Mẹo nhỏ trị ho tại nhà không dùng thuốc
2024-02-12T16:24:00+07:00 2024-02-12T16:24:00+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/meo-nho-tri-ho-tai-nha-khong-dung-thuoc-3360.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_02/meo-nho-tri-ho-tai-nha-khong-dung-thuoc-2.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
12/02/2024 16:24 | Bệnh thường gặp
-
Mùa đông tôi thường hay bị ho, nhưng uống thuốc mãi không khỏi. Có cách nào làm giảm ho mà không cần dùng thuốc không ạ?(Hằng, 27 tuổi, Bắc Giang)
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất gây kích ứng hoặc lạ ra khỏi đường hô hấp. Ho có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, bao gồm:
• Nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh, cúm, viêm phế quản, hoặc viêm phổi.
• Dị ứng, chẳng hạn như dị ứng phấn hoa, lông động vật, hoặc bụi.
• Trào ngược dạ dày thực quản, trong đó axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây kích ứng đường hô hấp.
• Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc ACE Inhibitors, được sử dụng để điều trị huyết áp cao.
Còn vào mùa đông, nguyên nhân gây ho chủ yếu là do khí lạnh, khô gây cảm cúm. Ho có thể gây ảnh hưởng lớn đến các công việc thường nhật hàng ngày, làm giảm năng suất lao động và gây phiền toái. Ngoài ra, nếu ho không được trị dứt điểm có thể gây ra tình trạng ho mãn tính, hoặc khò khè.
Thực tế, có một số mẹo cắt nhanh cơn ho đơn giản tại nhà bạn có thể áp dụng, và chúng đã được chứng minh có hiệu quả.
1. Uống thêm nước
Một phương pháp dễ thực hiện và an toàn để cải thiện triệu chứng ho là uống thêm nước để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Uống nước ấm không chỉ giúp làm cho chất nhầy loãng hơn, mà còn hỗ trợ loại đờm ra khỏi cơ thể thông qua miệng hoặc mũi. Điều này không chỉ giúp giảm khó chịu mà còn giúp người bệnh thay thế lượng nước đã mất vì đổ mồ hôi hoặc sổ mũi. Bình thường, chúng ta không chú trọng đến việc đủ nước mà chỉ khi cảm thấy khát mới uống. Điều này là không nên. Hàng ngày, mỗi người lớn cần phải uống ít nhất 1,5l nước lọc để duy trì cân bằng cho cơ thể.
2. Sử dụng mật ong
Mật ong từ trước đến nay được mệnh danh là thần dược chữa ho. Mật ong có độ nhớt cao và có tác dụng tương tự như các loại thuốc giảm ho. Khi sử dụng, mật ong tạo một lớp bảo vệ trên niêm mạc cổ họng, giúp giảm đau và ngứa ngáy.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal Archives of Pediatric and Adolescent Medicine chỉ ra rằng, mật ong là một phương pháp điều trị hiệu quả, giúp giảm tình trạng ho và cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ em. Ngoài ra, mật ong còn được biết đến với tính chất chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn, hỗ trợ trong việc ngăn chặn nhiễm trùng và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Tuy nhiên, đối với trẻ em dưới 1 tuổi, các chuyên gia cảnh bảo cấm dùng mật ong vì nó có thể gây nhiễm độc từ vi khuẩn tồn tại trong mật ong. Đây là rủi ro tiềm ẩn đối với tính mạng của trẻ, mặc dù trường hợp này khá hiếm.
3. Súc miệng bằng dung dịch nước muối ấm
Phương pháp này có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn, làm loãng chất nhầy trong cổ họng, giúp thông thoáng đường hô hấp, giảm sưng và kích ứng, từ đó giảm đau và thời gian cơn ho. 4. Gừng
Ngoài việc được sử dụng để điều trị buồn nôn và đau dạ dày, gừng cũng có khả năng làm dịu cơn ho. Một nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia Mỹ đã chỉ ra rằng gingerol - một hợp chất có nhiều trong gừng, có tác dụng ngăn chặn tăng phản ứng đường thở, một tình trạng dẫn đến các triệu chứng của bệnh hen suyễn, bao gồm cả ho.
Gừng còn chứa các hợp chất chống viêm, giúp giảm sưng tấy cổ họng. Trong trường hợp đang ho nhiều, việc sử dụng trà gừng là một lựa chọn hữu ích. 5. Hạn chế thức ăn có thể gây trào ngược axit
Trào ngược axit xuất hiện khi các chất trong dạ dày ngược lên cổ họng, gây kích ứng và cảm giác ho. Có tới 40% các trường hợp ho mãn tính được cho là do trào ngược axit.
Nếu trào ngược là nguyên nhân chính gây ho, người bệnh nên tránh các loại thực phẩm có khả năng gây trào ngược như cà phê, các nước uống có chất kích thích như bò húc, rượu bia, nước có ga, cam, quýt... 6. Sử dụng gối kê cao đầu khi đi ngủ
Ho thường trở nên nặng hơn vào ban đêm do tư thế nằm khiến chất nhầy bị giữ lại trong cổ họng thay vì được đẩy ra. Việc sử dụng gối kê cao đầu khi ngủ có thể giúp ngăn chặn tình trạng này, đồng thời giảm bớt triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Hầu hết các trường hợp ho thường tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không giảm đi, kèm theo những dấu hiệu như thở khò khè, sốt (cao hơn 38 độ), khó thở, đau ngực… người bệnh cần đến bác sĩ khám. Có thể đây không phải là các dấu hiệu của việc ho thông thường, mà có khả năng do xoang, hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi... hoặc những vấn đề liên quan đến tim mạch.
Songkhoe360 xin thông tin đến bạn.
• Nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh, cúm, viêm phế quản, hoặc viêm phổi.
• Dị ứng, chẳng hạn như dị ứng phấn hoa, lông động vật, hoặc bụi.
• Trào ngược dạ dày thực quản, trong đó axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây kích ứng đường hô hấp.
• Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc ACE Inhibitors, được sử dụng để điều trị huyết áp cao.
Còn vào mùa đông, nguyên nhân gây ho chủ yếu là do khí lạnh, khô gây cảm cúm. Ho có thể gây ảnh hưởng lớn đến các công việc thường nhật hàng ngày, làm giảm năng suất lao động và gây phiền toái. Ngoài ra, nếu ho không được trị dứt điểm có thể gây ra tình trạng ho mãn tính, hoặc khò khè.
Thực tế, có một số mẹo cắt nhanh cơn ho đơn giản tại nhà bạn có thể áp dụng, và chúng đã được chứng minh có hiệu quả.
1. Uống thêm nước
Một phương pháp dễ thực hiện và an toàn để cải thiện triệu chứng ho là uống thêm nước để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Uống nước ấm không chỉ giúp làm cho chất nhầy loãng hơn, mà còn hỗ trợ loại đờm ra khỏi cơ thể thông qua miệng hoặc mũi. Điều này không chỉ giúp giảm khó chịu mà còn giúp người bệnh thay thế lượng nước đã mất vì đổ mồ hôi hoặc sổ mũi. Bình thường, chúng ta không chú trọng đến việc đủ nước mà chỉ khi cảm thấy khát mới uống. Điều này là không nên. Hàng ngày, mỗi người lớn cần phải uống ít nhất 1,5l nước lọc để duy trì cân bằng cho cơ thể.
2. Sử dụng mật ong
Mật ong từ trước đến nay được mệnh danh là thần dược chữa ho. Mật ong có độ nhớt cao và có tác dụng tương tự như các loại thuốc giảm ho. Khi sử dụng, mật ong tạo một lớp bảo vệ trên niêm mạc cổ họng, giúp giảm đau và ngứa ngáy.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal Archives of Pediatric and Adolescent Medicine chỉ ra rằng, mật ong là một phương pháp điều trị hiệu quả, giúp giảm tình trạng ho và cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ em. Ngoài ra, mật ong còn được biết đến với tính chất chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn, hỗ trợ trong việc ngăn chặn nhiễm trùng và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Tuy nhiên, đối với trẻ em dưới 1 tuổi, các chuyên gia cảnh bảo cấm dùng mật ong vì nó có thể gây nhiễm độc từ vi khuẩn tồn tại trong mật ong. Đây là rủi ro tiềm ẩn đối với tính mạng của trẻ, mặc dù trường hợp này khá hiếm.
3. Súc miệng bằng dung dịch nước muối ấm
Phương pháp này có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn, làm loãng chất nhầy trong cổ họng, giúp thông thoáng đường hô hấp, giảm sưng và kích ứng, từ đó giảm đau và thời gian cơn ho. 4. Gừng
Ngoài việc được sử dụng để điều trị buồn nôn và đau dạ dày, gừng cũng có khả năng làm dịu cơn ho. Một nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia Mỹ đã chỉ ra rằng gingerol - một hợp chất có nhiều trong gừng, có tác dụng ngăn chặn tăng phản ứng đường thở, một tình trạng dẫn đến các triệu chứng của bệnh hen suyễn, bao gồm cả ho.
Gừng còn chứa các hợp chất chống viêm, giúp giảm sưng tấy cổ họng. Trong trường hợp đang ho nhiều, việc sử dụng trà gừng là một lựa chọn hữu ích. 5. Hạn chế thức ăn có thể gây trào ngược axit
Trào ngược axit xuất hiện khi các chất trong dạ dày ngược lên cổ họng, gây kích ứng và cảm giác ho. Có tới 40% các trường hợp ho mãn tính được cho là do trào ngược axit.
Nếu trào ngược là nguyên nhân chính gây ho, người bệnh nên tránh các loại thực phẩm có khả năng gây trào ngược như cà phê, các nước uống có chất kích thích như bò húc, rượu bia, nước có ga, cam, quýt... 6. Sử dụng gối kê cao đầu khi đi ngủ
Ho thường trở nên nặng hơn vào ban đêm do tư thế nằm khiến chất nhầy bị giữ lại trong cổ họng thay vì được đẩy ra. Việc sử dụng gối kê cao đầu khi ngủ có thể giúp ngăn chặn tình trạng này, đồng thời giảm bớt triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Hầu hết các trường hợp ho thường tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không giảm đi, kèm theo những dấu hiệu như thở khò khè, sốt (cao hơn 38 độ), khó thở, đau ngực… người bệnh cần đến bác sĩ khám. Có thể đây không phải là các dấu hiệu của việc ho thông thường, mà có khả năng do xoang, hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi... hoặc những vấn đề liên quan đến tim mạch.
Songkhoe360 xin thông tin đến bạn.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng