Làm sao để an toàn khi chữa thủy đậu ở trẻ?

04/10/2023 15:48 | Bệnh thường gặp
- Bệnh thủy đậu là căn bệnh được cho là “ai cũng phải mắc ít nhất 1 lần trong đời", đặc biệt là trong độ tuổi trẻ em. Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khi bệnh nhân được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Bệnh thủy đậu ở trẻ em là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra, thường xuất hiện khi thời tiết nóng ẩm và trong các thời điểm giao mùa. Bệnh này có thể lây lan nhanh chóng trong các khu vực đông dân cư. 
Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 15 tuổi, nhưng đặc biệt có thể gây hậu quả nghiêm trọng ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, với nguy cơ mắc bệnh zona sau này tăng lên 4,5 lần so với trẻ khác.
Theo thống kê, hàng năm có hơn 4 triệu người mắc bệnh thủy đậu, trong đó có khoảng 10.000 trường hợp cần nhập viện để điều trị y tế. Tại Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm 2023, cả nước đã ghi nhận gần 3.200 ca bệnh thủy đậu, con số này tăng cao so với cùng kỳ năm 2022. Trong số các bệnh nhân này, đa số thuộc nhóm tuổi mầm non và tiểu học.
thuy dau 167947084855353284313
Bệnh thường bắt đầu bằng các triệu chứng như mệt mỏi, sốt, chán ăn và sưng hạch. Sau đó, sau 1-2 ngày, trẻ bắt đầu phát ban, xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ, gây ngứa, thường xuất hiện ở vùng ngực, lưng, bụng và mặt, sau đó lan rộng khắp cơ thể. 
Cuối cùng, mụn nước này sẽ vỡ và bắt đầu tạo thành vảy, thường kéo dài trong khoảng 1 tuần và có thể mất vài tuần nữa để các vảy này tự rụng.
Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ em
Nguyên nhân trẻ em bị thủy đậu là do virus Varicella-zoster gây ra. Virus này có thể lây lan từ người sang người qua đường hô hấp, tiếp xúc với các giọt bắn có chứa virus trong không khí do người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ nốt thủy đậu.
Ngoài ra, trẻ em cũng thường có hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, đặc biệt là những trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ. Hơn nữa, do trẻ còn quá nhỏ và chưa thể tự bảo vệ bản thân khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh, cũng như thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng ngừa thủy đậu. 
Chính vì lẽ đó, trẻ thường có thái độ vô tư và thoải mái khi tương tác và chơi đùa cùng bạn bè cùng lứa, và điều này làm cho bệnh có thể lây lan nhanh chóng trong những nhóm trẻ này.
Thời gian ủ bệnh của thủy đậu là từ 10-21 ngày. Sau thời gian ủ bệnh, trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn,... Sau đó, các nốt thủy đậu sẽ bắt đầu xuất hiện, thường bắt đầu ở mặt và sau đó lan ra toàn thân. Các nốt thủy đậu sẽ phát triển qua các giai đoạn:
Mụn nước: Các nốt thủy đậu ban đầu sẽ là các đốm đỏ nhỏ, sau đó sẽ phát triển thành mụn nước.
Vỡ mụn nước: Các mụn nước sẽ vỡ ra và chảy dịch.
Cứng vảy: Các mụn nước sẽ đóng vảy và bong ra.
Cách chữa thủy đậu cho trẻ em tại nhà
Thông thường, bệnh thủy đậu ở trẻ thường được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và cách điều trị an toàn, bố mẹ nên đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp. 
image001
Điểm chung của các phương pháp điều trị chính là tập trung và việc điều trị các triệu chứng như giảm sốt, giảm ngứa…. nằm giúp trẻ cảm thấy thoải mái và hạn chế biến chứng.
Điều trị bằng thuốc: Trẻ có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt và kháng virus. Trong trường hợp bị bội nhiễm, trẻ sẽ được bác sĩ kê thêm thuốc kháng sinh. Cha mẹ cần tuân thủ đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn.
• Chăm sóc tại nhà: Nếu bệnh thủy đậu ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể điều trị cho trẻ tại nhà theo phác đồ như sau:
• Chấm thuốc tím: hãy chấm lên các nốt thủy để tránh nốt thủy đậu bị vỡ, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Thoa kem dưỡng da, có thể sử dụng calamine cho trẻ hoặc sử dụng các loại kháng sinh như histamine.
• Hạ sốt: Khi trẻ bị sốt cao, cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi.
Bù nước và điện giải: Thủy đậu có thể khiến trẻ bị mất nước và điện giải do ra mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy. Do đó, cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả, súp,... hoặc bổ sung nước điện giải theo chỉ dẫn của bác sĩ.
2 tiep xuc truc tiep cac not mun nuoc lam lay nhiem thuy dau
Nghỉ ngơi: Trẻ bị thủy đậu cần được nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể có thời gian phục hồi. Cha mẹ nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, yên tĩnh.
Giữ vệ sinh cho trẻ: Cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh cho trẻ, đặc biệt là vùng da bị phát ban.
Theo dõi tình trạng của trẻ: Cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ để phát hiện sớm các dấu hiệu biến chứng và đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời.
Một số biện pháp chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà:
• Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để da có thể "thở".
• Không cho trẻ gãi lên da vì có thể khiến da bị tổn thương và nhiễm trùng.
• Không cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh thủy đậu để tránh lây lan bệnh.
Một số mẹo giúp trẻ bị thủy đậu nhanh khỏi:
• Tắm rửa cho trẻ bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ.
• Dùng khăn mềm lau khô da cho trẻ.
• Bôi thuốc sát trùng nhẹ lên các nốt thủy đậu để ngăn ngừa nhiễm trùng.
• Cho trẻ ăn uống đầy đủ, bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.
20200313 thuy dau kieng gi 1
Tiêm phòng thủy đậu:
Vắc xin thủy đậu là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh thủy đậu. Trẻ em nên được tiêm phòng vắc xin thủy đậu lần đầu khi được 12-15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi được 4-6 tuổi.
Thủy đậu là một căn bệnh khá thông thường và có thể điều trị tại nhà một cách an toàn. Các bậc phụ huynh chỉ cần lưu ý tạo cho trẻ cảm giác thoải mái và sử dụng đúng phác đồ điều trị là có thể cải thiện được các triệu chứng.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây