Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm và dấu hiệu nhận biết
2023-02-11T14:03:00+07:00 2023-02-11T14:03:00+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/dau-mat-do-o-tre-so-sinh-co-nguy-hiem-va-dau-hieu-nhan-biet-590.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_02/dau-mat-do-5.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
11/02/2023 14:03 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Đau mắt thường gây ngứa, khó chịu thông thường làm cho trẻ hay dụi mắt và lây lan bị nặng hơn. Và Ba mẹ thường cảm thấy sốt sắng khi bé bị đau mắt đỏ nhưng đau mắt đỏ thường là một căn bệnh nhiễm trùng nhẹ rất giống cảm lạnh thông thường. Sau đây là một số triệu chứng và biện pháp điều trị cho bé.
Đau mắt đỏ là một trong những bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến nhất ở trẻ em và người lớn. Mặc dù đau mắt đỏ gây khó chịu và dễ lây lan, nhưng nó lại không phải một căn bệnh nặng hay khó chữa trị.
Dưới đây là những điều ba mẹ cần biết về triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi. 1. Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là tình trạng viêm kết mạc, hoặc viêm màng lót mắt và mí mắt. Lòng trắng của mắt chuyển sang màu hồng hoặc đỏ - triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh - do các mạch máu của mắt bị viêm do nhiễm trùng, kích ứng hoặc dị ứng.
Đau mắt đỏ do vi khuẩn và virus có thể lây truyền qua ho, hắt hơi và tiếp xúc tay-mắt với dịch tiết của mắt. Đau mắt đỏ do dị ứng hoặc chất kích thích thường sẽ không lây.
2. Nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi
Có một số nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi:
• Vi-rút (đa số sẽ gây ra cảm lạnh): là nguyên nhân phổ biến nhất
• Vi khuẩn, một số trong đó cũng gây viêm họng liên cầu khuẩn
• Các chất gây dị ứng như bụi, phấn hoa, lông động vật hoặc nấm mốc
• Các chất kích thích bao gồm sương khói hoặc clo
• Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (như bệnh lậu và chlamydia) cũng có thể truyền từ mẹ sang trẻ sơ sinh khi sinh, gây đau mắt đỏ 3. Triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi
Các triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi khác nhau tùy thuộc vào loại nhiễm trùng và mức độ nghiêm trọng.
• Nhiễm virus
• Một hoặc cả hai mắt có màu hồng
• Chảy nước mắt
• Mắt cảm giác như bị bỏng
• Con bạn cũng có thể bị cảm lạnh hoặc adenovirus, một loại vi-rút thường liên quan đến bệnh đau mắt đỏ có thể gây sốt, đau họng và các triệu chứng khác
• Nhiễm khuẩn
• Một hoặc cả hai mắt có màu hồng hoặc đỏ
• Cùng một mắt có dịch tiết màu vàng hoặc xanh lục
• Mắt cảm giác đau
• Con cũng có thể bị nhiễm trùng tai, thường đi kèm với đau mắt đỏ do vi khuẩn
• Dị ứng
• Hai mắt đỏ hoe và đẫm lệ
• Đi kèm với nghẹt mũi hoặc sổ mũi
• Trẻ mới biết đi có thể kêu ngứa mũi
• Các triệu chứng giống như dị ứng khác xuất hiện
• Chất kích thích hóa học
• Hai mắt đỏ hoe và đẫm lệ
• Mí mắt trông sưng húp
• Các triệu chứng xuất hiện sau khi bơi trong hồ bơi hoặc khi mức độ ô nhiễm không khí cao 4. Điều trị đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi
• Theo nguyên nhân lây nhiễm
- Bác sĩ nhi khoa kê toa thuốc kháng sinh nếu họ nghi ngờ nhiễm trùng do vi khuẩn. Chỉ có nhiễm trùng do vi khuẩn có thể được chữa trị với thuốc kháng sinh.
- Bệnh đau mắt đỏ do vi-rút sẽ tự khỏi nên nếu bác sĩ cho rằng vi-rút là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của con thì họ có thể sẽ đề xuất các bước để tránh lây nhiễm và giúp con cảm thấy dễ chịu hơn trong khi bạn chờ đợi khỏi bệnh.
- Nếu bác sĩ nghi ngờ con bạn bị đau mắt đỏ do dị ứng, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc nhỏ mắt kháng histamin. Trong trường hợp chất kích ứng như clo gây đỏ mắt, bác sĩ có thể giúp bạn rửa mắt cho trẻ hoặc đề nghị sử dụng thuốc nhỏ mắt đặc biệt.
• Một số biện pháp khắc phục tại nhà
- Lau sạch phần gỉ mắt của bé bằng vải sạch, ướt, gạc hoặc bông gòn, đặc biệt là vào buổi sáng và sau khi ngủ trưa.
- Chườm gạc (ấm nếu do vi khuẩn/virus; chườm mát nếu do dị ứng hoặc các chất kích thích khác) để giảm sưng.
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt bôi trơn không kê đơn (nước mắt nhân tạo) dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Nhiễm trùng mắt đỏ sẽ thường khỏi trong vòng ba đến năm ngày sau khi điều trị hoặc tối đa hai tuần mà không cần điều trị (nếu bệnh do vi-rút). Bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào kéo dài lâu hơn mẹ nên đưa bé đi khám để đảm bảo phát hiện đúng và điều trị bệnh kịp thời. Ngoài ra, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa ngay nếu em bé có vẻ khó nhìn, rất nhạy cảm với ánh sáng (đặc biệt là ánh sáng trong nhà) hoặc nếu mắt bé rất đỏ.
Dưới đây là những điều ba mẹ cần biết về triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi. 1. Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là tình trạng viêm kết mạc, hoặc viêm màng lót mắt và mí mắt. Lòng trắng của mắt chuyển sang màu hồng hoặc đỏ - triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh - do các mạch máu của mắt bị viêm do nhiễm trùng, kích ứng hoặc dị ứng.
Đau mắt đỏ do vi khuẩn và virus có thể lây truyền qua ho, hắt hơi và tiếp xúc tay-mắt với dịch tiết của mắt. Đau mắt đỏ do dị ứng hoặc chất kích thích thường sẽ không lây.
2. Nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi
Có một số nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi:
• Vi-rút (đa số sẽ gây ra cảm lạnh): là nguyên nhân phổ biến nhất
• Vi khuẩn, một số trong đó cũng gây viêm họng liên cầu khuẩn
• Các chất gây dị ứng như bụi, phấn hoa, lông động vật hoặc nấm mốc
• Các chất kích thích bao gồm sương khói hoặc clo
• Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (như bệnh lậu và chlamydia) cũng có thể truyền từ mẹ sang trẻ sơ sinh khi sinh, gây đau mắt đỏ 3. Triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi
Các triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi khác nhau tùy thuộc vào loại nhiễm trùng và mức độ nghiêm trọng.
• Nhiễm virus
• Một hoặc cả hai mắt có màu hồng
• Chảy nước mắt
• Mắt cảm giác như bị bỏng
• Con bạn cũng có thể bị cảm lạnh hoặc adenovirus, một loại vi-rút thường liên quan đến bệnh đau mắt đỏ có thể gây sốt, đau họng và các triệu chứng khác
• Nhiễm khuẩn
• Một hoặc cả hai mắt có màu hồng hoặc đỏ
• Cùng một mắt có dịch tiết màu vàng hoặc xanh lục
• Mắt cảm giác đau
• Con cũng có thể bị nhiễm trùng tai, thường đi kèm với đau mắt đỏ do vi khuẩn
• Dị ứng
• Hai mắt đỏ hoe và đẫm lệ
• Đi kèm với nghẹt mũi hoặc sổ mũi
• Trẻ mới biết đi có thể kêu ngứa mũi
• Các triệu chứng giống như dị ứng khác xuất hiện
• Chất kích thích hóa học
• Hai mắt đỏ hoe và đẫm lệ
• Mí mắt trông sưng húp
• Các triệu chứng xuất hiện sau khi bơi trong hồ bơi hoặc khi mức độ ô nhiễm không khí cao 4. Điều trị đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi
• Theo nguyên nhân lây nhiễm
- Bác sĩ nhi khoa kê toa thuốc kháng sinh nếu họ nghi ngờ nhiễm trùng do vi khuẩn. Chỉ có nhiễm trùng do vi khuẩn có thể được chữa trị với thuốc kháng sinh.
- Bệnh đau mắt đỏ do vi-rút sẽ tự khỏi nên nếu bác sĩ cho rằng vi-rút là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của con thì họ có thể sẽ đề xuất các bước để tránh lây nhiễm và giúp con cảm thấy dễ chịu hơn trong khi bạn chờ đợi khỏi bệnh.
- Nếu bác sĩ nghi ngờ con bạn bị đau mắt đỏ do dị ứng, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc nhỏ mắt kháng histamin. Trong trường hợp chất kích ứng như clo gây đỏ mắt, bác sĩ có thể giúp bạn rửa mắt cho trẻ hoặc đề nghị sử dụng thuốc nhỏ mắt đặc biệt.
• Một số biện pháp khắc phục tại nhà
- Lau sạch phần gỉ mắt của bé bằng vải sạch, ướt, gạc hoặc bông gòn, đặc biệt là vào buổi sáng và sau khi ngủ trưa.
- Chườm gạc (ấm nếu do vi khuẩn/virus; chườm mát nếu do dị ứng hoặc các chất kích thích khác) để giảm sưng.
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt bôi trơn không kê đơn (nước mắt nhân tạo) dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Nhiễm trùng mắt đỏ sẽ thường khỏi trong vòng ba đến năm ngày sau khi điều trị hoặc tối đa hai tuần mà không cần điều trị (nếu bệnh do vi-rút). Bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào kéo dài lâu hơn mẹ nên đưa bé đi khám để đảm bảo phát hiện đúng và điều trị bệnh kịp thời. Ngoài ra, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa ngay nếu em bé có vẻ khó nhìn, rất nhạy cảm với ánh sáng (đặc biệt là ánh sáng trong nhà) hoặc nếu mắt bé rất đỏ.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng