Người bị thiếu máu não nên làm gì để cải thiện sức khỏe?
2023-10-12T00:32:57+07:00 2023-10-12T00:32:57+07:00 https://songkhoe360.vn/bai-thuoc-thao-duoc-50/nguoi-bi-thieu-mau-nao-nen-lam-gi-de-cai-thien-suc-khoe-2325.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_10/thieu-mau-nao.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
11/10/2023 16:58 | Bài thuốc thảo dược
-
Thiếu máu não - 1 căn bệnh mang tính thời sự và nhức nhối của xã hội hiện đại. Bệnh gây ra hàng loạt các vấn đề nguy hiểm như: rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng tư duy, giảm trí nhớ và các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu não ...
Nguyên nhân thiếu máu não
Thiếu máu não có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm:
• Tắc nghẽn mạch máu: Các cục máu, gọi là huyết khối có thể gây tắc nghẽn mạch máu đi đến não, gây ra bệnh thiếu máu não.
• Xơ vữa mạch máu: Sự cứng và xơ vữa của mạch máu có thể gây ra sự tắc nghẽn dần dần và làm giảm lưu lượng máu đi đến não.
• Tăng huyết áp: Áp lực máu cao có thể gây ra tổn thương đến thành mạch máu và dẫn đến thiếu máu não. Khi bị thiếu máu não, não bộ sẽ không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, gây ra nhiều biểu hiện bất thường, như:
• Chóng mặt, mờ mắt tạm thời.
• Ói mửa và buồn nôn.
• Nói lắp, rối loạn nhận thức.
• Liệt một bên cơ thể.
• Mệt mỏi và yếu ớt.
Cách phục hồi bệnh thiếu máu não tại nhà
1. Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp kiểm soát cân nặng, mà còn cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hạt khô, cá biển, thịt nạc... để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể.
Đồng thời nên hạn chế ăn các loại thức ăn có chứa nhiều chất béo, đường, muối, gia vị... để tránh tăng huyết áp, mỡ máu và tiểu đường. Bạn nên uống nhiều nước sạch, tránh uống rượu bia và các loại nước có ga.
2. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục là một trong những cách phục hồi bệnh thiếu máu não tại nhà hiệu quả và dễ thực hiện. Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện sức khỏe tim mạch và phòng ngừa các bệnh mãn tính. Bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần. Bạn có thể chọn các hoạt động phù hợp với sức khỏe và sở thích của mình, như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga...và nên tập thể dục vào buổi sáng hoặc chiều mát để tránh nắng nóng và rét buốt.
3. Sử dụng các loại thảo dược
Một số loại thảo dược lâu dài trong y học cổ truyền có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu não. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gây ra tác dụng phụ hoặc tương tác với thuốc.
Một số loại thảo dược có ích cho bệnh thiếu máu não là:
• Ngải cứu
Ngải cứu có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi tổn thương do thiếu máu não. Điều này nhờ vào các chất chống oxy hóa mạnh, làm giảm gốc tự do và viêm nhiễm. Bạn có thể dùng ngải cứu để chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng như trứng ngải cứu, gà tần ngải cứu... để hỗ trợ lưu thông máu, nâng cao trí nhớ.
• Bạch quả
Chiết xuất ginkgo biloba từ cây bạch quả là một trong những phương pháp phục hồi bệnh thiếu máu não tại nhà được nhiều người biết đến. Hoạt chất này có trong nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng dành cho người bệnh thiếu máu não. Nó giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, rối loạn tiền đình, suy nhược trí tuệ... do thiếu máu não gây ra.
• Thiên ma
Thiên ma là một vị thuốc có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến thiếu máu não như đau đầu, chóng mặt, co giật. Theo nhiều nghiên cứu, dược liệu này giúp bảo vệ hệ thần kinh ở mức độ tế bào và phân tử. Bạn có thể dùng thiên ma theo chỉ định của bác sĩ hoặc sắc uống theo liều lượng phù hợp để giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não.
• Xuyên khung
Xuyên khung có chứa nhiều hoạt chất có giá trị như alkaloid, saponin, 4-hydroxy-3-methoxy styrene cùng một số loại acid amin thiết yếu. Xuyên khung có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. • Đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo chứa nhiều hoạt chất có lợi cho người bị thiếu máu não, đặc biệt là adenosine và D-manitol. Adenosine có tác dụng làm tăng lượng oxy trong máu, điều hòa nhịp tim, ức chế sự tập kết tiểu cầu, chống xơ vữa động mạch. D-manitol trong chiết xuất Đông trùng hạ thảo có tác dụng giúp cơ tim và mạch máu não nở ra, hỗ trợ tuần hoàn máu, giảm mỡ máu.
Bên cạnh đó, chiết xuất Đông trùng hạ thảo còn giàu cordycepin, polysaccharide, selen... những hoạt chất có lợi cho sức khỏe, chống oxy hóa, tăng miễn dịch, chống viêm nhiễm.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu não.
Thiếu máu não có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm:
• Tắc nghẽn mạch máu: Các cục máu, gọi là huyết khối có thể gây tắc nghẽn mạch máu đi đến não, gây ra bệnh thiếu máu não.
• Xơ vữa mạch máu: Sự cứng và xơ vữa của mạch máu có thể gây ra sự tắc nghẽn dần dần và làm giảm lưu lượng máu đi đến não.
• Tăng huyết áp: Áp lực máu cao có thể gây ra tổn thương đến thành mạch máu và dẫn đến thiếu máu não. Khi bị thiếu máu não, não bộ sẽ không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, gây ra nhiều biểu hiện bất thường, như:
• Chóng mặt, mờ mắt tạm thời.
• Ói mửa và buồn nôn.
• Nói lắp, rối loạn nhận thức.
• Liệt một bên cơ thể.
• Mệt mỏi và yếu ớt.
Cách phục hồi bệnh thiếu máu não tại nhà
1. Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp kiểm soát cân nặng, mà còn cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hạt khô, cá biển, thịt nạc... để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể.
Đồng thời nên hạn chế ăn các loại thức ăn có chứa nhiều chất béo, đường, muối, gia vị... để tránh tăng huyết áp, mỡ máu và tiểu đường. Bạn nên uống nhiều nước sạch, tránh uống rượu bia và các loại nước có ga.
2. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục là một trong những cách phục hồi bệnh thiếu máu não tại nhà hiệu quả và dễ thực hiện. Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện sức khỏe tim mạch và phòng ngừa các bệnh mãn tính. Bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần. Bạn có thể chọn các hoạt động phù hợp với sức khỏe và sở thích của mình, như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga...và nên tập thể dục vào buổi sáng hoặc chiều mát để tránh nắng nóng và rét buốt.
3. Sử dụng các loại thảo dược
Một số loại thảo dược lâu dài trong y học cổ truyền có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu não. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gây ra tác dụng phụ hoặc tương tác với thuốc.
Một số loại thảo dược có ích cho bệnh thiếu máu não là:
• Ngải cứu
Ngải cứu có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi tổn thương do thiếu máu não. Điều này nhờ vào các chất chống oxy hóa mạnh, làm giảm gốc tự do và viêm nhiễm. Bạn có thể dùng ngải cứu để chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng như trứng ngải cứu, gà tần ngải cứu... để hỗ trợ lưu thông máu, nâng cao trí nhớ.
• Bạch quả
Chiết xuất ginkgo biloba từ cây bạch quả là một trong những phương pháp phục hồi bệnh thiếu máu não tại nhà được nhiều người biết đến. Hoạt chất này có trong nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng dành cho người bệnh thiếu máu não. Nó giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, rối loạn tiền đình, suy nhược trí tuệ... do thiếu máu não gây ra.
• Thiên ma
Thiên ma là một vị thuốc có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến thiếu máu não như đau đầu, chóng mặt, co giật. Theo nhiều nghiên cứu, dược liệu này giúp bảo vệ hệ thần kinh ở mức độ tế bào và phân tử. Bạn có thể dùng thiên ma theo chỉ định của bác sĩ hoặc sắc uống theo liều lượng phù hợp để giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não.
• Xuyên khung
Xuyên khung có chứa nhiều hoạt chất có giá trị như alkaloid, saponin, 4-hydroxy-3-methoxy styrene cùng một số loại acid amin thiết yếu. Xuyên khung có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. • Đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo chứa nhiều hoạt chất có lợi cho người bị thiếu máu não, đặc biệt là adenosine và D-manitol. Adenosine có tác dụng làm tăng lượng oxy trong máu, điều hòa nhịp tim, ức chế sự tập kết tiểu cầu, chống xơ vữa động mạch. D-manitol trong chiết xuất Đông trùng hạ thảo có tác dụng giúp cơ tim và mạch máu não nở ra, hỗ trợ tuần hoàn máu, giảm mỡ máu.
Bên cạnh đó, chiết xuất Đông trùng hạ thảo còn giàu cordycepin, polysaccharide, selen... những hoạt chất có lợi cho sức khỏe, chống oxy hóa, tăng miễn dịch, chống viêm nhiễm.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu não.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng