Viêm đường tiết niệu nguy hiểm như thế nào và cách phòng tránh và điều trị

28/01/2023 06:43 | Bệnh thường gặp
- Hệ tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo; chịu trách nhiệm lọc máu, bài tiết nước tiểu và chất độc ra bên ngoài. Viêm đường tiết niệu gây ảnh hưởng lên toàn bộ hệ tiết niệu như suy giảm các chức năng hệ bài tiết, gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hệ tiết niệu, ... và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Viêm đường tiết niệu đang trở nên phổ biến, ở cả nam hay nữ giới thì nếu có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Bệnh viêm đường tiết niệu gây ra nhiều trở ngại trong sinh hoạt, đời sống. Cùng tìm hiểu về viêm đường tiết niệu và cách để phòng tránh mắc bệnh cùng Sống Khỏe 360.

     Viêm đường tiết niệu là gì?

     Viêm đường tiết niệu là tình trạng hệ thống đường tiết niệu bị viêm, nhiễm do vi khuẩn hay nấm xâm nhập, tấn công. Vi khuẩn đi ngược dòng từ niệu đạo thường gây viêm niệu đạo, bàng quang trước. Ngược lại, vi khuẩn đi theo đường máu và đường bạch huyết gây nhiễm khuẩn nhu mô thận rồi mới ra nước tiểu gây viêm đường tiết niệu thấp.

     Nguyên nhân gây viêm niệu đạo

     Ở nam giới: viêm niệu đạo có thể do người bệnh có tiểu sử mắc các bệnh nam khoa như dài – hẹp bao quy đầu, từ đó khiến bao quy đầu bị viêm nhiễm rồi lây lan sang niệu đạo.

     Ở nữ giới: mắc phải các bệnh viêm phụ khoa trước đó, hoặc do lây nhiễm bệnh bởi bạn tình khi quan hệ không có biện pháp an toàn.

Ngoài ra, viêm niệu đạo cũng có thể do các nguyên nhân sau: vệ sinh cá nhân sai cách, dùng các loại chất tẩy rửa mạnh; mặc quần áo quá chật, quan hệ tình dục quá thô bạohay thậm chí là thủ dâm quá đà… đều gây kích ứng, gây viêm niệu đạo.
                

      VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ      VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ


     Triệu chứng của viêm đường tiết niệu

     - Tiểu nhiều, tiểu đau, tiểu rát: người mắc viêm niệu đạo có tần suất đi vệ sinh nhiều hơn bình thường, lượng nước tiểu đi mỗi lần cũng ít hơn và đi kèm với đó là cảm giác đau, rát khó chịu.
     - Đau nhức vùng bụng, thắt lưng: viêm đường tiết niệu cũng gây nên đau bụng, cảm giác đau bụng dưới, đau thắt lưng gần giống với đau do bệnh về thận.
     - Tiểu ra máu hoặc ra mủ: đây là biểu hiện bệnh đã tới giai đoạn nguy hiểm. Nước tiểu hoà lẫn máu hoặc mủ do niệu đạo bị thương tổn nghiêm trọng.

     Điều trị viêm đường tiết niệu như thế nào?

     - Bệnh ở mức nhẹ: người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ (thuốc uống, thuốc rửa, thuốc tiêm) kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ sinh hoạt khoa học để cải thiện tình trạng nhiễm bệnh.
     - Bệnh chuyển biến nặng: khi bệnh chuyển biến nặng, việc sử dụng thuốc đã không còn hiệu quả, sử dụng Oxygene là phương pháp chiếu dòng điện cao tần tiêu diệt vi khuẩn sẽ là lựa chọn hiệu quả.

      Cách phòng tránh viêm niệu đạo:

     - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đảm bảo an toàn khi quan hệ tình dục.
     - Uống nhiều nước, tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin C (cam, bưởi,...) giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu.
     - Không nhịn đi tiểu – việc này có thể khiến nước tiểu ứ đọng, tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
     - Không nên mặc quần áo quá chật hoặc quần áo làm bằng chất liệu bí, nóng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra nhiều vấn đề trong đời sống sinh hoạt, khi nhận biết dấu hiệu của bệnh hãy đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây