Ung thư vú: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và dự phòng
2023-10-22T00:36:55+07:00 2023-10-22T00:36:55+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/ung-thu-vu-nguyen-nhan-trieu-chung-dieu-tri-va-du-phong-240.html /themes/default/images/no_image.gif
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
10/12/2022 18:00 | Bệnh thường gặp
-
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Theo Globocan 2020, ung thư vú có tỉ lệ mắc mới cao nhất với 24.5%. Tỉ lệ gặp tăng theo tuổi, tuy nhiên hiếm gặp ở người dưới 25 tuổi.
Vậy Ung thư vú là gì?
Ung thư vú là bệnh lý ác tính hình thành trong mô của tuyến vú. Bệnh được cho rằng có liên quan đến nội tiết.
Nam giới cũng có thể mắc ung thư vú, tuy triệu chứng, chẩn đoán và điều trị giống nữ giới, nhưng ung thư vú ở nam giới có khuynh hướng biểu hiện ở giai đoạn muộn.
Ung thư vú thường do nguyên nhân gì?
Ung thư vú có thể là do rối loạn phóng noãn như trong các trường hợp dậy thì sớm trước 11 tuổi, mãn kinh muộn trên 50 tuổi. Không phát sinh quan hệ tình dục như không kết hôn , ly thân … cũng được cho là có liên quan. Một số nguyên nhân liên quan nội tiết như mất thăng bằng Estrogen-Progesteron do sử dụng kéo dài chế phẩm Estrogen như thuốc tránh thai,... Các tình trạng như sinh đẻ ít, muộn, béo bệu sau mãn kinh, rối loạn kinh nguyệt cũng có tỷ lệ ung thư vú cao.
Các cá thể đã bị u xơ trước đó, hay gia đình có người bị mắc ung thư vú, tiền sử cắt buồng trứng trước 25 tuổi, từng phải xạ trị do viêm vú hậu sản, có chế độ ăn nhiều chất béo, thiếu vitamin A, sống trong môi trường sống độc hại, người có đột biến gen như BRCA 1 , BRCA 2 …cũng có tỷ lệ bệnh cao hơn.
Triệu chứng của ung thư vú gồm những gì?
Khi có các triệu chứng sau có thể nghĩ đến ung thư vú:
- Đau nhức vùng vú theo kiểu kim châm, đau không thường xuyên. Có thể tiết dịch lẫn máu từ vú.
- Tụt núm vú, co rút da, thay đổi màu sắc da vùng vú, hay còn gọi là sần da cam.
- Thay đổi hình dạng và kích thước của vú.
- Sờ thấy khối tại vú không đau, không di động, ranh giới không rõ với xung quanh, thường là ở ¼ trên ngoài của vú.
- Có thể xuất hiện hạch nách , hạch thượng đòn chắc.
Khi bệnh đã ở giai đoạn muộn (giai đoạn di căn) có thể xuất hiện các triệu chứng khi tế bào ung thư đi sang các tạng khác như đau đầu, buồn nôn, yếu liệt tay chân khi di căn não, ho đờm lẫn máu, tràn dịch màng phổi trong di căn phổi, gan to, cổ trướng trong di căn gan,…
Ung thư vú thể viêm thường có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, tuy nhiên đây là dạng ít gặp.
Các xét nghiệm gì thường làm với ung thư vú?
Để chẩn đoán bệnh cần dựa vào triệu chứng của bệnh nhân, kèm theo các xét nghiệm khác như Xquang tuyến vú (Mammography), siêu âm tuyến vú… và mô bệnh học để chẩn đoán xác định bệnh.
Ngoài ra, để góp phần chẩn đoán giai đoạn bệnh cần làm thường quy các xét nghiệm như Xquang ngực, siêu âm ổ bụng. Khi có triệu chứng nghi ngờ thì có thể chụp CT ngực bụng, MRI não. Với bệnh nhân đã ở giai đoạn 3 thì xạ hình xương là 1 xét nghiệm cần làm thường quy.
Bệnh nhân còn cần được làm các xét nghiệm hóa mô miễn dịch để giúp chẩn đoán và tiên lượng bệnh như thụ thể Estrogen (ER) và Progesteron (RR), HER-2/neu, Ki-67, Mib-1,…
Điều trị ung thư vú như thế nào?
Điều trị ung thư vú là điều trị kết hợp nhiều phương pháp với nhau chứ không sử dụng riêng lẻ các phương pháp.
• Phẫu thuật: Đa phần các bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để cắt bỏ khối u. Một số phương pháp phẫu thuật như cắt vú bảo tồn, cắt vú toàn bộ, cắt triệt căn biến đổi… Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật sẽ tùy vào quyết định của bác sĩ dựa trên tình trạng lâm sàng, xét nghiệm của bệnh nhân.
• Hóa trị: Sử dụng các loại hóa chất với mục đích để tiêu diệt hoặc làm chậm quá trình phát triển của khối u. Bệnh nhân có thể làm hóa trị trước mổ để thu nhỏ khối u giúp phẫu thuật dễ dàng hơn, sau mổ, hoặc làm giảm triệu chứng ở những bệnh nhân ở giai đoạn di căn.
• Xạ trị: Sử dụng chùm ánh sáng có năng lượng cao để tiêu diệt hoặc ngăn các tế bào ung thư phát triển. Thường sử dụng sau mổ để làm giảm nguy cơ tái phát hoặc làm giảm triệu chứng ở những bệnh nhân ở giai đoạn di căn.
• Liệu pháp nội tiết: giúp làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của các khối u bằng cách tác động lên thụ thể nội tiết trên bề mặt các tế bào ung thư. Do các khối u không có các thụ thể nội tiết trên bề mặt tế bào u không đáp ứng với điều trị nội tiết nên chỉ làm khi bệnh nhân có xét nghiệm thụ thể nội tiết dương tính (xét nghiệm ER và RR).
• Điều trị đích là sử dụng thuốc tác động vào gen hoặc protein chuyên biệt có ở tế bào ung thư liên quan đến sự phát triển của khối u. Bệnh nhân sẽ được làm khi có thể HER-2/neu (+++) trên hóa mô miễn dịch và FISH(+).
Với những trường hợp thai phụ mắc ung thư vú thì có thể điều trị như sau :
• Có thai 3 tháng đầu: Nên đình chỉ thai nghén hoặc phẫu thuật và hóa trị từ 3 tháng giữa, kèm theo xạ trị, liệu pháp nội tiết sau đẻ.
• Có thai 3 tháng giữa: Sử dụng hóa trị với phác đồ riêng.
• Có thai 3 tháng cuối: Phẫu thuật và hóa trị kèm theo xạ trị, liệu pháp nội tiết sau đẻ.
Làm sao để phát hiện bệnh ung thư vú sớm?
Phát hiện sớm các triệu chứng của ung thư vú góp phần giúp chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm, từ đó giúp điều trị dễ dàng, cải thiện khả năng sống sót của bệnh nhân.
Bạn nên tự khám vú tại nhà hằng tháng bắt đầu từ năm 20 tuổi, nên vào ngày thứ 5 - 7 của chu kỳ kinh, vì đây là thời điểm vú mềm nhất, giúp phát hiện các triệu chứng dễ dàng hơn. Bạn có thể khám theo thứ tự như sau :
• Đứng trước gương, giữ vai thẳng, 2 tay chống hông. Kiểm tra kích thước, hình dạng, màu sắc vú có bình thường hay không. So sánh 2 vú với nhau.
• Nâng cao cánh tay và quan sát các dấu hiệu như ở bước 1.
• Tiếp theo là kiểm tra ngực khi nằm, sử dụng tay phải để kiểm tra vú trái và tay trái để kiểm tra vú phải. Dùng đầu ngón tay nhấn vào vú, bắt đầu từ ¼ trên ngoài. Ấn từ từ nhẹ nhàng, di chuyển theo hình tròn ra khắp vú để tìm khác khối bất thường nếu có. Sử dụng ngón tay vê núm vú để xem có tiết dịch bất thường hay không.
• Kiểm tra như trên với tư thế ngồi hoặc đứng
Ngoài việc tự khám tại nhà mỗi tháng, cần khám lâm sàng tại bệnh viện 2-3 năm/ lần với phụ nữ trong độ tuổi 30-40, từ trên 40 tuổi cần đi khám hằng năm. Bên cạnh đó nên chụp Xquang tuyến vú hằng năm, bắt đầu từ năm 40 tuổi. Dù ở độ tuổi nào nếu có bất cứ dấu hiệu khác lạ thì nên tới bệnh viện khám ngay và có sự chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
Ung thư vú là bệnh lý ác tính hình thành trong mô của tuyến vú. Bệnh được cho rằng có liên quan đến nội tiết.
Nam giới cũng có thể mắc ung thư vú, tuy triệu chứng, chẩn đoán và điều trị giống nữ giới, nhưng ung thư vú ở nam giới có khuynh hướng biểu hiện ở giai đoạn muộn.
Ung thư vú thường do nguyên nhân gì?
Ung thư vú có thể là do rối loạn phóng noãn như trong các trường hợp dậy thì sớm trước 11 tuổi, mãn kinh muộn trên 50 tuổi. Không phát sinh quan hệ tình dục như không kết hôn , ly thân … cũng được cho là có liên quan. Một số nguyên nhân liên quan nội tiết như mất thăng bằng Estrogen-Progesteron do sử dụng kéo dài chế phẩm Estrogen như thuốc tránh thai,... Các tình trạng như sinh đẻ ít, muộn, béo bệu sau mãn kinh, rối loạn kinh nguyệt cũng có tỷ lệ ung thư vú cao.
Các cá thể đã bị u xơ trước đó, hay gia đình có người bị mắc ung thư vú, tiền sử cắt buồng trứng trước 25 tuổi, từng phải xạ trị do viêm vú hậu sản, có chế độ ăn nhiều chất béo, thiếu vitamin A, sống trong môi trường sống độc hại, người có đột biến gen như BRCA 1 , BRCA 2 …cũng có tỷ lệ bệnh cao hơn.
Triệu chứng của ung thư vú gồm những gì?
Khi có các triệu chứng sau có thể nghĩ đến ung thư vú:
- Đau nhức vùng vú theo kiểu kim châm, đau không thường xuyên. Có thể tiết dịch lẫn máu từ vú.
- Tụt núm vú, co rút da, thay đổi màu sắc da vùng vú, hay còn gọi là sần da cam.
- Thay đổi hình dạng và kích thước của vú.
- Sờ thấy khối tại vú không đau, không di động, ranh giới không rõ với xung quanh, thường là ở ¼ trên ngoài của vú.
- Có thể xuất hiện hạch nách , hạch thượng đòn chắc.
Khi bệnh đã ở giai đoạn muộn (giai đoạn di căn) có thể xuất hiện các triệu chứng khi tế bào ung thư đi sang các tạng khác như đau đầu, buồn nôn, yếu liệt tay chân khi di căn não, ho đờm lẫn máu, tràn dịch màng phổi trong di căn phổi, gan to, cổ trướng trong di căn gan,…
Ung thư vú thể viêm thường có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, tuy nhiên đây là dạng ít gặp.
Các xét nghiệm gì thường làm với ung thư vú?
Để chẩn đoán bệnh cần dựa vào triệu chứng của bệnh nhân, kèm theo các xét nghiệm khác như Xquang tuyến vú (Mammography), siêu âm tuyến vú… và mô bệnh học để chẩn đoán xác định bệnh.
Ngoài ra, để góp phần chẩn đoán giai đoạn bệnh cần làm thường quy các xét nghiệm như Xquang ngực, siêu âm ổ bụng. Khi có triệu chứng nghi ngờ thì có thể chụp CT ngực bụng, MRI não. Với bệnh nhân đã ở giai đoạn 3 thì xạ hình xương là 1 xét nghiệm cần làm thường quy.
Bệnh nhân còn cần được làm các xét nghiệm hóa mô miễn dịch để giúp chẩn đoán và tiên lượng bệnh như thụ thể Estrogen (ER) và Progesteron (RR), HER-2/neu, Ki-67, Mib-1,…
Điều trị ung thư vú như thế nào?
Điều trị ung thư vú là điều trị kết hợp nhiều phương pháp với nhau chứ không sử dụng riêng lẻ các phương pháp.
• Phẫu thuật: Đa phần các bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để cắt bỏ khối u. Một số phương pháp phẫu thuật như cắt vú bảo tồn, cắt vú toàn bộ, cắt triệt căn biến đổi… Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật sẽ tùy vào quyết định của bác sĩ dựa trên tình trạng lâm sàng, xét nghiệm của bệnh nhân.
• Hóa trị: Sử dụng các loại hóa chất với mục đích để tiêu diệt hoặc làm chậm quá trình phát triển của khối u. Bệnh nhân có thể làm hóa trị trước mổ để thu nhỏ khối u giúp phẫu thuật dễ dàng hơn, sau mổ, hoặc làm giảm triệu chứng ở những bệnh nhân ở giai đoạn di căn.
• Xạ trị: Sử dụng chùm ánh sáng có năng lượng cao để tiêu diệt hoặc ngăn các tế bào ung thư phát triển. Thường sử dụng sau mổ để làm giảm nguy cơ tái phát hoặc làm giảm triệu chứng ở những bệnh nhân ở giai đoạn di căn.
• Liệu pháp nội tiết: giúp làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của các khối u bằng cách tác động lên thụ thể nội tiết trên bề mặt các tế bào ung thư. Do các khối u không có các thụ thể nội tiết trên bề mặt tế bào u không đáp ứng với điều trị nội tiết nên chỉ làm khi bệnh nhân có xét nghiệm thụ thể nội tiết dương tính (xét nghiệm ER và RR).
• Điều trị đích là sử dụng thuốc tác động vào gen hoặc protein chuyên biệt có ở tế bào ung thư liên quan đến sự phát triển của khối u. Bệnh nhân sẽ được làm khi có thể HER-2/neu (+++) trên hóa mô miễn dịch và FISH(+).
Với những trường hợp thai phụ mắc ung thư vú thì có thể điều trị như sau :
• Có thai 3 tháng đầu: Nên đình chỉ thai nghén hoặc phẫu thuật và hóa trị từ 3 tháng giữa, kèm theo xạ trị, liệu pháp nội tiết sau đẻ.
• Có thai 3 tháng giữa: Sử dụng hóa trị với phác đồ riêng.
• Có thai 3 tháng cuối: Phẫu thuật và hóa trị kèm theo xạ trị, liệu pháp nội tiết sau đẻ.
Làm sao để phát hiện bệnh ung thư vú sớm?
Phát hiện sớm các triệu chứng của ung thư vú góp phần giúp chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm, từ đó giúp điều trị dễ dàng, cải thiện khả năng sống sót của bệnh nhân.
Bạn nên tự khám vú tại nhà hằng tháng bắt đầu từ năm 20 tuổi, nên vào ngày thứ 5 - 7 của chu kỳ kinh, vì đây là thời điểm vú mềm nhất, giúp phát hiện các triệu chứng dễ dàng hơn. Bạn có thể khám theo thứ tự như sau :
• Đứng trước gương, giữ vai thẳng, 2 tay chống hông. Kiểm tra kích thước, hình dạng, màu sắc vú có bình thường hay không. So sánh 2 vú với nhau.
• Nâng cao cánh tay và quan sát các dấu hiệu như ở bước 1.
• Tiếp theo là kiểm tra ngực khi nằm, sử dụng tay phải để kiểm tra vú trái và tay trái để kiểm tra vú phải. Dùng đầu ngón tay nhấn vào vú, bắt đầu từ ¼ trên ngoài. Ấn từ từ nhẹ nhàng, di chuyển theo hình tròn ra khắp vú để tìm khác khối bất thường nếu có. Sử dụng ngón tay vê núm vú để xem có tiết dịch bất thường hay không.
• Kiểm tra như trên với tư thế ngồi hoặc đứng
Ngoài việc tự khám tại nhà mỗi tháng, cần khám lâm sàng tại bệnh viện 2-3 năm/ lần với phụ nữ trong độ tuổi 30-40, từ trên 40 tuổi cần đi khám hằng năm. Bên cạnh đó nên chụp Xquang tuyến vú hằng năm, bắt đầu từ năm 40 tuổi. Dù ở độ tuổi nào nếu có bất cứ dấu hiệu khác lạ thì nên tới bệnh viện khám ngay và có sự chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng