4 mẹo giúp thiết lập thói quen đi ngủ cho trẻ sơ sinh
2023-07-02T17:26:33+07:00 2023-07-02T17:26:33+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/4-meo-giup-thiet-lap-thoi-quen-di-ngu-cho-tre-so-sinh-1567.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_07/11.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
02/07/2023 07:51 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Việc thiết lập thói quen đi ngủ nhất quán cho bé là vô cùng quan trọng để tạo cho bé thói quen đi ngủ tốt, tăng chất lượng giấc ngủ giúp cả gia đình và bé có thời gian nghỉ ngơi tốt hơn.
Thói quen đi ngủ của trẻ sơ sinh sẽ báo hiệu cho con biết lúc nào là thời gian giãn và khi nào đến giờ đi ngủ. Một thói quen tốt nên được rèn luyện để phù hợp với lịch trình của gia đình và có thể được thực hiện đều đặn hàng ngày.
1. Khi nào ba mẹ nên bắt đầu thói quen đi ngủ cho bé?
Đừng ép bản thân phải đặt thói quen đi ngủ ngay cho con khi con mới được ra đời không lâu bởi bé cần thời gian hồi phục và thích nghi. Hơn nữa, trẻ sơ sinh không có đủ cảm giác về ngày và đêm để có bất kỳ nhận biết được thời gian nghỉ ngơi vào giai đoạn đầu.
Tuy nhiên, khi em bé được khoảng 6 - 8 tuần tuổi, mẹ có thể thử bắt đầu thói quen đi ngủ cho bé. Thời gian đầu có thể có thể chỉ là âu yếm, cho bé ăn và đọc một cuốn sách ngắn trước khi đi ngủ. 2. Tại sao thói quen đi ngủ của bé lại quan trọng?
Các thói quen trước khi đi ngủ có thể giúp củng cố nhịp sinh học tự nhiên của trẻ sơ sinh, dạy chúng về sự khác biệt giữa ngày và đêm. Một thói quen trước khi đi ngủ đều đặn tạo cảm giác thoải mái cho bé có thể đặc biệt hữu ích trong giai đoạn dỗ con ngủ hoặc luyện ngủ cho con sau này, khi bé được 4 - 6 tháng tuổi.
Ngoài ra, một thói quen ngủ nhất quán giúp:
• Bé nhận thức rõ ràng đã đến lúc thư giãn và chuẩn bị đi ngủ, từ đó giúp bé ngủ dễ hơn.
• Trẻ khó đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ là điều bình thường trong suốt năm đầu tiên vì vậy, một thói quen trước khi đi ngủ sẽ giúp bé dễ dàng vượt qua giai đoạn này.
• Giấc ngủ cũng quan trọng đối với sự phát triển trí não của bé.
• Ba mẹ có thể dễ dàng gắn kết với con nhỏ sau một ngày dài với buổi tối thư giãn.
Giấc ngủ chắc chắn là một trong những thách thức lớn trong năm đầu tiên chăm sóc bé. Tuy nhiên, thiết lập thói quen đi ngủ sớm sẽ giúp cả ba mẹ và bé ngủ ngon hơn trong nhiều năm tiếp theo nữa.
3. Thói quen đi ngủ tốt nhất cho bé
Không có thói quen đi ngủ nào được quy chuẩn chung cho mọi em bé. Do đó, ba mẹ hãy cố gắng linh hoạt và tìm những gì phù hợp với cả mẹ và bé. Sau đây là một số ví dụ về thói quen đi ngủ phù hợp với nhiều gia đình:
• Tắm nước ấm trước khi đi ngủ: Nước ấm có khả năng gây buồn ngủ rất tốt. Hãy thử kết hợp một chút mùi hương nhẹ nhàng lúc tắm cho bé để bé được thư giãn hơn. Tuy nhiên, không nên tắm cho trẻ sơ sinh mỗi đêm vì nó có thể làm khô làn da mỏng manh, nhạy cảm của trẻ.
• Đọc sách cho bé: Hãy thử ngồi trên một chiếc ghế bập bênh hoặc đung đưa nhẹ nhàng và đọc cho bé một cuốn sách bạn yêu thích bằng giọng trầm tĩnh, nhẹ nhàng, thư giãn để bé dễ chìm vào giấc ngủ.
• Âu yếm, xoa đầu bé nhẹ nhàng: Nghiên cứu cho thấy rằng những em bé được xoa đầu trước khi đi ngủ sẽ sản sinh ra nhiều hormone melatonin giúp bé dễ ngủ hơn.
• Hát ru: Một bài hát nhẹ nhàng tạo tiền đề cho giấc ngủ cũng là một biện pháp dân gian phổ biến khi dỗ trẻ sơ sinh đi ngủ.
• Nói những câu nói chúc ngủ ngon cùng với những cái vuốt ve nhẹ nhàng trên má và một nụ hôn lên đầu để tạo thành một dấu hiệu cho bé mỗi buổi tối đi ngủ. 4. Một số mẹo thiết lập thói quen đi ngủ cho bé
• Ghi lại nhật ký giấc ngủ của bé
Ba mẹ hãy ghi lại nhật ký các kiểu ngủ của bé, thời gian ngủ dài nhất trong đêm. Sẽ may mắn nếu con có thể ngủ 5 hoặc 6 tiếng liên tục trong những tháng đầu đời. Nếu không, tìm hiểu các tín hiệu về giấc ngủ của bé sẽ giúp mẹ xây dựng thói quen ngủ phù hợp hơn cho con.
Khi đã hiểu đại khái thời điểm bé ngủ lâu nhất vào ban đêm, hãy cố gắng sắp xếp thời gian cho thói quen trước khi ngủ khoảng 30 đến 45 phút trước thời gian ngủ tự nhiên của bé. Ví dụ: nếu con ấy có xu hướng ngủ trong khoảng thời gian dài nhất là từ 8 giờ tối đến 1 giờ sáng, hãy bắt đầu thói quen đi ngủ vào khoảng 7:15 hoặc 7:30 tối.
• Cho con ngủ cùng một chỗ
Hầu hết các em bé đôi khi sẽ ngủ gật trong xe đẩy hoặc ngủ trên tay ba mẹ. Tuy nhiên, chỉ cần đặt mục tiêu luôn cho bé ngủ trong nôi vào cùng một thời điểm, kể cả khi ngủ trưa từ khi bé được vài tháng tuổi để giúp con bạn ngủ ngon, đúng giấc và còn giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Nếu con yêu ngủ quên, hãy nhớ chuyển bé vào nôi càng sớm càng tốt.
• Tạo bầu không khí phù hợp
Giảm độ sáng của đèn, kéo rèm xuống hoặc đóng rèm cửa, tắt TV và cất điện thoại cũng là những cách để tạo dấu hiệu giấc ngủ cho bé.
• Điều chỉnh khi cần thiết
Lúc đầu, thói quen trước khi đi ngủ của bé có thể chỉ đơn giản là ôm bé và hát ru, sau đó là một câu chuyện yên tĩnh trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, khi em bé của bạn lớn lên, nhu cầu của bé cũng sẽ thay đổi, vì vậy hãy cố gắng linh hoạt và điều chỉnh khi cần thiết. Tóm lại, việc thiết lập thói quen đi ngủ cho bé có vai trò rất lớn đối với sức khỏe và sự phát triển của bé. Hãy thử áp dụng những mẹo trên để có thể tạo thói quen ngủ sớm cho con vừa giúp việc chăm sóc bé dễ dàng hơn, vừa tốt cho sự phát triển của bé.
1. Khi nào ba mẹ nên bắt đầu thói quen đi ngủ cho bé?
Đừng ép bản thân phải đặt thói quen đi ngủ ngay cho con khi con mới được ra đời không lâu bởi bé cần thời gian hồi phục và thích nghi. Hơn nữa, trẻ sơ sinh không có đủ cảm giác về ngày và đêm để có bất kỳ nhận biết được thời gian nghỉ ngơi vào giai đoạn đầu.
Tuy nhiên, khi em bé được khoảng 6 - 8 tuần tuổi, mẹ có thể thử bắt đầu thói quen đi ngủ cho bé. Thời gian đầu có thể có thể chỉ là âu yếm, cho bé ăn và đọc một cuốn sách ngắn trước khi đi ngủ. 2. Tại sao thói quen đi ngủ của bé lại quan trọng?
Các thói quen trước khi đi ngủ có thể giúp củng cố nhịp sinh học tự nhiên của trẻ sơ sinh, dạy chúng về sự khác biệt giữa ngày và đêm. Một thói quen trước khi đi ngủ đều đặn tạo cảm giác thoải mái cho bé có thể đặc biệt hữu ích trong giai đoạn dỗ con ngủ hoặc luyện ngủ cho con sau này, khi bé được 4 - 6 tháng tuổi.
Ngoài ra, một thói quen ngủ nhất quán giúp:
• Bé nhận thức rõ ràng đã đến lúc thư giãn và chuẩn bị đi ngủ, từ đó giúp bé ngủ dễ hơn.
• Trẻ khó đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ là điều bình thường trong suốt năm đầu tiên vì vậy, một thói quen trước khi đi ngủ sẽ giúp bé dễ dàng vượt qua giai đoạn này.
• Giấc ngủ cũng quan trọng đối với sự phát triển trí não của bé.
• Ba mẹ có thể dễ dàng gắn kết với con nhỏ sau một ngày dài với buổi tối thư giãn.
Giấc ngủ chắc chắn là một trong những thách thức lớn trong năm đầu tiên chăm sóc bé. Tuy nhiên, thiết lập thói quen đi ngủ sớm sẽ giúp cả ba mẹ và bé ngủ ngon hơn trong nhiều năm tiếp theo nữa.
3. Thói quen đi ngủ tốt nhất cho bé
Không có thói quen đi ngủ nào được quy chuẩn chung cho mọi em bé. Do đó, ba mẹ hãy cố gắng linh hoạt và tìm những gì phù hợp với cả mẹ và bé. Sau đây là một số ví dụ về thói quen đi ngủ phù hợp với nhiều gia đình:
• Tắm nước ấm trước khi đi ngủ: Nước ấm có khả năng gây buồn ngủ rất tốt. Hãy thử kết hợp một chút mùi hương nhẹ nhàng lúc tắm cho bé để bé được thư giãn hơn. Tuy nhiên, không nên tắm cho trẻ sơ sinh mỗi đêm vì nó có thể làm khô làn da mỏng manh, nhạy cảm của trẻ.
• Đọc sách cho bé: Hãy thử ngồi trên một chiếc ghế bập bênh hoặc đung đưa nhẹ nhàng và đọc cho bé một cuốn sách bạn yêu thích bằng giọng trầm tĩnh, nhẹ nhàng, thư giãn để bé dễ chìm vào giấc ngủ.
• Âu yếm, xoa đầu bé nhẹ nhàng: Nghiên cứu cho thấy rằng những em bé được xoa đầu trước khi đi ngủ sẽ sản sinh ra nhiều hormone melatonin giúp bé dễ ngủ hơn.
• Hát ru: Một bài hát nhẹ nhàng tạo tiền đề cho giấc ngủ cũng là một biện pháp dân gian phổ biến khi dỗ trẻ sơ sinh đi ngủ.
• Nói những câu nói chúc ngủ ngon cùng với những cái vuốt ve nhẹ nhàng trên má và một nụ hôn lên đầu để tạo thành một dấu hiệu cho bé mỗi buổi tối đi ngủ. 4. Một số mẹo thiết lập thói quen đi ngủ cho bé
• Ghi lại nhật ký giấc ngủ của bé
Ba mẹ hãy ghi lại nhật ký các kiểu ngủ của bé, thời gian ngủ dài nhất trong đêm. Sẽ may mắn nếu con có thể ngủ 5 hoặc 6 tiếng liên tục trong những tháng đầu đời. Nếu không, tìm hiểu các tín hiệu về giấc ngủ của bé sẽ giúp mẹ xây dựng thói quen ngủ phù hợp hơn cho con.
Khi đã hiểu đại khái thời điểm bé ngủ lâu nhất vào ban đêm, hãy cố gắng sắp xếp thời gian cho thói quen trước khi ngủ khoảng 30 đến 45 phút trước thời gian ngủ tự nhiên của bé. Ví dụ: nếu con ấy có xu hướng ngủ trong khoảng thời gian dài nhất là từ 8 giờ tối đến 1 giờ sáng, hãy bắt đầu thói quen đi ngủ vào khoảng 7:15 hoặc 7:30 tối.
• Cho con ngủ cùng một chỗ
Hầu hết các em bé đôi khi sẽ ngủ gật trong xe đẩy hoặc ngủ trên tay ba mẹ. Tuy nhiên, chỉ cần đặt mục tiêu luôn cho bé ngủ trong nôi vào cùng một thời điểm, kể cả khi ngủ trưa từ khi bé được vài tháng tuổi để giúp con bạn ngủ ngon, đúng giấc và còn giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Nếu con yêu ngủ quên, hãy nhớ chuyển bé vào nôi càng sớm càng tốt.
• Tạo bầu không khí phù hợp
Giảm độ sáng của đèn, kéo rèm xuống hoặc đóng rèm cửa, tắt TV và cất điện thoại cũng là những cách để tạo dấu hiệu giấc ngủ cho bé.
• Điều chỉnh khi cần thiết
Lúc đầu, thói quen trước khi đi ngủ của bé có thể chỉ đơn giản là ôm bé và hát ru, sau đó là một câu chuyện yên tĩnh trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, khi em bé của bạn lớn lên, nhu cầu của bé cũng sẽ thay đổi, vì vậy hãy cố gắng linh hoạt và điều chỉnh khi cần thiết. Tóm lại, việc thiết lập thói quen đi ngủ cho bé có vai trò rất lớn đối với sức khỏe và sự phát triển của bé. Hãy thử áp dụng những mẹo trên để có thể tạo thói quen ngủ sớm cho con vừa giúp việc chăm sóc bé dễ dàng hơn, vừa tốt cho sự phát triển của bé.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng