tâm và chơi với trẻ nhiều hơn để trẻ có thể cảm nhận được tình cảm gia đình và phát triển toàn diện.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây