Những biến chứng khôn lường của viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm

19/12/2022 18:00 | Bệnh thường gặp
- Từ khi khoa học phát triển với nhiều hệ thống máy móc nội soi, kỹ thuật tốt thì bệnh Viêm tai giữa mạn tính không còn gọi bệnh nguy hiểm nhưng bệnh lại có thể gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy cha mẹ cần biết một số thông tin về bệnh để phát hiện bệnh sớm và có cách điều trị.
Viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm là gì?
Viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm là 1 tình trạng viêm mạn tính (kéo dài trên 12 tuần). Trong tình trạng này, ngoài tổn thương niêm mạc hòm tai, sào bào, sào đạo thì còn có tổn thương ở cả  xương của hòm nhĩ và xương chũm. Ngoài ra còn có thể có xuất hiện Cholesteatoma-khối u vô định hình dạng biểu bì, tiết các enzyme gây ly giải protein, do đó gây nên phá hủy xương rất mạnh.
Những biến chứng khôn lường của viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm 1
(Nguồn: PROFESSOR TONY WRIGHT, INSTITUTE OF LARYNGOLOGY & OTOLOGY/SCIENCE PHOTO LIBRARY)
Những đối tượng nào có nguy cơ mắc viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm?
Các đối tượng có nguy cơ mắc viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm là những trường hợp viêm tai giữa cấp nhưng không được điều trị đúng cách, hoặc có hoại tử xương từ đầu do sởi, bạch hầu… Hoặc những đối tượng bị viêm tai giữa mạn tính ngay từ đầu.
Triệu chứng của viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm gồm những gì?
Thông thường thì tổn thương khu trú ở thượng nhĩ và sào bào, xương bị ảnh hưởng thường ở vách hòm nhĩ tiểu cốt.
Các triệu chứng của bệnh gồm
-    Bệnh nhân nghe kém tăng dần, từ điếc dẫn truyền (tổn thương tai ngoài, tai giữa) dần chuyển sang điếc tiếp nhận (tổn thương tai trong). Kèm theo ù tai chóng mặt. Có thể thấy chảy mủ xanh vàng lẫn máu, mùi thối. Trong các đợt hồi viêm (các triệu chứng trở nên cấp tính) thì có thể thấy được các điểm đau.
-    Khám màng nhĩ thấy lỗ thủng có thể ở cả màng chùng, bờ nham nhở, sát xương. Niêm mạc hòm tai sần sùi, thoái hóa polyp hoặc hoại tử bã đậu. Có thể thấy mảnh trắng Cholesteatoma.
Biến chứng có thể xảy ra với trẻ là gi?
Bệnh dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm/abces não-màng não, viêm tĩnh mạch bên, liệt dây thần kinh số 7,... nhất là trong đợt hồi viêm.
Các xét nghiệm cần làm với viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm?
Cần đo thính lực đồ cho bệnh nhân để xác định mức độ nặng nhẹ của tình trạng điếc.
Bên cạnh đó, cần chụp phim Xquang Schuller (cho hình ảnh viêm xương chũm mạn, hình hốc rỗng, bờ đa vòng, trong lởn vởn mây khi có Cholesteatoma) và phim Chause 3 (cho hình ảnh tiêu hủy xương con, mất cựa sau trên nhĩ). Khi xuất hiện Cholesteatoma hoặc các biến chứng khác như sốt cao, chóng mặt, đau tai thì có thể chụp phim CT, MRI để tìm tổn thương xương thái dương hoặc nội sọ.
Và cần làm xét nghiệm tìm Cholesteatoma bằng phản ứng màu xanh lục với Aldehyd acetic.
Điều trị viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm như thế nào? 
Để điều trị viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm một cách có hiệu quả thì trước tiên cần sử dụng kháng sinh tại chỗ, còn nếu trong đợt hồi viêm thì cần phải điều trị tích cực hơn qua việc dùng kháng sinh toàn thân. Sau khi đã điều trị kháng sinh, thì cần điều trị ngoại khoa để dứt điểm bệnh bằng cách lấy bệnh tích, dẫn lưu làm thông thoáng vết mổ, nếu cần thì phải khoét chũm tiệt căn, nhất là với những lỗ thủng sát xương, xương bị tổn thương và có Cholesteatoma. 

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây