Cách chăm sóc trẻ sơ sinh ngủ ngon suốt đêm
2023-01-18T21:42:18+07:00 2023-01-18T21:42:18+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-tre-tu-0/cach-cham-soc-tre-so-sinh-ngu-ngon-suot-dem-289.html /themes/default/images/no_image.gif
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
18/01/2023 10:00 | Chăm sóc trẻ từ 0-5 tuổi

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh chắc chắn là một quá trình khó khăn, bỡ ngỡ đối với các mẹ, đặc biệt là với giấc ngủ của bé. Bởi trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều và khi mới sinh bé vẫn quen với môi trường sống trong bụng mẹ , nên sẽ có khả năng bé dậy bất cứ lúc nào, kể cả vào ban đêm để bú mẹ trong những tháng đầu tiên, dẫn đến việc dỗ bé ngủ rất khó.
Sau đây là một số mẹo giúp chăm trẻ sơ sinh ngủ ngon lành suốt đêm.
1. Vai trò của giấc ngủ với sự phát triển của trẻ sơ sinh
Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé cả về thể chất và tinh thần. Ngoài ra, giấc ngủ giúp nâng cao khả năng học tập, tương tác với thế giới xung quanh của trẻ và cũng có những tác động tích cực đến tâm trạng của trẻ.
Với trẻ sơ sinh, giấc ngủ ngon cũng giúp duy trì cân nặng hợp lý, tăng trưởng chiều cao, ngăn ngừa rối loạn tim và giảm các nguy cơ tổn thương về não bộ.
2. Trẻ sơ sinh cần ngủ bao lâu?
• 0-3 tháng
Trong hai đến ba tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 14-17 giờ mỗi ngày. Tại thời điểm này, cơ thể của trẻ sẽ không đồng bộ với thời gian của môi trường; do đó chúng có thể thức dậy bất cứ lúc nào khi cảm thấy đói, khó chịu hoặc cần thay tã. Giấc ngủ ngắn cũng khá phổ biến trong những tháng này vì nhu cầu chính của trẻ là được bú sữa thường xuyên và ngủ.
• 4-5 tháng
Khi bé được 4 đến 5 tháng tuổi, bé sẽ ngủ khoảng 12 đến 16 giờ mỗi ngày, kéo dài thời gian ngủ vào ban ngày và ban đêm. Việc rối loạn giấc ngủ có thể phát sinh trong những tháng này và mẹ có thể cần để tâm nhiều hơn bởi bé mọc răng hoặc trào ngược axit.
• 6 tháng
Khi trẻ chạm mốc 6 tháng, thời lượng giấc ngủ giảm xuống còn 10 đến 11 giờ, khi đó trẻ có thể ngủ nhiều giờ hơn vào ban đêm. Mặc dù sau sáu tháng, trẻ hoàn toàn có thể ngủ ngon vào ban đêm, nhưng với một số trẻ, việc rối loạn phát triển có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
3. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giấc Ngủ Thường Ngày Của Bé
Trẻ sơ sinh cần thời gian để tự điều chỉnh thói quen ngủ. Ngoài nhịp sinh học, một số yếu tố về y tế, môi trường cũng có thể cản trở thói quen của trẻ.
• Đói
Sữa mẹ nhạt và dễ tiêu hóa nên trẻ thường xuyên phải thức dậy để bú. Trường hợp này sẽ xảy ra nhiều hơn ở trẻ sơ sinh và giảm dần khi trẻ lớn lên.
Giải pháp: Trong trường hợp con đói hoặc cần thay tã, hãy nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của chúng để giúp bé nhanh chóng ổn định.
• Trào ngược axit
Trào ngược axit là tình trạng axit trong dạ dày trào ngược vào ống dẫn thức ăn và gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Điều này gây ra tình trạng quấy khóc nhiều, nôn trớ, rối loạn giấc ngủ và nghẹt thở ở trẻ sơ sinh. Phản xạ này thường tăng cao ở trẻ khoảng 3-4 tháng tuổi.
Giải pháp: Nếu bé thức giấc vì trào ngược axit, bạn có thể bế bé ở tư thế thẳng đứng sau khi bú. Ngoài ra, các mẹ đang cho con bú có thể cố gắng cắt giảm những món ăn gây đầy hơi.
• Dị ứng thực phẩm
Sữa công thức dành cho trẻ em có chứa casein hoặc nếu người mẹ tiêu thụ sữa bò có thể khiến trẻ không dung nạp hoặc dị ứng, dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng và trằn trọc về đêm.
Giải pháp: Loại bỏ các sản phẩm có sữa bò hoặc những thực phẩm gây đầy hơi khỏi chế độ ăn của em bé hoặc mẹ.
• Mọc răng
Đau khi mọc răng cũng có thể là lý do khiến trẻ thức giấc vào ban đêm. Những cơn đau này bắt đầu sớm nhất là từ 3 đến 4 tháng. Trẻ mọc răng thường quấy khóc nhiều và nuốt nhiều không khí dẫn đến dễ đầy hơi.
Giải pháp: Nếu bé có vẻ quấy khóc và cáu kỉnh, bạn có thể đung đưa bé, ôm bé vào lòng và cho bé ngậm ti lạnh để làm dịu cơn đau.
• Quá mệt mỏi
Đôi khi các mẹ nghĩ rằng nếu cho bé ngủ vào ban ngày thì bé sẽ không ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên, điều này lại khiến trẻ quá sức vì không được nghỉ ngơi hợp lý.
Giải pháp: Theo dõi các dấu hiệu mệt mỏi của bé, chẳng hạn như dụi mắt hoặc ngáp, và đặt bé xuống để chợp mắt. Đừng chờ đợi hay đánh thức bé quá nhiều vì điều này sẽ chỉ khiến bé quá mệt mỏi và làm rối loạn thói quen ngủ vào ban đêm.
Ngoài ra, khi trẻ quấy khóc còn có một lý do thông báo cho bố mẹ biết về tình trạng cơ thể của bé: có thể là bé đi tiểu hay ị ra tã gây ẩm ướt khó chịu, hoặc cũng có thể trong người bé đang khó chịu điều gì đó mà bé chỉ có tiếng khóc để thông báo được đến với thế giới bên ngoài như kiến hay con gì đó cắn trong người. Nếu khi bố mẹ đã kiểm tra tã, thay bỉm, thay quần áo, cho bé ăn no, ôm bé vào lòng xoa dịu mà em bé vẫn khóc thì bố mẹ cẩn thận hơn nữa các dấu hiệu khác như tấy đỏ người, sốt… thì nên đưa bé tới bác sĩ khám để có được sự an tâm.
Những tháng đầu tiên làm cha mẹ có thể đầy thử thách và khó khăn, tuy nhiên mẹ hãy tin tưởng vào bản thân và tận hưởng thiên chức làm cha mẹ. Hãy dành thời gian quan sát thói quen và cách giao tiếp của bé để có thể hiểu và đáp ứng nhu cầu về giấc ngủ của bé. Ngoài ra, hãy tôn trọng sở thích của con bạn dù chúng dậy sớm hay ngủ muộn để và sắp xếp thói quen đi ngủ cho phù hợp.
Sau đây là một số mẹo giúp chăm trẻ sơ sinh ngủ ngon lành suốt đêm.
1. Vai trò của giấc ngủ với sự phát triển của trẻ sơ sinh
Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé cả về thể chất và tinh thần. Ngoài ra, giấc ngủ giúp nâng cao khả năng học tập, tương tác với thế giới xung quanh của trẻ và cũng có những tác động tích cực đến tâm trạng của trẻ.
Với trẻ sơ sinh, giấc ngủ ngon cũng giúp duy trì cân nặng hợp lý, tăng trưởng chiều cao, ngăn ngừa rối loạn tim và giảm các nguy cơ tổn thương về não bộ.

2. Trẻ sơ sinh cần ngủ bao lâu?
• 0-3 tháng
Trong hai đến ba tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 14-17 giờ mỗi ngày. Tại thời điểm này, cơ thể của trẻ sẽ không đồng bộ với thời gian của môi trường; do đó chúng có thể thức dậy bất cứ lúc nào khi cảm thấy đói, khó chịu hoặc cần thay tã. Giấc ngủ ngắn cũng khá phổ biến trong những tháng này vì nhu cầu chính của trẻ là được bú sữa thường xuyên và ngủ.
• 4-5 tháng
Khi bé được 4 đến 5 tháng tuổi, bé sẽ ngủ khoảng 12 đến 16 giờ mỗi ngày, kéo dài thời gian ngủ vào ban ngày và ban đêm. Việc rối loạn giấc ngủ có thể phát sinh trong những tháng này và mẹ có thể cần để tâm nhiều hơn bởi bé mọc răng hoặc trào ngược axit.
• 6 tháng
Khi trẻ chạm mốc 6 tháng, thời lượng giấc ngủ giảm xuống còn 10 đến 11 giờ, khi đó trẻ có thể ngủ nhiều giờ hơn vào ban đêm. Mặc dù sau sáu tháng, trẻ hoàn toàn có thể ngủ ngon vào ban đêm, nhưng với một số trẻ, việc rối loạn phát triển có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
3. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giấc Ngủ Thường Ngày Của Bé
Trẻ sơ sinh cần thời gian để tự điều chỉnh thói quen ngủ. Ngoài nhịp sinh học, một số yếu tố về y tế, môi trường cũng có thể cản trở thói quen của trẻ.
• Đói
Sữa mẹ nhạt và dễ tiêu hóa nên trẻ thường xuyên phải thức dậy để bú. Trường hợp này sẽ xảy ra nhiều hơn ở trẻ sơ sinh và giảm dần khi trẻ lớn lên.
Giải pháp: Trong trường hợp con đói hoặc cần thay tã, hãy nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của chúng để giúp bé nhanh chóng ổn định.
• Trào ngược axit
Trào ngược axit là tình trạng axit trong dạ dày trào ngược vào ống dẫn thức ăn và gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Điều này gây ra tình trạng quấy khóc nhiều, nôn trớ, rối loạn giấc ngủ và nghẹt thở ở trẻ sơ sinh. Phản xạ này thường tăng cao ở trẻ khoảng 3-4 tháng tuổi.
Giải pháp: Nếu bé thức giấc vì trào ngược axit, bạn có thể bế bé ở tư thế thẳng đứng sau khi bú. Ngoài ra, các mẹ đang cho con bú có thể cố gắng cắt giảm những món ăn gây đầy hơi.
• Dị ứng thực phẩm
Sữa công thức dành cho trẻ em có chứa casein hoặc nếu người mẹ tiêu thụ sữa bò có thể khiến trẻ không dung nạp hoặc dị ứng, dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng và trằn trọc về đêm.
Giải pháp: Loại bỏ các sản phẩm có sữa bò hoặc những thực phẩm gây đầy hơi khỏi chế độ ăn của em bé hoặc mẹ.
• Mọc răng
Đau khi mọc răng cũng có thể là lý do khiến trẻ thức giấc vào ban đêm. Những cơn đau này bắt đầu sớm nhất là từ 3 đến 4 tháng. Trẻ mọc răng thường quấy khóc nhiều và nuốt nhiều không khí dẫn đến dễ đầy hơi.
Giải pháp: Nếu bé có vẻ quấy khóc và cáu kỉnh, bạn có thể đung đưa bé, ôm bé vào lòng và cho bé ngậm ti lạnh để làm dịu cơn đau.
• Quá mệt mỏi
Đôi khi các mẹ nghĩ rằng nếu cho bé ngủ vào ban ngày thì bé sẽ không ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên, điều này lại khiến trẻ quá sức vì không được nghỉ ngơi hợp lý.
Giải pháp: Theo dõi các dấu hiệu mệt mỏi của bé, chẳng hạn như dụi mắt hoặc ngáp, và đặt bé xuống để chợp mắt. Đừng chờ đợi hay đánh thức bé quá nhiều vì điều này sẽ chỉ khiến bé quá mệt mỏi và làm rối loạn thói quen ngủ vào ban đêm.
Ngoài ra, khi trẻ quấy khóc còn có một lý do thông báo cho bố mẹ biết về tình trạng cơ thể của bé: có thể là bé đi tiểu hay ị ra tã gây ẩm ướt khó chịu, hoặc cũng có thể trong người bé đang khó chịu điều gì đó mà bé chỉ có tiếng khóc để thông báo được đến với thế giới bên ngoài như kiến hay con gì đó cắn trong người. Nếu khi bố mẹ đã kiểm tra tã, thay bỉm, thay quần áo, cho bé ăn no, ôm bé vào lòng xoa dịu mà em bé vẫn khóc thì bố mẹ cẩn thận hơn nữa các dấu hiệu khác như tấy đỏ người, sốt… thì nên đưa bé tới bác sĩ khám để có được sự an tâm.

Những tháng đầu tiên làm cha mẹ có thể đầy thử thách và khó khăn, tuy nhiên mẹ hãy tin tưởng vào bản thân và tận hưởng thiên chức làm cha mẹ. Hãy dành thời gian quan sát thói quen và cách giao tiếp của bé để có thể hiểu và đáp ứng nhu cầu về giấc ngủ của bé. Ngoài ra, hãy tôn trọng sở thích của con bạn dù chúng dậy sớm hay ngủ muộn để và sắp xếp thói quen đi ngủ cho phù hợp.
Tags: Sức khỏe mẹ và bé
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng
