Kiệt sức nơi làm việc có dấu hiệu gì?
2023-01-20T14:21:00+07:00 2023-01-20T14:21:00+07:00 https://songkhoe360.vn/dinh-duong-cham-soc-suc-khoe/kiet-suc-noi-lam-viec-co-dau-hieu-gi-468.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_01/kiet-suc-noi-lam-viec-co-dau-hieu-gi.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
20/01/2023 14:21 | Chăm sóc sức khoẻ
-
Nếu bạn bị căng thẳng và làm việc không thể tập trung, bạn đã bị kiệt sức và cần nghỉ làm để bảo vệ sức khỏe.
Cuộc sống đôi khi khiến chúng ta kiệt sức. Theo các chuyên gia sức khỏe tâm thần, kiệt sức là một loại căng thẳng liên quan đến công việc gây ra sự kiệt quệ về thể chất hoặc tinh thần. Mặc dù các triệu chứng của nó có thể thay đổi từ dạng này sang dạng khác, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của bạn.
Tại nơi làm việc, căng thẳng, áp lực và lo lắng làm bạn suy yếu về thể chất hoặc tinh thần, kéo theo cảm giác giảm sút thành tích và đánh mất bản sắc cá nhân.
Không có chẩn đoán y tế thích hợp cho tình trạng mệt mỏi khi làm việc, tuy nhiên, có nhiều lý do đằng sau nó, bao gồm cả chứng trầm cảm. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố cá nhân như đặc điểm tính cách và cuộc sống gia đình là một vài lý do đằng sau sự mất hết năng lượng này.
Triệu chứng kiệt sức
1. Bồn chồn
Một dấu hiệu lớn của việc gây quá nhiều căng thẳng cho bản thân là bạn thường xuyên bồn chồn. Nó xảy ra khi bạn không nghỉ giải lao và không bao giờ được nghỉ ngơi đầy đủ. Khi bồn chồn thường xuyên, bạn phải đối mặt với một khoảng thời gian khó ngồi yên vì có quá nhiều thứ đang diễn ra trong tâm trí bạn. Điều này khiến bạn khó thư giãn hoặc làm dịu tâm trí.
2. Không thể ngủ đúng cách
Giấc ngủ là một trong những ảnh hưởng đầu tiên khi bị căng thẳng quá độ. Không thể ngủ ngon hoặc mất ngủ vì căng thẳng công việc, hoặc thức thêm giờ để hoàn thành một dự án là một trong những dấu hiệu chính của sự kiệt sức.
3. Thay đổi thói quen ăn uống
Cơ thể của bạn sẽ báo hiệu nếu mọi thứ đang diễn ra không như ý muốn. Những thay đổi trong thói quen ăn uống cũng có thể cho biết liệu bạn có cần nghỉ ngơi và thư giãn hay không. Nếu bạn ăn ít hơn bình thường hoặc bỏ bữa mà không nhận ra, điều đó có nghĩa là bạn đang bị căng thẳng.
4. Thiếu động lực nhưng vẫn tiếp tục
Có những lúc bạn chỉ biết lê thân vào công việc mặc dù không còn hứng thú với những thứ bạn từng yêu thích. Căng thẳng cấp độ cao có thể biến những hoạt động bạn từng thích thành những nhiệm vụ bắt buộc mà bạn phải làm.
5. Không có năng lượng
Nhiều căng thẳng khiến bạn cảm thấy quá mệt mỏi về thể chất và tinh thần – ngay cả khi bạn đang ngủ ngon. Sẽ có lúc bạn không thể thức dậy khỏi giường hoặc không thể tập thể dục hăng hái như trước đây.
6. Không thể tập trung
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tập trung vào công việc, các cuộc họp hoặc ngay cả khi thư giãn với gia đình và bạn bè, thì đó là dấu hiệu của bệnh kiệt sức. Đôi khi việc quên đi mọi thứ cũng không sao, nhưng nếu bạn thấy rằng các công việc thông thường của mình mất nhiều thời gian hơn hoặc cảm thấy khó hoàn thành hơn, thì có thể bạn đang có quá nhiều việc phải làm.
7. Dễ nổi nóng, cáu gắt
Nếu bạn thường trở nên cáu kỉnh vô cớ, đó có thể là dấu hiệu kiệt sức. Ban đầu, tình trạng tâm lý này trông giống như căng thẳng và cáu kỉnh nhẹ, nhưng nó có thể nhanh chóng biến thành những cơn giận dữ bùng phát tại nơi làm việc hoặc ở nhà. Bạn thậm chí có thể không biết mình đang tức giận vì điều gì, chỉ là bạn đang ở trong trạng thái khó chịu thường trực.
Nguyên nhân kiệt sức
Theo các chuyên gia sức khỏe tâm thần, kiệt sức trong công việc có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm:
- Thiếu kiểm soát
Điều này xảy ra khi bạn không thể đưa ra các quyết định của mình như phân công công việc hoặc tăng khối lượng việc làm.
- Kỳ vọng không rõ ràng
Tại nơi làm việc, nếu bạn không rõ ràng về những kỳ vọng mà đồng nghiệp hoặc sếp dành cho mình, rất có thể bạn sẽ cảm thấy không thoải mái, dẫn đến căng thẳng.
- Không có động lực
Nếu có kẻ bắt nạt, hoặc bạn cảm thấy bị hạ thấp bởi đồng nghiệp hoặc sếp quá chi li tính toán công việc của bạn – những điều kiện này có thể góp phần gây ra căng thẳng trong công việc.
- Mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Nếu công việc chiếm quá nhiều thời gian và công sức của bạn đến mức bạn không còn năng lượng để dành thời gian cho gia đình và bạn bè, bạn có thể nhanh chóng bị quá tải.
Kiệt sức ở nơi làm việc không cụ thể những dấu hiệu để mình nhận rõ, tùy thể trạng của từng người mà có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, Nếu như có các triệu chứng và dấu hiệu ở trên, hãy nghỉ làm để bảo vệ sức khỏe tinh thần của bạn. Chỉ có như vậy bạn mới lấy lại được sức khoẻ, sự minh mẫn, cũng như năng lượng để làm việc hiệu quả.
Tại nơi làm việc, căng thẳng, áp lực và lo lắng làm bạn suy yếu về thể chất hoặc tinh thần, kéo theo cảm giác giảm sút thành tích và đánh mất bản sắc cá nhân.
Không có chẩn đoán y tế thích hợp cho tình trạng mệt mỏi khi làm việc, tuy nhiên, có nhiều lý do đằng sau nó, bao gồm cả chứng trầm cảm. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố cá nhân như đặc điểm tính cách và cuộc sống gia đình là một vài lý do đằng sau sự mất hết năng lượng này.
Triệu chứng kiệt sức
1. Bồn chồn
Một dấu hiệu lớn của việc gây quá nhiều căng thẳng cho bản thân là bạn thường xuyên bồn chồn. Nó xảy ra khi bạn không nghỉ giải lao và không bao giờ được nghỉ ngơi đầy đủ. Khi bồn chồn thường xuyên, bạn phải đối mặt với một khoảng thời gian khó ngồi yên vì có quá nhiều thứ đang diễn ra trong tâm trí bạn. Điều này khiến bạn khó thư giãn hoặc làm dịu tâm trí.
2. Không thể ngủ đúng cách
Giấc ngủ là một trong những ảnh hưởng đầu tiên khi bị căng thẳng quá độ. Không thể ngủ ngon hoặc mất ngủ vì căng thẳng công việc, hoặc thức thêm giờ để hoàn thành một dự án là một trong những dấu hiệu chính của sự kiệt sức.
3. Thay đổi thói quen ăn uống
Cơ thể của bạn sẽ báo hiệu nếu mọi thứ đang diễn ra không như ý muốn. Những thay đổi trong thói quen ăn uống cũng có thể cho biết liệu bạn có cần nghỉ ngơi và thư giãn hay không. Nếu bạn ăn ít hơn bình thường hoặc bỏ bữa mà không nhận ra, điều đó có nghĩa là bạn đang bị căng thẳng.
4. Thiếu động lực nhưng vẫn tiếp tục
Có những lúc bạn chỉ biết lê thân vào công việc mặc dù không còn hứng thú với những thứ bạn từng yêu thích. Căng thẳng cấp độ cao có thể biến những hoạt động bạn từng thích thành những nhiệm vụ bắt buộc mà bạn phải làm.
5. Không có năng lượng
Nhiều căng thẳng khiến bạn cảm thấy quá mệt mỏi về thể chất và tinh thần – ngay cả khi bạn đang ngủ ngon. Sẽ có lúc bạn không thể thức dậy khỏi giường hoặc không thể tập thể dục hăng hái như trước đây.
6. Không thể tập trung
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tập trung vào công việc, các cuộc họp hoặc ngay cả khi thư giãn với gia đình và bạn bè, thì đó là dấu hiệu của bệnh kiệt sức. Đôi khi việc quên đi mọi thứ cũng không sao, nhưng nếu bạn thấy rằng các công việc thông thường của mình mất nhiều thời gian hơn hoặc cảm thấy khó hoàn thành hơn, thì có thể bạn đang có quá nhiều việc phải làm.
7. Dễ nổi nóng, cáu gắt
Nếu bạn thường trở nên cáu kỉnh vô cớ, đó có thể là dấu hiệu kiệt sức. Ban đầu, tình trạng tâm lý này trông giống như căng thẳng và cáu kỉnh nhẹ, nhưng nó có thể nhanh chóng biến thành những cơn giận dữ bùng phát tại nơi làm việc hoặc ở nhà. Bạn thậm chí có thể không biết mình đang tức giận vì điều gì, chỉ là bạn đang ở trong trạng thái khó chịu thường trực.
Nguyên nhân kiệt sức
Theo các chuyên gia sức khỏe tâm thần, kiệt sức trong công việc có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm:
- Thiếu kiểm soát
Điều này xảy ra khi bạn không thể đưa ra các quyết định của mình như phân công công việc hoặc tăng khối lượng việc làm.
- Kỳ vọng không rõ ràng
Tại nơi làm việc, nếu bạn không rõ ràng về những kỳ vọng mà đồng nghiệp hoặc sếp dành cho mình, rất có thể bạn sẽ cảm thấy không thoải mái, dẫn đến căng thẳng.
- Không có động lực
Nếu có kẻ bắt nạt, hoặc bạn cảm thấy bị hạ thấp bởi đồng nghiệp hoặc sếp quá chi li tính toán công việc của bạn – những điều kiện này có thể góp phần gây ra căng thẳng trong công việc.
- Mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Nếu công việc chiếm quá nhiều thời gian và công sức của bạn đến mức bạn không còn năng lượng để dành thời gian cho gia đình và bạn bè, bạn có thể nhanh chóng bị quá tải.
Kiệt sức ở nơi làm việc không cụ thể những dấu hiệu để mình nhận rõ, tùy thể trạng của từng người mà có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, Nếu như có các triệu chứng và dấu hiệu ở trên, hãy nghỉ làm để bảo vệ sức khỏe tinh thần của bạn. Chỉ có như vậy bạn mới lấy lại được sức khoẻ, sự minh mẫn, cũng như năng lượng để làm việc hiệu quả.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng