Vì sao cha mẹ không nên la hét với trẻ?
2023-12-25T17:27:00+07:00 2023-12-25T17:27:00+07:00 https://songkhoe360.vn/day-con/vi-sao-cha-me-khong-nen-la-het-voi-tre-3075.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_12/vi-sao-cha-me-khong-nen-la-het-voi-tre-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
25/12/2023 17:27 | Dạy con
-
Trẻ thường tỏ thái độ vô cùng khó chịu khi phải trải qua những sự việc không mong muốn, do đó, nếu cha mẹ càng la mắng trẻ, điều đó càng khiến trẻ khó bảo, bướng bỉnh hơn.
Trẻ em thường rất nhạy cảm và có thường bị tổn thương trước những lời nói nặng. Do đó, trẻ thường có những biểu hiện vô cùng thái quá nếu cha mẹ thường xuyên tỏ thái độ cáu kỉnh đối với con trong quá trình giáo dục trẻ. Điều này làm tăng khả năng phản kháng của trẻ.
Do đó, điều quan trọng nhất chính là cha mẹ cần phải học cách hiểu tâm lý ở độ tuổi cụ thể của con, từ đó áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp. Thay vì la hét, cha mẹ cần tìm cách giúp trẻ lắng nghe và học từ bài học mà không gây sự phản đối.
Hãy cùng Songkhoe360 tìm hiểu về những nguyên nhân và hậu quả tiềm ẩn khi cha mẹ thể hiện sự cáu kỉnh khi dạy con.
1. Vì sao la hét không có tác dụng khi dạy con?
La mắng có lẽ là cách giáo dục truyền thống của nhiều gia đình. Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi, nên nhiều bậc phụ huynh thường có tư tưởng rằng nếu mình nghiêm khắc và răn đe, doạ nạt trẻ, trẻ sẽ tiếp thu và trở nên ngoan hơn.
Tuy nhiên, kiểu dạy con này sẽ không bao giờ đạt được hiệu quả. Khi cha mẹ la hét, mắng con cái, nó sẽ tạo tâm lý sợ hãi, căng thẳng cho trẻ. Một nghiên cứu trên trang New York Times đã chỉ ra rằng, việc la hét sẽ tạo ra làm gia tăng chứng trầm cảm hoặc các bệnh khác liên quan đến rối loạn hành vi. Ngoài ra, điều này sẽ khiến trẻ khó tập trung vào việc lắng nghe và tiếp thu những gì cha mẹ nói. Trẻ cũng có thể trở nên bướng bỉnh, chống đối lại cha mẹ để bảo vệ bản thân.
Thêm vào đó, khi bị mắng vì làm sai điều gì, trẻ thường không nhận thức được việc mình làm sai, do đó không hiểu được lý do tại sao cha mẹ lại la hét mình. Trẻ có thể nghĩ rằng cha mẹ đang tức giận, ghét bỏ mình, hoặc thậm chí là muốn làm hại mình. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương và mất niềm tin vào cha mẹ.
Việc bị la hét thường xuyên có thể gây ra những tác hại về tâm lý ở trẻ, đã được nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng minh, như tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng, rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).
Ngoài ra, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với người khác, tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi, chẳng hạn như chống đối, bạo lực.
Ngoài ra, trong quá trình dạy dỗ con, việc liên tục sử dụng lời la hét có thể làm cho con thu mình lại và tạo ra khoảng cách trong mối quan hệ cha mẹ - con cái.
Nếu tiếp tục áp dụng cách tiếp cận này để sửa sai và hình thành tính cách cho con, không chỉ khó có thể đạt được mục tiêu mong muốn mà còn có thể làm tăng sự cách biệt giữa cha mẹ và con cái do thiếu đi sự đồng cảm, lắng nghe và sự thấu hiểu từ phía cha mẹ.
Ngoài ảnh hưởng về mặt tinh thần, thể chất của trẻ cũng sẽ bị tác động trước những lời nói của cha mẹ. Sự căng thẳng do bị la hét có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến trí tuệ và quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Tâm trạng không ổn định có thể tạo ra hiệu ứng tiêu cực, ảnh hưởng đến kết quả học tập các hoạt động sinh hoạt khác. Ngoài ra, trẻ có thể trở nên trầm lặng, giảm khả năng giao tiếp, và thậm chí trở nên ngại nói hoặc không muốn chia sẻ ý kiến với người khác. Tình trạng này tạo ra khó khăn trong việc giao tiếp và tương tác xã hội, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Thay vì lớn tiếng, cha mẹ nên lựa chọn những phương pháp giáo dục tích cực hơn, chẳng hạn như:
• Trò chuyện nhẹ nhàng, thẳng thắn với trẻ: Cha mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu về hành vi sai trái của mình và tác hại của hành vi đó. Cha mẹ cũng nên lắng nghe ý kiến của trẻ và cùng trẻ tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề. • Thiết lập các quy tắc và giới hạn rõ ràng cho trẻ: Cha mẹ nên cùng trẻ thảo luận và thống nhất các quy tắc, giới hạn cần thiết trong gia đình. Cha mẹ cần nghiêm túc thực hiện các quy tắc và giới hạn đã đặt ra để trẻ hiểu rằng cha mẹ là người có trách nhiệm và đáng tin cậy.
• Khen ngợi và động viên trẻ: Cha mẹ nên khen ngợi và động viên trẻ khi trẻ có những hành vi đúng đắn. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy được yêu thương và tôn trọng, từ đó có động lực để thay đổi hành vi của mình.
Giao tiếp không chỉ đơn thuần là một hình thức truyền đạt thông điệp mà còn đòi hỏi sự tương tác và đối thoại giữa người nói và người nghe. Khi chỉ dạy con cái, quan trọng là tạo điều kiện cho chúng thể hiện ý kiến, mô tả suy nghĩ của mình để hiểu rõ hơn về tâm lý của trẻ, thay vì thể hiện sự bực tức và la hét mù quáng.
Việc la hét chỉ thể hiện được sự bất lực của cha mẹ khi không thể dạy dỗ con một cách tốt hơn.
Do đó, điều quan trọng nhất chính là cha mẹ cần phải học cách hiểu tâm lý ở độ tuổi cụ thể của con, từ đó áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp. Thay vì la hét, cha mẹ cần tìm cách giúp trẻ lắng nghe và học từ bài học mà không gây sự phản đối.
Hãy cùng Songkhoe360 tìm hiểu về những nguyên nhân và hậu quả tiềm ẩn khi cha mẹ thể hiện sự cáu kỉnh khi dạy con.
1. Vì sao la hét không có tác dụng khi dạy con?
La mắng có lẽ là cách giáo dục truyền thống của nhiều gia đình. Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi, nên nhiều bậc phụ huynh thường có tư tưởng rằng nếu mình nghiêm khắc và răn đe, doạ nạt trẻ, trẻ sẽ tiếp thu và trở nên ngoan hơn.
Tuy nhiên, kiểu dạy con này sẽ không bao giờ đạt được hiệu quả. Khi cha mẹ la hét, mắng con cái, nó sẽ tạo tâm lý sợ hãi, căng thẳng cho trẻ. Một nghiên cứu trên trang New York Times đã chỉ ra rằng, việc la hét sẽ tạo ra làm gia tăng chứng trầm cảm hoặc các bệnh khác liên quan đến rối loạn hành vi. Ngoài ra, điều này sẽ khiến trẻ khó tập trung vào việc lắng nghe và tiếp thu những gì cha mẹ nói. Trẻ cũng có thể trở nên bướng bỉnh, chống đối lại cha mẹ để bảo vệ bản thân.
Thêm vào đó, khi bị mắng vì làm sai điều gì, trẻ thường không nhận thức được việc mình làm sai, do đó không hiểu được lý do tại sao cha mẹ lại la hét mình. Trẻ có thể nghĩ rằng cha mẹ đang tức giận, ghét bỏ mình, hoặc thậm chí là muốn làm hại mình. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương và mất niềm tin vào cha mẹ.
Việc bị la hét thường xuyên có thể gây ra những tác hại về tâm lý ở trẻ, đã được nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng minh, như tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng, rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).
Ngoài ra, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với người khác, tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi, chẳng hạn như chống đối, bạo lực.
Ngoài ra, trong quá trình dạy dỗ con, việc liên tục sử dụng lời la hét có thể làm cho con thu mình lại và tạo ra khoảng cách trong mối quan hệ cha mẹ - con cái.
Nếu tiếp tục áp dụng cách tiếp cận này để sửa sai và hình thành tính cách cho con, không chỉ khó có thể đạt được mục tiêu mong muốn mà còn có thể làm tăng sự cách biệt giữa cha mẹ và con cái do thiếu đi sự đồng cảm, lắng nghe và sự thấu hiểu từ phía cha mẹ.
Ngoài ảnh hưởng về mặt tinh thần, thể chất của trẻ cũng sẽ bị tác động trước những lời nói của cha mẹ. Sự căng thẳng do bị la hét có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến trí tuệ và quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Tâm trạng không ổn định có thể tạo ra hiệu ứng tiêu cực, ảnh hưởng đến kết quả học tập các hoạt động sinh hoạt khác. Ngoài ra, trẻ có thể trở nên trầm lặng, giảm khả năng giao tiếp, và thậm chí trở nên ngại nói hoặc không muốn chia sẻ ý kiến với người khác. Tình trạng này tạo ra khó khăn trong việc giao tiếp và tương tác xã hội, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Thay vì lớn tiếng, cha mẹ nên lựa chọn những phương pháp giáo dục tích cực hơn, chẳng hạn như:
• Trò chuyện nhẹ nhàng, thẳng thắn với trẻ: Cha mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu về hành vi sai trái của mình và tác hại của hành vi đó. Cha mẹ cũng nên lắng nghe ý kiến của trẻ và cùng trẻ tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề. • Thiết lập các quy tắc và giới hạn rõ ràng cho trẻ: Cha mẹ nên cùng trẻ thảo luận và thống nhất các quy tắc, giới hạn cần thiết trong gia đình. Cha mẹ cần nghiêm túc thực hiện các quy tắc và giới hạn đã đặt ra để trẻ hiểu rằng cha mẹ là người có trách nhiệm và đáng tin cậy.
• Khen ngợi và động viên trẻ: Cha mẹ nên khen ngợi và động viên trẻ khi trẻ có những hành vi đúng đắn. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy được yêu thương và tôn trọng, từ đó có động lực để thay đổi hành vi của mình.
Giao tiếp không chỉ đơn thuần là một hình thức truyền đạt thông điệp mà còn đòi hỏi sự tương tác và đối thoại giữa người nói và người nghe. Khi chỉ dạy con cái, quan trọng là tạo điều kiện cho chúng thể hiện ý kiến, mô tả suy nghĩ của mình để hiểu rõ hơn về tâm lý của trẻ, thay vì thể hiện sự bực tức và la hét mù quáng.
Việc la hét chỉ thể hiện được sự bất lực của cha mẹ khi không thể dạy dỗ con một cách tốt hơn.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng