Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị hóc dị vật

- Trẻ bị hóc dị vật là tình trạng nguy hiểm thường gặp, nhất là khi bé dưới 2 tuổi, do dị vật lạ nuốt không trôi gây hẹp hoặc gây tắc hoàn toàn đường thở. Đây là 1 tình trạng y tế khẩn cấp, nếu không xử lý kịp thời có thể khiến bé tử vong và gây tổn thương đến não không thể hồi phục.
1. Nguyên nhân trẻ bị hóc dị vật
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hóc dị vật, đặc biệt là khi ở nhà, người lớn không trông chừng trẻ cẩn thận. Một số lý do phổ biến có thể kể đến như trẻ bị sặc thức ăn, cháo, cơm, sữa.. 
Ngoài ra, do tính hiếu kỳ của trẻ em, nhiều bé thường cho các vật nhỏ, hình tròn hoặc các hình vuông, chữ nhật vào mồm, vào mũi các loại hạt, thuốc viên…. Chúng chính là thứ mắc lại trong cổ họng của trẻ, gây ra tình trạng học. 
Thêm vào đó, trẻ có thể bị hóc dị vật do sặc đờn, các loại thức uống, thạch rau câu… gây tắc nghẽn đường thở.
Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị hóc dị vật 1
Trẻ bị hóc dị vật rất dễ tử vong vì tắc đường thở
Cha mẹ cần phải để ý đến các loại thức ăn, đồ chơi mà trẻ thường xuyên tiếp xúc. Có thể trẻ sẽ bỏ vào miệng, sau đó nuốt chửng, trôi xuống họng, gây tắc nghẽn khí quản, thực quản.
2. Biểu hiện trẻ bị hóc dị vật là gì?
Sau khi chơi, đột nhiên trẻ bị ho sặc sụa, khuôn mặt trở nên tím tái nhanh chóng chỉ sau 1-2 phút, ngừng thở, mắt lờ đờ không còn tỉnh táo. Khi đó, cha mẹ cần phải nghĩ ngay đến trường hợp trẻ bị ngạt thở, tắc nghẽn đường thở. Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào kích thước dị vật đường thở.
Tắc đường thở mà trẻ xuất hiện biểu hiện ban đầu là khóc, khó thở, dần dần trở nên yếu đi và tím tái, hôn mê.
3. Cần xử trí như thế nào khi trẻ bị hóc dị vật đường thở?
Đường thở rất quan trọng đối với mỗi người, không riêng gì trẻ em. Vì vậy, trẻ bị hóc dị vật tắc đường thở sẽ khiến trẻ tử vong do không có không khí lưu thông vào trong cơ thể. Để xử trí kịp thời khi trẻ bị hóc dị vật, bạn cần làm như sau:
• Nếu trẻ còn tỉnh táo, hồng hào và khóc được, không khó thở: Cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để gắp dị vật ra.
• Nếu trẻ xuất hiện tình trạng tím tái: trẻ biểu hiện ra ngoài gương mặt tím tái, không nói được, khóc được, hoặc khóc yếu, cha mẹ nhanh chóng thực hiện thủ thuật Heimlich để đẩy dị vật ra khỏi đường thở đối với trẻ trên 2 tuổi và nhanh chóng gọi người cấp cứu, hỗ trợ, ấn ngực và vỗ lưng trẻ:
Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị hóc dị vật 2
Thủ thuật Heimlich giúp đẩy dị vật ở trẻ bị hóc dị vật đường thở
Thủ thuật Heimlich thực hiện như sau:
• Đứng ra đằng sau và vòng tay qua người về đằng trước của trẻ, đặt 1 bàn tay hình nắm đấu dưới mũi ức (phần dưới xương sườn), một tay ôm lấy nắm đấm
• Ấn bụng thật mạnh từ trước ra sau, từ dưới lên trên. Thực hiện khoảng 5 lần.
• Nếu dị vật đã ra ngoài, hãy dừng. Nếu chưa ra, cha mẹ lại tiếp tục ấn bụng như trên.
Trong trường hợp trẻ trên 2 tuổi bất tỉnh, cha mẹ làm như sau:
• Đặt trẻ nằm ngửa, sau đó dùng 2 tấy ấn mạnh đột ngột vào dưới xương ức của trẻ, ấn mạnh từ dưới lên trên
• Kiểm tra đường thở. Nếu như dị vật vẫn chưa ra, tiếp tục thực hiện cho đến khi vật bị hóc ra ngoài thì thôi và gọi cấp cứu.
Đối với trẻ dưới 2 tuổi, hãy gọi ngay cấp cứu sớm nhất có thể và thực hiện động tác vỗ ngực:
• Đặt trẻ nằm sấp lên đùi, dốc ngược trẻ, đầu chúi xuống đất, 1 tay dùng ngón trỏ và ngón giữa để đẩy cằm lên để không làm gập đường thở.
• Dùng tay còn lại vỗ thật mạnh vào sau lưng trẻ
• Thực hiện vỗ lưng nếu dị vật chưa ra ngoài cho đến khi dị vật rơi ra và trẻ khóc được.
Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị hóc dị vật 3
Thủ thuật Heimlich giúp đẩy dị vật ở trẻ bị hóc dị vật đường thở
 4. Cách phòng tránh trẻ bị hóc dị vật đường thở
Có rất nhiều cách cha mẹ có thể áp dụng để tránh dị vật gây tắc đường thở ở trẻ. Cha mẹ, giúp việc, người trông coi trẻ cần phải cẩn trọng đối với những món đồ chơi nhỏ hoặc các loại hạt có thể gây hóc. Một số cách đơn giản có thể áp dụng tại nhà như sau:
• Để tất cả những đồ vật nhỏ có thể gây nguy hiểm cho trẻ, đặc biệt là những đồ vật tròn, nhẵn dễ rơi vào đường thở, xa tầm tay trẻ. 
• Không ép trẻ ăn uống khi đang khóc, hoặc nghịch thức ăn trong miệng.
• Dạy trẻ thói quen không cho đồ dùng, đồ chơi vào miệng. 
• Không cho trẻ ăn những thức ăn dễ hóc như lạc, thạch, nhãn…
Trong nhà có trẻ nhỏ cha mẹ cần chú ý tới các đồ vật bé, các đồ chơi khuyến cáo cho trẻ theo độ tuổi, khi ăn chú ý các loại đồ ăn có thể gây khó nuốt, vật cứng làm hóc trẻ. Đồ đạc cần để cao tránh tấm với của trẻ, tránh sự hiếu kỳ của trẻ gây những đáng tiếc cho gia đình. Hãy chú ý đến trẻ nhiều hơn để tránh việc trẻ bị hóc dị vật đường thở nhé.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây