Ngăn Ngừa Suy Dinh Dưỡng Thể Phù Ở Trẻ Em: Cẩm Nang Phòng Tránh Hiệu Quả
2025-01-09T08:55:51+07:00 2025-01-09T08:55:51+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/ngan-ngua-suy-dinh-duong-the-phu-o-tre-em-cam-nang-phong-tranh-hieu-qua-4680.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2025_01/ngan-ngua-suy-dinh-duong-the-phu-o-tre-em-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
07/01/2025 10:05 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Suy dinh dưỡng thể phù là một trong số các dạng suy dinh dưỡng khó phát hiện ra nhất của trẻ em, do bệnh biểu hiện ra bên ngoài trông bé vẫn mập mạp, khỏe mạnh. Vì vậy, cần tìm hiểu và nắm bắt nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng để có sự chăm sóc và điều chỉnh chế độ ăn phù hợp giúp bé phát triển tốt.
Suy dinh dưỡng thể phù là gì?
Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) là một dạng suy dinh dưỡng thường gặp ở trẻ em từ 1-3 tuổi do lượng dinh dưỡng trẻ nạp vào mỗi ngày bị mất cân bằng nghiêm trọng (cụ thể là thừa tinh bột và thiếu protein). Khi đó, trẻ thường có biểu hiện bị phù chân đến mắt, trên da trẻ khi đó sẽ có xuất hiện các sắc tố màu nâu lấm chấm, nấu để bong ra nhiễm khuẩn, lở loét rất nguy hiểm cho bé.
Biểu hiện của suy dinh dưỡng thể phù
Khác với các loại suy dinh dưỡng thông thường, trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù có biểu hiện gầy ốm mà thường tròn trịa hoặc đầy đặn ở một số vị trí trên cơ thể (ví dụ như khuôn mặt béo tròn nhưng tay chân lại khẳng khiu. Đặc điểm của khu vực bị phù là phù trắng, mềm, ấn lõm nên dễ bị lầm tưởng là trẻ vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường. Nặng hơn là phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, màng tinh hoàn ở bé trai.
Một lưu ý nho nhỏ để nhận ra bé bị suy dinh dưỡng thể phù là mặc dù nhìn bên ngoài có vẻ mập mạp, đầy đặn nhưng lại không đều ở các vị trí trong cơ thể. Do đó, khi chăm sóc con, ba mẹ cần chịu khó quan sát và để ý thật kỹ để phát hiện và điều trị cho bé ngay lập tức. Các nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng thể phù
Suy dinh dưỡng thể phù có thể bị gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Ta có thể kể đến đầu tiên là do bệnh di truyền hoặc nhiễm khuẩn từ khi trẻ vẫn còn sơ sinh. Bên cạnh đó, chế độ ăn không khoa học, khẩu phần ăn không cân bằng, thiếu chất đạm hoặc tiêu thụ các loại sữa không phù hợp cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra suy dinh dưỡng thể phù.
Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất là do bé không được nuôi bằng sữa mẹ mà thay vào đó là sử dụng sữa bột, sữa công thức, … khiến cơ thể bé không đủ chất hoặc do ba mẹ có những sai lầm trong quá trình chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng cho con trong giai đoạn ăn dặm từ 6-24 tháng tuổi.
Cách phòng ngừa suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ em
Để đề phòng tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ và tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất, cần chăm sóc và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ ngay từ khi bé vẫn còn nằm trong bụng mẹ. Cụ thể:
- Khi em bé chào đời thì cần được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Sau 6 tháng, trẻ có thể được chuyển qua ăn dặm kết hợp với bú sữa mẹ để có đầy đủ dưỡng chất hơn. Cần lưu ý là kế hoạch ăn dặm của trẻ cần phải đảm bảo cân đối đủ 4 nhóm thức ăn cho trẻ. Đây cũng là cách phòng ngừa suy dinh dưỡng hiệu quả nhất cho bé. - Ngoài ra, việc bổ sung dưỡng chất từ bên ngoài, đặc biệt là sữa bột cũng rất quan trọng giúp bé phát triển thể chất và trí tuệ một cách khỏe mạnh và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên cho ăn sữa bột nguyên kem vì dễ dẫn đến thừa đạm, làm rối loạn tiêu hóa của trẻ.
Như vậy, những bệnh liên quan đến suy dinh dưỡng của trẻ vẫn luôn là mối lo hàng đầu của nhiều cha mẹ. Bởi vậy, ngay từ khi mang thai, ba mẹ hãy quan tâm và tìm hiểu những thông tin về dinh dưỡng và chăm sóc cho trẻ để cho bé được nuôi dưỡng một cách khỏe mạnh nhất.
Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) là một dạng suy dinh dưỡng thường gặp ở trẻ em từ 1-3 tuổi do lượng dinh dưỡng trẻ nạp vào mỗi ngày bị mất cân bằng nghiêm trọng (cụ thể là thừa tinh bột và thiếu protein). Khi đó, trẻ thường có biểu hiện bị phù chân đến mắt, trên da trẻ khi đó sẽ có xuất hiện các sắc tố màu nâu lấm chấm, nấu để bong ra nhiễm khuẩn, lở loét rất nguy hiểm cho bé.
Biểu hiện của suy dinh dưỡng thể phù
Khác với các loại suy dinh dưỡng thông thường, trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù có biểu hiện gầy ốm mà thường tròn trịa hoặc đầy đặn ở một số vị trí trên cơ thể (ví dụ như khuôn mặt béo tròn nhưng tay chân lại khẳng khiu. Đặc điểm của khu vực bị phù là phù trắng, mềm, ấn lõm nên dễ bị lầm tưởng là trẻ vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường. Nặng hơn là phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, màng tinh hoàn ở bé trai.
Một lưu ý nho nhỏ để nhận ra bé bị suy dinh dưỡng thể phù là mặc dù nhìn bên ngoài có vẻ mập mạp, đầy đặn nhưng lại không đều ở các vị trí trong cơ thể. Do đó, khi chăm sóc con, ba mẹ cần chịu khó quan sát và để ý thật kỹ để phát hiện và điều trị cho bé ngay lập tức. Các nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng thể phù
Suy dinh dưỡng thể phù có thể bị gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Ta có thể kể đến đầu tiên là do bệnh di truyền hoặc nhiễm khuẩn từ khi trẻ vẫn còn sơ sinh. Bên cạnh đó, chế độ ăn không khoa học, khẩu phần ăn không cân bằng, thiếu chất đạm hoặc tiêu thụ các loại sữa không phù hợp cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra suy dinh dưỡng thể phù.
Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất là do bé không được nuôi bằng sữa mẹ mà thay vào đó là sử dụng sữa bột, sữa công thức, … khiến cơ thể bé không đủ chất hoặc do ba mẹ có những sai lầm trong quá trình chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng cho con trong giai đoạn ăn dặm từ 6-24 tháng tuổi.
Cách phòng ngừa suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ em
Để đề phòng tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ và tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất, cần chăm sóc và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ ngay từ khi bé vẫn còn nằm trong bụng mẹ. Cụ thể:
- Khi em bé chào đời thì cần được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Sau 6 tháng, trẻ có thể được chuyển qua ăn dặm kết hợp với bú sữa mẹ để có đầy đủ dưỡng chất hơn. Cần lưu ý là kế hoạch ăn dặm của trẻ cần phải đảm bảo cân đối đủ 4 nhóm thức ăn cho trẻ. Đây cũng là cách phòng ngừa suy dinh dưỡng hiệu quả nhất cho bé. - Ngoài ra, việc bổ sung dưỡng chất từ bên ngoài, đặc biệt là sữa bột cũng rất quan trọng giúp bé phát triển thể chất và trí tuệ một cách khỏe mạnh và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên cho ăn sữa bột nguyên kem vì dễ dẫn đến thừa đạm, làm rối loạn tiêu hóa của trẻ.
Như vậy, những bệnh liên quan đến suy dinh dưỡng của trẻ vẫn luôn là mối lo hàng đầu của nhiều cha mẹ. Bởi vậy, ngay từ khi mang thai, ba mẹ hãy quan tâm và tìm hiểu những thông tin về dinh dưỡng và chăm sóc cho trẻ để cho bé được nuôi dưỡng một cách khỏe mạnh nhất.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng