Làm thế nào để giảm thiểu vết rạn ở bụng khi mang thai ?
2023-02-03T18:27:00+07:00 2023-02-03T18:27:00+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-dinh-duong/lam-the-nao-de-giam-thieu-vet-ran-o-bung-khi-mang-thai-542.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_02/lam-the-nao-de-giam-thieu-vet-ran-o-bung-khi-mang-thai-1.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
03/02/2023 18:27 | Sức khỏe dinh dưỡng
-
Rạn da nói chung là những vết nứt nhỏ trên da rất thường gặp ở phụ nữ mang thai bởi bụng của người mẹ sẽ phát triển lớn hơn phụ thuộc vào sự phát triển của em bé khiến cho làn da của mẹ phải căng ra và có thể xuất hiện các vết rạn da. Rạn da sẽ để lại dấu chứng sau sinh làm mất thẩm mỹ của chị em nhất là mỗi khi mặc bikini hoặc áo crop top.
Mang thai là quá trình cơ thể người phụ nữ trải qua rất nhiều biến động lớn, đặc biệt và về vấn đề cân nặng và rạn da là một trong những hậu quả của quá trình tăng cân đột ngột để nuôi dưỡng con của người mẹ. Rạn da xảy ra khi các mô liên kết chịu trách nhiệm về độ đàn hồi của da bị kéo căng quá mức khiến các sợi đàn hồi (collagen) bị rách. Những vết rách không thể khắc phục xuất hiện và tồn tại như những vết sẹo ở ngực, đùi, hông và mông của nhiều phụ nữ mang thai.
Các nguyên nhân gây rạn da ở phụ nữ mang thai
- Căng cơ thể chất: Cơ thể người mẹ thường nở ra khi mang thai, và da cũng bắt đầu căng ra. Do làn da liên tục mở rộng và kéo dài, không đủ thời gian để phục hồi và thích nghi do đó dễ xuất hiện những vết vết rạn da.
- Nội tiết tố: Sự gia tăng nội tiết tố khi mang thai sẽ hút thêm nước vào da giúp thư giãn các liên kết của sợi collagen. Nó có thể làm cho da dễ bị rách khi bị kéo căng, dẫn đến các vết rạn da.
- Di truyền: Mặc dù không đặc trưng cho quá trình mang thai, nhưng các vết rạn da có thể xảy ra do di truyền. Nếu mẹ bạn bị rạn da, bạn sẽ có khả năng bị rạn da khi mang thai (4).
Có thể làm gì để giảm thiểu vết rạn da?
• Uống đủ nước
Uống nước là biện pháp tốt nhất để giữ ẩm cho làn da và bảo vệ làn da khỏi những chất độc hại. Bên cạnh đó, nước cũng có tác dụng điều chỉnh độ đàn hồi của da và tác động tích cực đến các mô liên kết.
Tuy nhiên, nên hạn chế trà, cafe, nước có ga vì chúng khử nước và mang đến những tác dụng xấu cho cơ thể.
• Có chế độ ăn uống hợp lý, nhiều vitamin
Các loại vitamin và khoáng chất như vitamin B, C, E, kẽm, … rất quan trọng giúp thúc đẩy quá trình hình thành collagen giúp cho làn da trở nên căng mịn và khỏe mạnh. Một làn da khỏe mạnh chính là chìa khóa giúp hạn chế rạn da, do đó, bên cạnh cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết, mẹ nên bổ sung nhiều rau củ quả để tăng cường vitamin cho da khỏe đẹp.
• Tập thể dục
Tập thể dục ở nơi có bầu không khí trong lành và chơi các môn thể thao vừa sức cho bà bầu cũng giúp máu lưu thông tốt và các mô liên kết của da săn chắc hơn, do đó khi bị kéo căng cũng có thể hạn chế việc bị rạn da.
• Sử dụng các biện pháp massage cho làn da
Việc sử dụng các liệu pháp mát-xa phù hợp có thể giúp cải thiện lưu thông máu rất tốt và hạn chế các vết rạn da sau quá trình mang thai. Tuy nhiên, nên cẩn thận bởi xoa bóp vùng bụng không đúng cách có thể gây ra các cơn co thắt.
• Sử dụng sản phẩm phù hợp giúp giảm vết rạn da
Các sản phẩm chăm sóc phù hợp cũng có thể là một biện pháp tốt giúp ngăn ngừa và giảm thiểu vết rạn da. Các thành phần dưỡng ẩm an toàn cho bà bầu bao gồm: axit alpha hydroxy, ammonium lactate, phospholipid, silica hữu cơ, propylene glycol, glycerin và sorbitol, có thể giúp làm mờ vết rạn da.
Trong hầu hết các trường hợp, rạn da thường rất dễ xuất hiện trên bụng của phụ nữ mang thai nhưng với sự chăm sóc tối ưu, các vết rạn da có thể suy giảm và dường như khó nhìn thấy được. Tuy nhiên, thay vì quá để tâm đến vết rạn da và coi chúng khuyết điểm, người mẹ cũng nên tự hào về chúng bởi nó cho thấy sự lớn lên khỏe mạnh của em bé và thể hiện quá trình trưởng thành từ một người phụ nữ đến một người mẹ.
Các nguyên nhân gây rạn da ở phụ nữ mang thai
- Căng cơ thể chất: Cơ thể người mẹ thường nở ra khi mang thai, và da cũng bắt đầu căng ra. Do làn da liên tục mở rộng và kéo dài, không đủ thời gian để phục hồi và thích nghi do đó dễ xuất hiện những vết vết rạn da.
- Nội tiết tố: Sự gia tăng nội tiết tố khi mang thai sẽ hút thêm nước vào da giúp thư giãn các liên kết của sợi collagen. Nó có thể làm cho da dễ bị rách khi bị kéo căng, dẫn đến các vết rạn da.
- Di truyền: Mặc dù không đặc trưng cho quá trình mang thai, nhưng các vết rạn da có thể xảy ra do di truyền. Nếu mẹ bạn bị rạn da, bạn sẽ có khả năng bị rạn da khi mang thai (4).
Có thể làm gì để giảm thiểu vết rạn da?
• Uống đủ nước
Uống nước là biện pháp tốt nhất để giữ ẩm cho làn da và bảo vệ làn da khỏi những chất độc hại. Bên cạnh đó, nước cũng có tác dụng điều chỉnh độ đàn hồi của da và tác động tích cực đến các mô liên kết.
Tuy nhiên, nên hạn chế trà, cafe, nước có ga vì chúng khử nước và mang đến những tác dụng xấu cho cơ thể.
• Có chế độ ăn uống hợp lý, nhiều vitamin
Các loại vitamin và khoáng chất như vitamin B, C, E, kẽm, … rất quan trọng giúp thúc đẩy quá trình hình thành collagen giúp cho làn da trở nên căng mịn và khỏe mạnh. Một làn da khỏe mạnh chính là chìa khóa giúp hạn chế rạn da, do đó, bên cạnh cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết, mẹ nên bổ sung nhiều rau củ quả để tăng cường vitamin cho da khỏe đẹp.
• Tập thể dục
Tập thể dục ở nơi có bầu không khí trong lành và chơi các môn thể thao vừa sức cho bà bầu cũng giúp máu lưu thông tốt và các mô liên kết của da săn chắc hơn, do đó khi bị kéo căng cũng có thể hạn chế việc bị rạn da.
• Sử dụng các biện pháp massage cho làn da
Việc sử dụng các liệu pháp mát-xa phù hợp có thể giúp cải thiện lưu thông máu rất tốt và hạn chế các vết rạn da sau quá trình mang thai. Tuy nhiên, nên cẩn thận bởi xoa bóp vùng bụng không đúng cách có thể gây ra các cơn co thắt.
• Sử dụng sản phẩm phù hợp giúp giảm vết rạn da
Các sản phẩm chăm sóc phù hợp cũng có thể là một biện pháp tốt giúp ngăn ngừa và giảm thiểu vết rạn da. Các thành phần dưỡng ẩm an toàn cho bà bầu bao gồm: axit alpha hydroxy, ammonium lactate, phospholipid, silica hữu cơ, propylene glycol, glycerin và sorbitol, có thể giúp làm mờ vết rạn da.
Trong hầu hết các trường hợp, rạn da thường rất dễ xuất hiện trên bụng của phụ nữ mang thai nhưng với sự chăm sóc tối ưu, các vết rạn da có thể suy giảm và dường như khó nhìn thấy được. Tuy nhiên, thay vì quá để tâm đến vết rạn da và coi chúng khuyết điểm, người mẹ cũng nên tự hào về chúng bởi nó cho thấy sự lớn lên khỏe mạnh của em bé và thể hiện quá trình trưởng thành từ một người phụ nữ đến một người mẹ.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng