Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm tới tính mạng và dễ lây lan. Tuy nhiên, triệu chứng về những dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết và sốt phát ban có nhiều biểu hiện gần giống nhau gây sự nhầm lẫn sốt xuất huyết là sốt phát ban và ngược
2025-01-18T21:25:28+07:00 2025-01-18T21:25:28+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/sot-xuat-huyet-la-can-benh-truyen-nhiem-gay-nguy-hiem-toi-tinh-mang-va-de-lay-lan-tuy-nhien-trieu-chung-ve-nhung-dau-hieu-benh-sot-xuat-huyet-va-sot-phat-ban-co-nhieu-bieu-hien-gan-giong-nhau-gay-su-nham-lan-sot-xuat-huyet-la-sot-phat-ban-va-nguoc-4698.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2025_01/sot-xuat-huyet-1_1.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
16/01/2025 10:41 | Bệnh thường gặp
-
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm tới tính mạng và dễ lây lan. Tuy nhiên, triệu chứng về những dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết và sốt phát ban có nhiều biểu hiện gần giống nhau gây sự nhầm lẫn sốt xuất huyết là sốt phát ban và ngược lại Sau đây là Sống Khỏe 360 đưa ra cách phân biệt các biểu hiện sốt xuất huyết và sốt phát ban các bạn cần chú ý theo dõi.
Thời điểm này đang là đỉnh dịch sốt xuất huyết, nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là virus Dengue, do loại muỗi vằn truyền virus từ người bệnh sang người lành. WHO - Tổ chức Y tế thế giới đã đưa sốt xuất huyết vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần được quan tâm hàng đầu. Có một điểm đặc biệt đó là các triệu chứng sốt xuất huyết có nhiều điểm chung dễ tạo ra sự nhầm lẫn, làm sai lầm trong theo dõi và điều trị với các bệnh sốt phát ban khác.
Dấu hiệu sốt xuất huyết và sốt phát ban: Những điểm chung khó phân biệt
Dấu hiệu của sốt xuất huyết và sốt phát ban gặp nhau ở những đặc điểm như người bệnh mệt mỏi, đau nhức cơ, nhức đầu, phát ban… Cơ hồ mỗi khi cơ thể bị sốt thì đều gặp phải những triệu chứng trên. Sau đây là cách phân biệt cụ thể:
Sốt phát ban: Sốt cao, sốt từng cơn. Đi cùng với đó là các biểu hiện như ho, đau họng, có nước mũi. Các nốt ban trên da thường mất đi khi dùng tay căng da chỗ có ban đỏ.Nếu những nốt phát ban này lâu biến mất thì khả năng cao người đó đã bị sốt xuất huyết. Người bệnh bị sốt phát ban chủ yếu do nhiễm virus như: Virus sởi, rubella, adeno virus, nhóm entervirus… Sốt virus: Những dấu hiệu của bệnh cũng tương tự như trên, viêm đường hô hấp, mắt đỏ, xuất hiện hạch tại đầu, mặt cổ. Tuy nhiên, sốt virus lại không xuất huyết dưới da, không phát ban. Những người bị sốt virus do nhiễm các siêu vi trùng (virus) khác nhau. Bệnh thường lành tính và có thể tự hết trong vòng 3 – 7 ngày.
Dấu hiệu sốt xuất huyết: Sốt đột ngột và sốt cao lên tới 39-400C, kéo dài liên tục từ 2-7 ngày, rất khó để hạ sốt. Đau hai bên thái dương, hốc mắt, cơ bắp nhức mỏi, chảy máu cam, chân răng, nôn ói, xuất huyết dưới da.
Biến chứng sốt xuất huyết hoàn toàn có thể xảy ra nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Người bị sốt xuất huyết giai đoạn nguy hiểm có thể bị xuất huyết nặng và tử vong. Phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, nặng nề nhất có thể sinh non, sảy thai ở bà bầu.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo: Để phân biệt các loại sốt việc cần làm là đến bệnh viện, các cơ sở y tế để được xét nghiệm máu. Nếu bị bệnh sốt xuất huyết thì công thức máu của người bệnh sẽ thấy rõ các thông số bạch cầu, tiểu cầu giảm, xét nghiệm kháng nguyên dương tính. Còn kết quả xét nghiệm của bạn phần lớn là công thức máu bình thường, kháng nguyên sốt xuất huyết là âm tính.
Điều trị sốt xuất huyết tại nhà và cách phòng bệnh hiệu quả
Người bị sốt xuất huyết thường trải qua bốn giai đoạn: Giai đoạn ủ bệnh (khoảng 3 – 10 ngày) – Giai đoạn sốt – Giai đoạn nguy hiểm (ngày thứ 3 – 7, có thể gặp các biến chứng như xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa, tràn dịch màng phổi) – Giai đoạn hồi phục (sau giai đoạn nguy hiểm từ 1 – 2 ngày).
Là bệnh truyền nhiễm nhưng hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, vì thế, tùy vào biểu hiện sốt xuất huyết cũng như mức độ, giai đoạn của bệnh để có cách điều trị sốt xuất huyết phù hợp.
Sử dụng thuốc hạ sốt cho người bị sốt xuất huyết
Loại thuốc được khuyên dùng là paracetamol đơn chất. Liều dùng 10 -15mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau từ 4 – 6h nhưng không quá 60 mg/kg/24h.
Tuyệt đối không dùng aspirin hay ibuprofen để điều trị sốt xuất huyết. Các chuyên gia cho biết: Hai loại thuốc này khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Bù nước/ bù dịch
Bù nước đường uống
Bù nước thông qua đường uống có thể nói là cách đơn giản và hiệu quả mà bất kỳ người bị sốt xuất huyết nào cũng áp dụng được trong quá trình điều trị. Bệnh nhân nên dùng nước đun sôi để nguội, nước trái cây tươi, các loại súp, cháo loãng thanh đạm, dễ hấp thu.
Sử dụng oresol để bù nước cần phải pha theo đúng hướng dẫn sử dụng, uống đều trong ngày. Sau khi pha cần được dùng hết trong ngày.
Bù nước đường truyền dịch
Đây là cách dùng để điều trị sốt xuất huyết mức độ nghiêm trọng khi người bệnh bị nôn nhiều, biểu hiện mất nước nặng. Tuy nhiên, tuyệt đối không tự ý truyền dịch. Việc này chỉ thực hiện bởi các bác sĩ, chuyên gia y tế. Bộ Y tế chỉ ra 6 điều cần làm để phòng bệnh sốt xuất huyết:
1. Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.
2. Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh...
3. Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.
4. Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.
5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Dấu hiệu sốt xuất huyết và sốt phát ban: Những điểm chung khó phân biệt
Dấu hiệu của sốt xuất huyết và sốt phát ban gặp nhau ở những đặc điểm như người bệnh mệt mỏi, đau nhức cơ, nhức đầu, phát ban… Cơ hồ mỗi khi cơ thể bị sốt thì đều gặp phải những triệu chứng trên. Sau đây là cách phân biệt cụ thể:
Sốt phát ban: Sốt cao, sốt từng cơn. Đi cùng với đó là các biểu hiện như ho, đau họng, có nước mũi. Các nốt ban trên da thường mất đi khi dùng tay căng da chỗ có ban đỏ.Nếu những nốt phát ban này lâu biến mất thì khả năng cao người đó đã bị sốt xuất huyết. Người bệnh bị sốt phát ban chủ yếu do nhiễm virus như: Virus sởi, rubella, adeno virus, nhóm entervirus… Sốt virus: Những dấu hiệu của bệnh cũng tương tự như trên, viêm đường hô hấp, mắt đỏ, xuất hiện hạch tại đầu, mặt cổ. Tuy nhiên, sốt virus lại không xuất huyết dưới da, không phát ban. Những người bị sốt virus do nhiễm các siêu vi trùng (virus) khác nhau. Bệnh thường lành tính và có thể tự hết trong vòng 3 – 7 ngày.
Dấu hiệu sốt xuất huyết: Sốt đột ngột và sốt cao lên tới 39-400C, kéo dài liên tục từ 2-7 ngày, rất khó để hạ sốt. Đau hai bên thái dương, hốc mắt, cơ bắp nhức mỏi, chảy máu cam, chân răng, nôn ói, xuất huyết dưới da.
Biến chứng sốt xuất huyết hoàn toàn có thể xảy ra nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Người bị sốt xuất huyết giai đoạn nguy hiểm có thể bị xuất huyết nặng và tử vong. Phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, nặng nề nhất có thể sinh non, sảy thai ở bà bầu.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo: Để phân biệt các loại sốt việc cần làm là đến bệnh viện, các cơ sở y tế để được xét nghiệm máu. Nếu bị bệnh sốt xuất huyết thì công thức máu của người bệnh sẽ thấy rõ các thông số bạch cầu, tiểu cầu giảm, xét nghiệm kháng nguyên dương tính. Còn kết quả xét nghiệm của bạn phần lớn là công thức máu bình thường, kháng nguyên sốt xuất huyết là âm tính.
Điều trị sốt xuất huyết tại nhà và cách phòng bệnh hiệu quả
Người bị sốt xuất huyết thường trải qua bốn giai đoạn: Giai đoạn ủ bệnh (khoảng 3 – 10 ngày) – Giai đoạn sốt – Giai đoạn nguy hiểm (ngày thứ 3 – 7, có thể gặp các biến chứng như xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa, tràn dịch màng phổi) – Giai đoạn hồi phục (sau giai đoạn nguy hiểm từ 1 – 2 ngày).
Là bệnh truyền nhiễm nhưng hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, vì thế, tùy vào biểu hiện sốt xuất huyết cũng như mức độ, giai đoạn của bệnh để có cách điều trị sốt xuất huyết phù hợp.
Sử dụng thuốc hạ sốt cho người bị sốt xuất huyết
Loại thuốc được khuyên dùng là paracetamol đơn chất. Liều dùng 10 -15mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau từ 4 – 6h nhưng không quá 60 mg/kg/24h.
Tuyệt đối không dùng aspirin hay ibuprofen để điều trị sốt xuất huyết. Các chuyên gia cho biết: Hai loại thuốc này khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Bù nước/ bù dịch
Bù nước đường uống
Bù nước thông qua đường uống có thể nói là cách đơn giản và hiệu quả mà bất kỳ người bị sốt xuất huyết nào cũng áp dụng được trong quá trình điều trị. Bệnh nhân nên dùng nước đun sôi để nguội, nước trái cây tươi, các loại súp, cháo loãng thanh đạm, dễ hấp thu.
Sử dụng oresol để bù nước cần phải pha theo đúng hướng dẫn sử dụng, uống đều trong ngày. Sau khi pha cần được dùng hết trong ngày.
Bù nước đường truyền dịch
Đây là cách dùng để điều trị sốt xuất huyết mức độ nghiêm trọng khi người bệnh bị nôn nhiều, biểu hiện mất nước nặng. Tuy nhiên, tuyệt đối không tự ý truyền dịch. Việc này chỉ thực hiện bởi các bác sĩ, chuyên gia y tế. Bộ Y tế chỉ ra 6 điều cần làm để phòng bệnh sốt xuất huyết:
1. Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.
2. Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh...
3. Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.
4. Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.
5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng