Bệnh sinh ra từ đồ uống ngọt
2024-02-22T11:24:08+07:00 2024-02-22T11:24:08+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-dinh-duong/benh-sinh-ra-tu-do-uong-ngot-3391.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_02/benh-sinh-ra-tu-do-uong-ngot-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
21/02/2024 09:11 | Sức khỏe dinh dưỡng
-
Việc lạm dụng các loại nước ngọt, nước tăng lực trong những ngày Tết có thể dẫn đến béo phì, sâu răng và các vấn đề về chuyển hóa chất trong cơ thể.
Trong các bữa ăn và tiệc đãi khách thường có các loại nước uống như bia, rượu và đặc biệt là nước ngọt. Các bữa tiêc là lúc được ăn nhiều món ngon, ăn thoả thích và uống nhiều nước ngọt như coca, nước cam, bí đao, me…. Đây chính là mấu chốt dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo về hậu quả của việc tiêu thụ đồ uống có đường, nhấn mạnh rằng đường là một nguyên nhân chính dẫn đến thừa cân, béo phì, nguy cơ sâu răng, bệnh tim, đột quỵ, các rối loạn chuyển hóa khác và thậm chí là một số loại ung thư. Còn đối với trẻ em, nếu không có khả năng dung nạp đường tốt sẽ dễ phát sinh bệnh tiểu đường.
Dữ liệu từ cuộc điều tra về sức khỏe của học sinh và sinh viên năm 2019 do WHO thực hiện tại Việt Nam đã chỉ ra rằng 34% học sinh trong độ tuổi từ 13 đến 17 tuổi sử dụng nước ngọt có ga ít nhất một lần trong ngày. Tương tự, cuộc điều tra tại cùng độ tuổi vào năm 2013, cũng do WHO thực hiện, ghi nhận tỷ lệ này là 30%. Theo các bác sĩ, việc uống từ 354-704 ml đồ uống có đường mỗi ngày sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 tăng lên 26% so với mức bình thường, và nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa cũng tăng lên 20%.
Nếu tính về lâu dài, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Care, trẻ em uống nhiều nước ngọt có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn 60% so với trẻ không uống nước ngọt. Nghiên cứu này đã theo dõi hơn 2.000 trẻ em trong vòng 10 năm và phát hiện ra rằng những trẻ uống nhiều nước ngọt có khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn gấp hai lần so với những trẻ uống ít nước ngọt.
Vì sao nước ngọt làm trẻ béo phì, sâu răng, tiêu hóa kém?
Trẻ uống nhiều nước ngọt có thể bị béo phì vì nước ngọt chứa nhiều calo và đường. Một lon nước ngọt 350ml (thể tích của một lon nước ngọt thông thường) có thể chứa tới 150 calo và 40 gam đường, tương đương với 1 bát cơm đầy. Khi trẻ uống nhiều nước ngọt, lượng calo và đường nạp vào cơ thể sẽ tăng lên. Đồ uống chứa đường trong dạng lỏng nên càng được cơ thể hấp thụ một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, đường trong các loại nước ngọt hầu hết là đường fructose hoặc chất tạo ngọt nhân tạo (đường hóa học). Chúng kích thích cảm giác thèm ăn đối với thức ăn ngọt, nhiều carbohydrate, làm tăng cảm giác đói và giảm ngưỡng cảm giác no. Do đó, cơ thể không kịp ghi nhận lượng calo vừa được nạp vào và không gửi tín hiệu no đến não bộ. Kết quả, cơ thể tiếp tục nạp năng lượng một cách không kiểm soát, dẫn đến sự tích tụ dư thừa năng lượng. Điều này có thể khiến trẻ ăn nhiều hơn và tăng cân.
Hơn nữa, việc tiêu thụ nhiều đồ ngọt còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng như canxi và vitamin, khiến tiêu hóa kém.
Đối với vấn đề sâu răng, đường là thức ăn ưa thích của vi khuẩn trong miệng. Khi bạn uống nước ngọt, vi khuẩn sẽ sử dụng đường để tạo ra axit. Axit này sẽ phá hủy men răng, là lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Khi men răng bị phá hủy, sẽ hình thành các lỗ sâu răng. Lỗ sâu răng có thể gây đau đớn, khó chịu và thậm chí mất răng. Nước ngọt cũng có tính axit. Tính axit của nước ngọt cũng có thể làm mòn men răng, khiến răng dễ bị sâu hơn.
WHO đã ghi nhận rằng trung bình một người Việt tiêu thụ 46,5g đường mỗi ngày, gấp đôi so với khuyến cáo. Tiêu thụ đồ uống có đường thậm chí tăng lên 10 lần trong vòng hai thập kỷ. Cụ thể, vào năm 2002, một người Việt trung bình tiêu thụ 6,04 lít đồ uống có đường, con số này đã tăng lên 55,78 lít vào năm 2021.
Nhiều chuyên gia cho biết Việt Nam cần thực hiện các chính sách nhằm giảm tiêu thụ đồ uống có đường, bao gồm việc bắt buộc dán nhãn dinh dưỡng và cảnh báo sức khỏe trên bao bì sản phẩm. Cần thực hiện kiểm soát quảng cáo, đặc biệt là đối với trẻ em. Đồng thời, đánh thuế đối với đồ uống có đường cũng là một biện pháp quan trọng. WHO khuyến nghị áp thuế đối với đồ uống có đường là một chính sách hiệu quả nhất để giảm tiêu thụ và ngăn chặn các vấn đề sức khỏe liên quan đến các loại đồ uống có đường. Trên thế giới, hiện có 117 quốc gia và vùng lãnh thổ đã áp dụng chính sách thuế đối với đồ uống có đường, tuy nhiên, tại Việt Nam, hiện chưa có áp thuế đặc biệt cho đồ uống có đường.
Hãy hạn chế uống nước ngọt nhất có thể để bảo vệ chính sức khỏe của chúng ta và khuyên nhủ người thân, trẻ em để bảo vệ sức khỏe tổng thể của họ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo về hậu quả của việc tiêu thụ đồ uống có đường, nhấn mạnh rằng đường là một nguyên nhân chính dẫn đến thừa cân, béo phì, nguy cơ sâu răng, bệnh tim, đột quỵ, các rối loạn chuyển hóa khác và thậm chí là một số loại ung thư. Còn đối với trẻ em, nếu không có khả năng dung nạp đường tốt sẽ dễ phát sinh bệnh tiểu đường.
Dữ liệu từ cuộc điều tra về sức khỏe của học sinh và sinh viên năm 2019 do WHO thực hiện tại Việt Nam đã chỉ ra rằng 34% học sinh trong độ tuổi từ 13 đến 17 tuổi sử dụng nước ngọt có ga ít nhất một lần trong ngày. Tương tự, cuộc điều tra tại cùng độ tuổi vào năm 2013, cũng do WHO thực hiện, ghi nhận tỷ lệ này là 30%. Theo các bác sĩ, việc uống từ 354-704 ml đồ uống có đường mỗi ngày sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 tăng lên 26% so với mức bình thường, và nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa cũng tăng lên 20%.
Nếu tính về lâu dài, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Care, trẻ em uống nhiều nước ngọt có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn 60% so với trẻ không uống nước ngọt. Nghiên cứu này đã theo dõi hơn 2.000 trẻ em trong vòng 10 năm và phát hiện ra rằng những trẻ uống nhiều nước ngọt có khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn gấp hai lần so với những trẻ uống ít nước ngọt.
Vì sao nước ngọt làm trẻ béo phì, sâu răng, tiêu hóa kém?
Trẻ uống nhiều nước ngọt có thể bị béo phì vì nước ngọt chứa nhiều calo và đường. Một lon nước ngọt 350ml (thể tích của một lon nước ngọt thông thường) có thể chứa tới 150 calo và 40 gam đường, tương đương với 1 bát cơm đầy. Khi trẻ uống nhiều nước ngọt, lượng calo và đường nạp vào cơ thể sẽ tăng lên. Đồ uống chứa đường trong dạng lỏng nên càng được cơ thể hấp thụ một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, đường trong các loại nước ngọt hầu hết là đường fructose hoặc chất tạo ngọt nhân tạo (đường hóa học). Chúng kích thích cảm giác thèm ăn đối với thức ăn ngọt, nhiều carbohydrate, làm tăng cảm giác đói và giảm ngưỡng cảm giác no. Do đó, cơ thể không kịp ghi nhận lượng calo vừa được nạp vào và không gửi tín hiệu no đến não bộ. Kết quả, cơ thể tiếp tục nạp năng lượng một cách không kiểm soát, dẫn đến sự tích tụ dư thừa năng lượng. Điều này có thể khiến trẻ ăn nhiều hơn và tăng cân.
Hơn nữa, việc tiêu thụ nhiều đồ ngọt còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng như canxi và vitamin, khiến tiêu hóa kém.
Đối với vấn đề sâu răng, đường là thức ăn ưa thích của vi khuẩn trong miệng. Khi bạn uống nước ngọt, vi khuẩn sẽ sử dụng đường để tạo ra axit. Axit này sẽ phá hủy men răng, là lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Khi men răng bị phá hủy, sẽ hình thành các lỗ sâu răng. Lỗ sâu răng có thể gây đau đớn, khó chịu và thậm chí mất răng. Nước ngọt cũng có tính axit. Tính axit của nước ngọt cũng có thể làm mòn men răng, khiến răng dễ bị sâu hơn.
WHO đã ghi nhận rằng trung bình một người Việt tiêu thụ 46,5g đường mỗi ngày, gấp đôi so với khuyến cáo. Tiêu thụ đồ uống có đường thậm chí tăng lên 10 lần trong vòng hai thập kỷ. Cụ thể, vào năm 2002, một người Việt trung bình tiêu thụ 6,04 lít đồ uống có đường, con số này đã tăng lên 55,78 lít vào năm 2021.
Nhiều chuyên gia cho biết Việt Nam cần thực hiện các chính sách nhằm giảm tiêu thụ đồ uống có đường, bao gồm việc bắt buộc dán nhãn dinh dưỡng và cảnh báo sức khỏe trên bao bì sản phẩm. Cần thực hiện kiểm soát quảng cáo, đặc biệt là đối với trẻ em. Đồng thời, đánh thuế đối với đồ uống có đường cũng là một biện pháp quan trọng. WHO khuyến nghị áp thuế đối với đồ uống có đường là một chính sách hiệu quả nhất để giảm tiêu thụ và ngăn chặn các vấn đề sức khỏe liên quan đến các loại đồ uống có đường. Trên thế giới, hiện có 117 quốc gia và vùng lãnh thổ đã áp dụng chính sách thuế đối với đồ uống có đường, tuy nhiên, tại Việt Nam, hiện chưa có áp thuế đặc biệt cho đồ uống có đường.
Hãy hạn chế uống nước ngọt nhất có thể để bảo vệ chính sức khỏe của chúng ta và khuyên nhủ người thân, trẻ em để bảo vệ sức khỏe tổng thể của họ.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng