Biện pháp khắc phục chứng đau nửa đầu khi mang thai

- Chứng đau nửa đầu là những cơn đau đầu dữ dội có thể xảy ra như một triệu chứng của thai kỳ, khác với việc đau đầu do căng thẳng. Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan giữa chứng đau nửa đầu và hormone, từ đó, ta có những cách điều trị chứng đau nửa đầu hoàn toàn tự nhiên và an toàn cho phụ nữ mang thai.
Chứng đau nửa đầu khi mang thai thường bắt đầu với một cơn đau âm ỉ và sau đó dần dần trở thành cơn đau nhói, liên tục ở thái dương hoặc phía trước đầu. Cơn đau đôi khi có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, khó tập trung, từ đó ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ trong quá trình mang thai. 
1. Chứng đau nửa đầu khi mang thai có nguy hiểm không?
Chứng đau nửa đầu đôi khi đi kèm với buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, nôn mửa, chóng mặt và “hào quang thân não” (những đốm hoặc đường xuất hiện trong tầm nhìn của một người). Điều nguy hiểm duy nhất là khi cơn đau đầu xuất hiện đó là nó có thể là dấu hiệu của một loại bệnh khác. Do đó, mẹ cần cần thận và đi khám bác sĩ ngay nếu phát hiện:
• Nhức đầu đi kèm với sốt
• Nhức đầu kéo dài hơn một vài giờ hoặc trở lại thường xuyên
• Nhức đầu đi kèm với mờ mắt
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, mẹ luôn phải báo cho bác sĩ về các triệu chứng mình trải qua trong quá trình mang thai để có thể có biện pháp xử lý nếu cần thiết.
Biện pháp khắc phục chứng đau nửa đầu khi mang thai 1
2. Nguyên nhân đau nửa đầu khởi phát khi mang thai
• Thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ bị chứng đau nửa đầu. Khi mang thai, nồng độ estrogen tăng mạnh, trong khi nồng độ progesterone giảm và tăng trở lại vào cuối thai kỳ.
Nhìn chung, chứng đau nửa đầu sẽ dần được cải thiện trong quá trình mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Sự cải thiện này có thể là do nồng độ hormone estrogen và endorphin (hormone giảm đau tự nhiên) tăng lên. Các hormone này cao hơn nhiều lần trong thời kỳ mang thai và mặc dù cơn đau nửa đầu do chúng mang lại có thể kéo dài suốt thai kỳ, nhưng mức độ đau sẽ ổn định trở lại sau khi sinh. 
Trong thời gian cho con bú, nồng độ estrogen ổn định tiếp tục bảo vệ mẹ khỏi bị đau đầu trở lại sau khi mang thai. 
• Các triệu chứng khi mang thai
Trong ba tháng đầu, các triệu chứng mang thai có thể khiến chứng đau nửa đầu trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ như ốm nghén có thể khiến mẹ cảm thấy chán ăn và ăn uống ít hơn, điều này có thể gây ra lượng đường trong máu thấp và mất nước. Nếu bạn không cẩn thận có thể làm cho chứng đau nửa đầu trở nên tồi tệ hơn. Do đó, mẹ nên cố gắng ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên uống nước để ngăn chặn tình huống này xảy ra. 
• Các tác nhân khác
Bên cạnh nội tiết tố là nguyên nhân thường gặp nhất, có những nguyên nhân khác có thể góp phần gây ra đau đầu trong thời kỳ mang thai như thiếu ngủ, căng thẳng, bỏ bữa và mất nước. Hãy ghi nhật ký đau đầu (bao gồm thời điểm, thời gian kéo dài, …) để có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra chứng đau đầu của bạn và có biện pháp để tránh những điều đó. Các tác nhân kích hoạt phổ biến của chứng đau đầu này bao gồm: căng thẳng, thời tiết, sử dụng nhiều các thực phẩm như socola, cafe, phô mai, … 
Biện pháp khắc phục chứng đau nửa đầu khi mang thai 2
3. Các biện pháp tự nhiên giúp giảm chứng đau nửa đầu khi mang thai:
Nghỉ ngơi trong phòng tối: Thông thường, chứng đau nửa đầu có thể khiến mẹ nhạy cảm với ánh sáng chói. Do đó, khi cơn đau đầu xuất hiện, hãy tìm một căn phòng tối và tắt mọi thiết bị điện tử để nghỉ ngơi tốt nhất.
Ngủ trưa: Việc chợp mắt một lúc vào buổi trưa có thể giúp xoa dịu chứng đau nửa đầu. Chỉ một giờ chợp mắt cũng có thể đủ để chấm dứt cơn đau đầu của mẹ.
Chườm lạnh: Trong khi nằm, hãy đặt một túi chườm lạnh hoặc khăn ẩm lên đầu. Cảm giác lạnh sẽ làm co mạch máu trong đầu và giúp giảm đau rất tốt.
Các kỹ thuật thư giãn: Hãy nói chuyện với bác sĩ về các bài tập thư giãn an toàn trong thời kỳ mang thai: thư giãn các cơ quanh lưng, cổ và đầu có thể giải phóng áp lực gây ra chứng đau nửa đầu.
Chăm sóc bản thân: Đôi khi, chứng đau nửa đầu có thể bắt nguồn từ tình trạng mất nước, mệt mỏi, ăn không ngon hoặc thiếu ngủ. Cố gắng duy trì một lối sống lành mạnh, cân bằng, có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng đau nửa đầu trong quá trình mang thai.
Biện pháp khắc phục chứng đau nửa đầu khi mang thai 3
Đôi khi, chứng đau nửa đầu có thể tiếp tục hành hạ mẹ, ngay cả sau khi bạn đã thử các biện pháp khắc phục trên. Nếu cơn đau kéo dài, mẹ có thể sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuy nhiên chắc chắn là sẽ không tốt trong quá trình mang thai.
Trên đây là một số biện pháp giúp cải thiện chứng đau nửa đầu ở phụ nữ mang thai. Việc mang thai, đặc biệt là mang thai lần đầu chắc hẳn sẽ mang lại cho mẹ nhiều phiền phức, tuy nhiên, hãy cố gắng chăm sóc bản thân thật tốt và chia sẻ với mọi người xung quanh khi cần sự giúp đỡ để quá trình mang thai được an toàn hơn. 

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây