Cường giáp ảnh hưởng đến quá trình mang thai ra sao?
2024-01-10T14:02:38+07:00 2024-01-10T14:02:38+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-trong-thoi-ky-mang-thai/cuong-giap-anh-huong-den-qua-trinh-mang-thai-ra-sao-3168.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_01/cuong-giap-anh-huong-den-qua-trinh-mang-thai-ra-sao-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
10/01/2024 11:53 | Sức khoẻ trong thời kỳ mang thai
-
Bệnh cường giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone giáp, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe chung mà còn có những hậu quả khôn lường đối với phụ nữ mang thai.
Cường giáp là một tình trạng trong đó tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Hormone tuyến giáp là những hormone điều chỉnh nhiều chức năng trong cơ thể, bao gồm tốc độ trao đổi chất, nhịp tim, tâm trạng và sự phát triển.
Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị cường giáp
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều biến đổi, trong đó hormone HCG đóng một vai trò quan trọng. Số lượng hormone này sẽ tăng trong các tuần đầu của mang thai và đạt đỉnh vào tuần thứ 12, gây kích thích tuyến giáp và các triệu chứng liên quan đến cường giáp.
Ngoài ra, hormone HCG còn được xem là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng buồn nôn, ốm nghén. Đây là một dấu hiệu của bệnh cường giáp, và có xu hướng xảy ra nghiêm trọng hơn ở những phụ nữ mang thai đôi trở lên. Theo thống kê, có khoảng 10 -20% phụ nữ mang thai sẽ gặp phải những triệu chứng của bệnh cường giáp.Tuy vậy, chúng không nguy hiểm và thường biến mất sau tháng thứ ba của thai kỳ, do đó không cần điều trị.
Ngoài những nguyên nhân đã được đề cập, việc phát triển bệnh cường giáp thai kỳ còn có thể được giải thích bởi các yếu tố sau:
1. Rối loạn miễn dịch
Bệnh Graves là một ví dụ điển hình gây rối loạn miễn dịch kích thích tăng sản xuất hormone giáp từ tuyến giáp.
2. Di truyền
Nếu trong gia đình có tiền sử mắc các vấn đề về tuyến giáp hoặc các bệnh tự miễn, điều này có thể tăng nguy cơ mắc hội chứng cường giáp trong thai kỳ.
3. Thuốc có tác động đến tuyến giáp
Một số loại thuốc, như những thuốc ổn định nhịp tim, có khả năng gây cường giáp khi sử dụng trong thai kỳ.
4. Nhiễm trùng gần tuyến giáp
Nhiễm trùng gần khu vực tuyến giáp có thể gây ra sự không ổn định và ảnh hưởng đến sản xuất hormone giáp. 5. Các vấn đề tuyến giáp khác
Tình trạng như tuyến giáp phình to, sưng do nhiễm trùng hay ung thư tuyến giáp có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tuyến giáp.
6. Nồng độ i ốt cao
Nồng độ iốt cao có thể gây cường giáp trong thai kỳ, đặc biệt là khi việc tiêu thụ iốt vượt quá mức cần thiết.
Các triệu chứng của bệnh cường giáp thai kỳ
Các triệu chứng này phổ biến như: Tim đập nhanh, mệt mỏi, lo lắng, giảm cân, đau đầu, run rẩy, tăng nhu cầu đi tiểu, rụng tóc và dễ trở nên nóng nảy…
Những nguy cơ của bệnh cường giáp đối với phụ nữ mang thai
Bệnh có thể xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc ở phụ nữ đã mắc bệnh trước đó. Ngoài các triệu chứng điển hình, phụ nữ mang thai cũng có thể đối mặt với nguy cơ sinh non hoặc mắc tiền sản giật.
Hơn nữa, mẹ bầu có thể sẽ bị mắc phải hiện tượng suy tim và nhiễm độc giáp cấp. Tình trạng bệnh có thể tiến triển hơn vào vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, tuy nhiên, cũng có khả năng trở nên nặng hơn trong giai đoạn hậu sản. Nguy cơ cường giáp đối với thai nhi
Cường giáp nếu không được kiểm soát tốt có thể đưa theo nhiều nguy cơ đối với thai nhi như nguy cơ về tim bẩm sinh, chậm phát triển, sinh non và thai chết lưu, cũng như nguy cơ về dị tật bẩm sinh.
Một trong những rủi ro đặc biệt liên quan đến quá trình điều trị cường giáp là tăng cao của TSI (Hóc Môn Kích Thích Tuyến Giáp). Sự tăng cao này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bình thường của tuyến giáp của thai nhi và dẫn đến tình trạng cường giáp ở trẻ sơ sinh.
Thông thường có hai loại thuốc trị cường giáp cho mẹ bầu là Methimazol (Thyrozol) và PTU. Tuy nhiên, chúng có thể đi vào nhau thai và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tuyến giáp của thai nhi, có thể gây ra bướu cổ ở thai nhi.
Do đó, khi mang thai, chị em phụ nữ cần phải hết sức cẩn trọng và theo dõi chặt chẽ điều trị cường giáp. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe của thai nhi mà còn đảm bảo một thai kỳ mang thai an toàn và khỏe mạnh.
Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị cường giáp
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều biến đổi, trong đó hormone HCG đóng một vai trò quan trọng. Số lượng hormone này sẽ tăng trong các tuần đầu của mang thai và đạt đỉnh vào tuần thứ 12, gây kích thích tuyến giáp và các triệu chứng liên quan đến cường giáp.
Ngoài ra, hormone HCG còn được xem là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng buồn nôn, ốm nghén. Đây là một dấu hiệu của bệnh cường giáp, và có xu hướng xảy ra nghiêm trọng hơn ở những phụ nữ mang thai đôi trở lên. Theo thống kê, có khoảng 10 -20% phụ nữ mang thai sẽ gặp phải những triệu chứng của bệnh cường giáp.Tuy vậy, chúng không nguy hiểm và thường biến mất sau tháng thứ ba của thai kỳ, do đó không cần điều trị.
Ngoài những nguyên nhân đã được đề cập, việc phát triển bệnh cường giáp thai kỳ còn có thể được giải thích bởi các yếu tố sau:
1. Rối loạn miễn dịch
Bệnh Graves là một ví dụ điển hình gây rối loạn miễn dịch kích thích tăng sản xuất hormone giáp từ tuyến giáp.
2. Di truyền
Nếu trong gia đình có tiền sử mắc các vấn đề về tuyến giáp hoặc các bệnh tự miễn, điều này có thể tăng nguy cơ mắc hội chứng cường giáp trong thai kỳ.
3. Thuốc có tác động đến tuyến giáp
Một số loại thuốc, như những thuốc ổn định nhịp tim, có khả năng gây cường giáp khi sử dụng trong thai kỳ.
4. Nhiễm trùng gần tuyến giáp
Nhiễm trùng gần khu vực tuyến giáp có thể gây ra sự không ổn định và ảnh hưởng đến sản xuất hormone giáp. 5. Các vấn đề tuyến giáp khác
Tình trạng như tuyến giáp phình to, sưng do nhiễm trùng hay ung thư tuyến giáp có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tuyến giáp.
6. Nồng độ i ốt cao
Nồng độ iốt cao có thể gây cường giáp trong thai kỳ, đặc biệt là khi việc tiêu thụ iốt vượt quá mức cần thiết.
Các triệu chứng của bệnh cường giáp thai kỳ
Các triệu chứng này phổ biến như: Tim đập nhanh, mệt mỏi, lo lắng, giảm cân, đau đầu, run rẩy, tăng nhu cầu đi tiểu, rụng tóc và dễ trở nên nóng nảy…
Những nguy cơ của bệnh cường giáp đối với phụ nữ mang thai
Bệnh có thể xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc ở phụ nữ đã mắc bệnh trước đó. Ngoài các triệu chứng điển hình, phụ nữ mang thai cũng có thể đối mặt với nguy cơ sinh non hoặc mắc tiền sản giật.
Hơn nữa, mẹ bầu có thể sẽ bị mắc phải hiện tượng suy tim và nhiễm độc giáp cấp. Tình trạng bệnh có thể tiến triển hơn vào vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, tuy nhiên, cũng có khả năng trở nên nặng hơn trong giai đoạn hậu sản. Nguy cơ cường giáp đối với thai nhi
Cường giáp nếu không được kiểm soát tốt có thể đưa theo nhiều nguy cơ đối với thai nhi như nguy cơ về tim bẩm sinh, chậm phát triển, sinh non và thai chết lưu, cũng như nguy cơ về dị tật bẩm sinh.
Một trong những rủi ro đặc biệt liên quan đến quá trình điều trị cường giáp là tăng cao của TSI (Hóc Môn Kích Thích Tuyến Giáp). Sự tăng cao này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bình thường của tuyến giáp của thai nhi và dẫn đến tình trạng cường giáp ở trẻ sơ sinh.
Thông thường có hai loại thuốc trị cường giáp cho mẹ bầu là Methimazol (Thyrozol) và PTU. Tuy nhiên, chúng có thể đi vào nhau thai và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tuyến giáp của thai nhi, có thể gây ra bướu cổ ở thai nhi.
Do đó, khi mang thai, chị em phụ nữ cần phải hết sức cẩn trọng và theo dõi chặt chẽ điều trị cường giáp. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe của thai nhi mà còn đảm bảo một thai kỳ mang thai an toàn và khỏe mạnh.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng