10 dấu hiệu sớm của việc mang thai mà bạn nên biết
2023-05-22T12:06:00+07:00 2023-05-22T12:06:00+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-trong-thoi-ky-mang-thai/10-dau-hieu-som-cua-viec-mang-thai-ma-ban-nen-biet-1302.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_05/10-dau-hieu-som-cua-viec-mang-thai-ma-ban-nen-biet-3.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
22/05/2023 12:06 | Sức khoẻ trong thời kỳ mang thai
-
Các triệu chứng mang thai có thể xuất hiện vào những thời điểm khác nhau ở những người khác nhau và tùy vào cơ thể mỗi người. Trong khi một số phụ nữ trải qua mọi triệu chứng mang thai, thì những người khác lại gặp những triệu chứng này rất ít hoặc rất muộn.
Trước khi chắc chắn về việc mang thai bằng cách sử dụng que thử thai, bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng mang thai sớm, bao gồm nhạy cảm với mùi, thay đổi ở ngực và mệt mỏi. Nhưng vì nhiều dấu hiệu mang thai sớm này sẽ giống với các triệu chứng trước khi bị hành kinh, nên bạn có thể khó có thể nhận ra sự khác biệt.
Sau đây là một số dấu hiệu mang thai sớm mà bạn có thể để ý và nhận biết.
1. Thân nhiệt cơ bản tăng
Nếu bạn cảm thấy thân nhiệt mình nóng hơn bình thường, đây cũng có thể là dấu hiệu của việc mang thai. Nếu sử dụng một nhiệt kế để đo, bạn có thể nhận thấy nhiệt độ cơ thể mình sẽ tăng khoảng 1 độ khi trong quá trình thụ thai và duy trì ở mức cao trong suốt thai kỳ.
Mặc dù không phải là một triệu chứng mang thai sớm rõ ràng bởi có rất nhiều lý do khiến thân nhiệt tăng lên, nhưng đây cũng là một dấu hiệu nhận biết quan trọng. 2. Nhạy cảm với mùi và đồ ăn
Khứu giác nhạy cảm là một triệu chứng phổ biến của thai kỳ. Bạn có thể cảm thấy những mùi nhẹ trước đây trở nên nồng nặc và khó chịu. Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên của thai kỳ, do đó, nếu đột nhiên khứu giác của bạn trở nên nhạy cảm hơn, hãy cân nhắc về khả năng mang thai của mình.
Chiếc mũi quá nhạy cảm này cũng là nguyên nhân gây ra cảm giác chán ăn, ốm nghén của mẹ.
3. Những thay đổi ở ngực
Ngực mềm, sưng và quầng vú sẫm màu là một trong những thay đổi ở ngực mà các bà mẹ có thể gặp phải trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Các nội tiết tố estrogen và progesterone là nguyên nhân cả triệu chứng này.
Ngoài ra, việc căng tức ngực sẽ tăng dần vì đó là một phần trong quá trình cơ thể chuẩn bị cho việc tạo sữa sắp tới. 4. Thay đổi chất nhầy cổ tử cung
Khi quá trình mang thai diễn ra, người phụ nữ cũng sẽ nhận thấy dịch tiết âm đạo tăng lên. Loại dịch loãng, màu trắng sữa này là dấu hiệu bình thường và khỏe mạnh của mẹ, nhưng hãy nói chuyện với bác sĩ nếu dịch tiết ra vón cục hoặc đặc.
5. Mệt mỏi
Khi mang thai, một lượng lớn năng lượng của cơ thể mẹ sẽ được dùng để xây dựng nhau thai - hệ thống hỗ trợ sự sống cho em bé. Tất cả những điều đó có thể khiến mẹ mất đi năng lượng nhanh chóng và gây ra tình trạng mệt mỏi khi mang thai. 6. Đi tiểu thường xuyên
Hai đến ba tuần sau khi thụ thai, mẹ có thể nhận thấy nhu cầu đi tiểu tăng lên. Cảm giác này là do hormone thai kỳ hCG, làm tăng lưu lượng máu đến thận, giúp loại bỏ chất thải khỏi cơ thể mẹ và bé hiệu quả hơn.
Tử cung đang phát triển của bạn cũng bắt đầu gây áp lực lên bàng quang, khiến không gian lưu trữ nước tiểu ít hơn và khiến mẹ phải đi vệ sinh thường xuyên hơn.
7. Tâm trạng thất thường
Những thay đổi nội tiết tố liên quan đến thai kỳ là nguyên nhân dẫn đến tâm trạng thất thường mà mẹ có thể gặp phải khi mang thai. Bên cạnh việc các hormone thai kỳ đang hoạt động một cách điên cuồng, cuộc sống của mẹ có thể có một sự thay đổi lớn, vì vậy tâm trạng của trở nên rối loạn là điều hoàn toàn bình thường.
8. Chậm kinh
Trễ kinh là một triệu chứng mang thai sớm mà tất cả các bà mẹ tương lai đều gặp phải. Nếu không phải việc chậm kinh thường diễn ra, đây có thể là triệu chứng quan trọng của việc mang thai. 9. Ợ chua, khó tiêu
Đối với nhiều phụ nữ, chứng ợ nóng là một triệu chứng khó chịu có thể xuất hiện vào khoảng tháng thứ 2 của thai kỳ. Nó gây ra bởi hormone progesterone và relaxin, giúp thư giãn các mô cơ trơn khắp cơ thể, khiến thức ăn di chuyển chậm hơn qua đường tiêu hóa.
10. Ốm nghén hoặc buồn nôn
Ốm nghén có thể ập đến với mẹ bất cứ lúc nào trong ngày - và nó thường bắt đầu khi mang thai khoảng 6 tuần. Đối với hầu hết phụ nữ, việc buồn nôn sẽ bắt đầu từ tuần thứ 9.
Nội tiết tố, chủ yếu là việc tăng nồng độ progesterone có thể khiến dạ dày trống rỗng chậm hơn, dẫn đến triệu chứng ốm nghén và buồn nôn. Trên đây là một số dấu hiệu thường gặp của việc mang thai. Nếu bạn có khả năng mang thai và cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên, hãy thử kiểm tra tại nhà để xác định và lên lịch khám thai lần đầu càng sớm càng tốt để có thể nhận được sự chăm sóc tốt nhất.
Sau đây là một số dấu hiệu mang thai sớm mà bạn có thể để ý và nhận biết.
1. Thân nhiệt cơ bản tăng
Nếu bạn cảm thấy thân nhiệt mình nóng hơn bình thường, đây cũng có thể là dấu hiệu của việc mang thai. Nếu sử dụng một nhiệt kế để đo, bạn có thể nhận thấy nhiệt độ cơ thể mình sẽ tăng khoảng 1 độ khi trong quá trình thụ thai và duy trì ở mức cao trong suốt thai kỳ.
Mặc dù không phải là một triệu chứng mang thai sớm rõ ràng bởi có rất nhiều lý do khiến thân nhiệt tăng lên, nhưng đây cũng là một dấu hiệu nhận biết quan trọng. 2. Nhạy cảm với mùi và đồ ăn
Khứu giác nhạy cảm là một triệu chứng phổ biến của thai kỳ. Bạn có thể cảm thấy những mùi nhẹ trước đây trở nên nồng nặc và khó chịu. Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên của thai kỳ, do đó, nếu đột nhiên khứu giác của bạn trở nên nhạy cảm hơn, hãy cân nhắc về khả năng mang thai của mình.
Chiếc mũi quá nhạy cảm này cũng là nguyên nhân gây ra cảm giác chán ăn, ốm nghén của mẹ.
3. Những thay đổi ở ngực
Ngực mềm, sưng và quầng vú sẫm màu là một trong những thay đổi ở ngực mà các bà mẹ có thể gặp phải trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Các nội tiết tố estrogen và progesterone là nguyên nhân cả triệu chứng này.
Ngoài ra, việc căng tức ngực sẽ tăng dần vì đó là một phần trong quá trình cơ thể chuẩn bị cho việc tạo sữa sắp tới. 4. Thay đổi chất nhầy cổ tử cung
Khi quá trình mang thai diễn ra, người phụ nữ cũng sẽ nhận thấy dịch tiết âm đạo tăng lên. Loại dịch loãng, màu trắng sữa này là dấu hiệu bình thường và khỏe mạnh của mẹ, nhưng hãy nói chuyện với bác sĩ nếu dịch tiết ra vón cục hoặc đặc.
5. Mệt mỏi
Khi mang thai, một lượng lớn năng lượng của cơ thể mẹ sẽ được dùng để xây dựng nhau thai - hệ thống hỗ trợ sự sống cho em bé. Tất cả những điều đó có thể khiến mẹ mất đi năng lượng nhanh chóng và gây ra tình trạng mệt mỏi khi mang thai. 6. Đi tiểu thường xuyên
Hai đến ba tuần sau khi thụ thai, mẹ có thể nhận thấy nhu cầu đi tiểu tăng lên. Cảm giác này là do hormone thai kỳ hCG, làm tăng lưu lượng máu đến thận, giúp loại bỏ chất thải khỏi cơ thể mẹ và bé hiệu quả hơn.
Tử cung đang phát triển của bạn cũng bắt đầu gây áp lực lên bàng quang, khiến không gian lưu trữ nước tiểu ít hơn và khiến mẹ phải đi vệ sinh thường xuyên hơn.
7. Tâm trạng thất thường
Những thay đổi nội tiết tố liên quan đến thai kỳ là nguyên nhân dẫn đến tâm trạng thất thường mà mẹ có thể gặp phải khi mang thai. Bên cạnh việc các hormone thai kỳ đang hoạt động một cách điên cuồng, cuộc sống của mẹ có thể có một sự thay đổi lớn, vì vậy tâm trạng của trở nên rối loạn là điều hoàn toàn bình thường.
8. Chậm kinh
Trễ kinh là một triệu chứng mang thai sớm mà tất cả các bà mẹ tương lai đều gặp phải. Nếu không phải việc chậm kinh thường diễn ra, đây có thể là triệu chứng quan trọng của việc mang thai. 9. Ợ chua, khó tiêu
Đối với nhiều phụ nữ, chứng ợ nóng là một triệu chứng khó chịu có thể xuất hiện vào khoảng tháng thứ 2 của thai kỳ. Nó gây ra bởi hormone progesterone và relaxin, giúp thư giãn các mô cơ trơn khắp cơ thể, khiến thức ăn di chuyển chậm hơn qua đường tiêu hóa.
10. Ốm nghén hoặc buồn nôn
Ốm nghén có thể ập đến với mẹ bất cứ lúc nào trong ngày - và nó thường bắt đầu khi mang thai khoảng 6 tuần. Đối với hầu hết phụ nữ, việc buồn nôn sẽ bắt đầu từ tuần thứ 9.
Nội tiết tố, chủ yếu là việc tăng nồng độ progesterone có thể khiến dạ dày trống rỗng chậm hơn, dẫn đến triệu chứng ốm nghén và buồn nôn. Trên đây là một số dấu hiệu thường gặp của việc mang thai. Nếu bạn có khả năng mang thai và cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên, hãy thử kiểm tra tại nhà để xác định và lên lịch khám thai lần đầu càng sớm càng tốt để có thể nhận được sự chăm sóc tốt nhất.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng