Tình trạng tự tử ngày càng gia tăng ở trẻ vị thành niên và lời cảnh tỉnh về những áp lực đối với con trẻ
2023-04-21T16:09:48+07:00 2023-04-21T16:09:48+07:00 https://songkhoe360.vn/nam-khoa/tinh-trang-tu-tu-ngay-cang-gia-tang-o-tre-vi-thanh-bien-va-loi-canh-tinh-ve-nhung-ap-luc-doi-voi-con-tre-1086.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_04/tinh-trang-tu-tu-ngay-cang-gia-tang-o-tre-vi-thanh-nien-va-loi-canh-tinh-ve-nhung-ap-luc-doi-voi-con-tre-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
21/04/2023 15:57 | Giới tính
-
Theo tổ chức y tế thế giới (World Health Organization), cứ 7 trẻ từ 10-19 tuổi thì có một trẻ bị rối loạn tâm thần (trầm cảm, lo lắng và rối loạn hành vi) chiếm 13% số trẻ bị nhiễm bệnh toàn cầu ở nhóm tuổi này. Tự tử là nguyên nhân gây tử vong thứ tư trong độ tuổi 15-29.
Tuổi vị thành niên là khoảng thời gian quan trọng giúp hình thành những thay đổi về thể chất, cảm xúc và xã hội của trẻ em. Việc tiếp xúc với nghèo đói, lạm dụng hoặc bạo lực có thể khiến thanh thiếu niên dễ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Việc bảo vệ thanh thiếu niên khỏi nghịch cảnh về tâm thần, thúc đẩy kết nối về cảm xúc xã hội và sức khỏe tâm lý là rất quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc của họ trong thời niên thiếu và trưởng thành.
1. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tình trạng tự tử ở học sinh trung học
• Quá nhiều áp lực đè nặng lên tâm hồn vừa non nớt vừa khát khao trưởng thành của một đứa trẻ
Ngày nay, thế giới mở rộng, việc tiếp cận với các nguồn thông tin trở nên dễ dàng hơn nhưng điều này cũng mang đến nhiều áp lực cho trẻ em. Có quá nhiều thứ đang diễn ra xung quanh các bạn trẻ, không chỉ là áp lực khám phá bản sắc, áp lực kỳ vọng từ gia đình, áp lực phải đạt được thành công mà chúng phải chống chọi với cả những áp lực để hòa nhập với xã hội, áp lực của mạng xã hội ngày ngày bủa vây, ảnh hưởng của truyền thông gây nên sự chênh lệch giữa thực tế sống của thanh thiếu niên với nhận thức hoặc nguyện vọng của họ về tương lai, …
Nếu không có một tâm hồn mạnh mẽ biết lựa chọn thông tin, biết điều chỉnh cảm xúc, không được nhận đủ sự quan tâm, chăm sóc và định hướng từ người thân, bạn bè, trẻ em sẽ vô cùng dễ bị tổn thương bởi những nguồn thông tin vô tình mà mình tiếp nhận hàng ngày. • Định kiến khắc nghiệt của xã hội với sức khỏe tinh thần
Người ta ước tính rằng cứ 7 (14%) thanh thiếu niên từ 10-19 tuổi thì có 1 người gặp phải các tình trạng sức khỏe tâm thần, tuy nhiên những tình trạng này phần lớn vẫn chưa được phát hiện và điều trị.
Thật vậy, sức khỏe tâm thần hiện nay mặc dù đã ngày càng được quan tâm, tuy nhiên vẫn còn chưa được chú trọng nhiều như sức khỏe thể chất bởi nó tiềm ẩn và khó phát hiện. Hơn nữa, thanh thiếu niên có tình trạng sức khỏe tâm thần đặc biệt dễ bị xã hội loại trừ, phân biệt đối xử, kỳ thị (ảnh hưởng đến sự tìm kiếm sự giúp đỡ của họ), từ đó dẫn đến khó khăn trong học tập, các hành vi chấp nhận rủi ro như uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, có hành vi bạo lực, hoặc cực đoan hơn nữa là tự tử.
Các chuyên gia cho biết tình trạng sức khỏe tâm thần không được điều trị là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tự tử và sự gia tăng đáng báo động này là bằng chứng rõ ràng hơn cho thấy những người trẻ tuổi là nhóm ngày càng dễ bị tổn thương khi nói đến sức khỏe tâm thần.
• Một số yếu tố môi trường khác ngày ngày bao quanh trẻ em
Các nguyên nhân quyết định quan trọng khác bao gồm chất lượng cuộc sống gia đình (mối quan hệ với người thân, gia đình, cách nuôi dạy của cha mẹ,…), mối quan hệ với bạn bè, bạo lực (đặc biệt là bạo lực tình dục và bắt nạt), các vấn đề về kinh tế xã hội,… là những rủi ro tiềm ẩn dẫn đến những ám ảnh về mặt tâm thần, tinh thần của trẻ.
Một số thanh trẻ em có nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe tâm thần cao và dễ dẫn đến các hành vi cực đoan hơn do điều kiện sống, sự kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc không được tiếp cận với các dịch vụ và hỗ trợ chất lượng, bao gồm: thanh thiếu niên sống trong môi trường ít nhân đạo, thiếu tình người; thanh thiếu niên mắc bệnh mãn tính, rối loạn phổ tự kỷ, thiểu năng trí tuệ hoặc tình trạng thần kinh khác; thanh thiếu niên mang thai, có cha mẹ ở tuổi vị thành niên, hoặc những người kết hôn sớm hoặc bị ép buộc; trẻ mồ côi; và thanh thiếu niên có nguồn gốc dân tộc hoặc giới tính thiểu số hoặc các nhóm bị phân biệt đối xử khác,… 2. Có một môi trường sống lành mạnh là biện pháp duy nhất giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tâm thần và hạn chế các hành vi tự tử ở trẻ vị thành niên
Những yếu tố bên ngoài luôn là những áp lực lớn nhất đè nặng lên tâm hồn và cảm xúc của những đứa trẻ đang tuổi trưởng thành. Do đó, điều quan trọng nhất là đảm bảo cho trẻ được lớn lên trong một môi trường lành mạnh và nhận được nhiều sự quan tâm về sức khỏe.
• Duy trì kết nối giữa các thành viên trong gia đình để đảm bảo con được lớn lên với đủ tình yêu thương và sự quan tâm, từ đó, gia đình cũng dễ dàng phát hiện hơn nếu con có các biểu hiện bất thường.
• Đảm bảo môi trường học tập cạnh tranh lành mạnh, không tiếp xúc với các mặt trái của xã hội như bạo lực học đường, sử dụng chất kích thích,…
• Không gia tăng áp lực cho con cái: về vấn đề học hành, thi cử, thứ hạng; có biện pháp kiểm soát thông tin con tiếp nhận mỗi ngày để có biện pháp giáo dục phù hợp,…
• Sắp xếp các buổi dã ngoại, tham quan và giao lưu với các bạn ở lớp, các gia đình với nhau tạo sự tương tác đa chiều nhằm giải phóng những năng lượng tiêu cực. Như vậy, vấn nạn tự tử ở thanh thiếu niên trung học ngày càng gia tăng, gây ra nhiều nỗi đau và sự ám ảnh cho không chỉ gia đình mà còn cả xã hội. Tuy nhiên, những nguyên nhân và yếu tố gây ra nó lại luôn tiềm ẩn mỗi ngày xung quanh trẻ em. Để hạn chế những tình huống xấu nhất xảy ra với con em của mình, gia đình, nhà trường cũng như xã hội cần có cái nhìn bao dung hơn với trẻ em, tránh gây cho chúng quá nhiều áp lực. Hãy để cho trẻ được sống trọn vẹn với lứa tuổi của mình và được học tập, phát triển trong một môi trường lành mạnh và tràn đầy tình yêu thương,
1. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tình trạng tự tử ở học sinh trung học
• Quá nhiều áp lực đè nặng lên tâm hồn vừa non nớt vừa khát khao trưởng thành của một đứa trẻ
Ngày nay, thế giới mở rộng, việc tiếp cận với các nguồn thông tin trở nên dễ dàng hơn nhưng điều này cũng mang đến nhiều áp lực cho trẻ em. Có quá nhiều thứ đang diễn ra xung quanh các bạn trẻ, không chỉ là áp lực khám phá bản sắc, áp lực kỳ vọng từ gia đình, áp lực phải đạt được thành công mà chúng phải chống chọi với cả những áp lực để hòa nhập với xã hội, áp lực của mạng xã hội ngày ngày bủa vây, ảnh hưởng của truyền thông gây nên sự chênh lệch giữa thực tế sống của thanh thiếu niên với nhận thức hoặc nguyện vọng của họ về tương lai, …
Nếu không có một tâm hồn mạnh mẽ biết lựa chọn thông tin, biết điều chỉnh cảm xúc, không được nhận đủ sự quan tâm, chăm sóc và định hướng từ người thân, bạn bè, trẻ em sẽ vô cùng dễ bị tổn thương bởi những nguồn thông tin vô tình mà mình tiếp nhận hàng ngày. • Định kiến khắc nghiệt của xã hội với sức khỏe tinh thần
Người ta ước tính rằng cứ 7 (14%) thanh thiếu niên từ 10-19 tuổi thì có 1 người gặp phải các tình trạng sức khỏe tâm thần, tuy nhiên những tình trạng này phần lớn vẫn chưa được phát hiện và điều trị.
Thật vậy, sức khỏe tâm thần hiện nay mặc dù đã ngày càng được quan tâm, tuy nhiên vẫn còn chưa được chú trọng nhiều như sức khỏe thể chất bởi nó tiềm ẩn và khó phát hiện. Hơn nữa, thanh thiếu niên có tình trạng sức khỏe tâm thần đặc biệt dễ bị xã hội loại trừ, phân biệt đối xử, kỳ thị (ảnh hưởng đến sự tìm kiếm sự giúp đỡ của họ), từ đó dẫn đến khó khăn trong học tập, các hành vi chấp nhận rủi ro như uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, có hành vi bạo lực, hoặc cực đoan hơn nữa là tự tử.
Các chuyên gia cho biết tình trạng sức khỏe tâm thần không được điều trị là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tự tử và sự gia tăng đáng báo động này là bằng chứng rõ ràng hơn cho thấy những người trẻ tuổi là nhóm ngày càng dễ bị tổn thương khi nói đến sức khỏe tâm thần.
• Một số yếu tố môi trường khác ngày ngày bao quanh trẻ em
Các nguyên nhân quyết định quan trọng khác bao gồm chất lượng cuộc sống gia đình (mối quan hệ với người thân, gia đình, cách nuôi dạy của cha mẹ,…), mối quan hệ với bạn bè, bạo lực (đặc biệt là bạo lực tình dục và bắt nạt), các vấn đề về kinh tế xã hội,… là những rủi ro tiềm ẩn dẫn đến những ám ảnh về mặt tâm thần, tinh thần của trẻ.
Một số thanh trẻ em có nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe tâm thần cao và dễ dẫn đến các hành vi cực đoan hơn do điều kiện sống, sự kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc không được tiếp cận với các dịch vụ và hỗ trợ chất lượng, bao gồm: thanh thiếu niên sống trong môi trường ít nhân đạo, thiếu tình người; thanh thiếu niên mắc bệnh mãn tính, rối loạn phổ tự kỷ, thiểu năng trí tuệ hoặc tình trạng thần kinh khác; thanh thiếu niên mang thai, có cha mẹ ở tuổi vị thành niên, hoặc những người kết hôn sớm hoặc bị ép buộc; trẻ mồ côi; và thanh thiếu niên có nguồn gốc dân tộc hoặc giới tính thiểu số hoặc các nhóm bị phân biệt đối xử khác,… 2. Có một môi trường sống lành mạnh là biện pháp duy nhất giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tâm thần và hạn chế các hành vi tự tử ở trẻ vị thành niên
Những yếu tố bên ngoài luôn là những áp lực lớn nhất đè nặng lên tâm hồn và cảm xúc của những đứa trẻ đang tuổi trưởng thành. Do đó, điều quan trọng nhất là đảm bảo cho trẻ được lớn lên trong một môi trường lành mạnh và nhận được nhiều sự quan tâm về sức khỏe.
• Duy trì kết nối giữa các thành viên trong gia đình để đảm bảo con được lớn lên với đủ tình yêu thương và sự quan tâm, từ đó, gia đình cũng dễ dàng phát hiện hơn nếu con có các biểu hiện bất thường.
• Đảm bảo môi trường học tập cạnh tranh lành mạnh, không tiếp xúc với các mặt trái của xã hội như bạo lực học đường, sử dụng chất kích thích,…
• Không gia tăng áp lực cho con cái: về vấn đề học hành, thi cử, thứ hạng; có biện pháp kiểm soát thông tin con tiếp nhận mỗi ngày để có biện pháp giáo dục phù hợp,…
• Sắp xếp các buổi dã ngoại, tham quan và giao lưu với các bạn ở lớp, các gia đình với nhau tạo sự tương tác đa chiều nhằm giải phóng những năng lượng tiêu cực. Như vậy, vấn nạn tự tử ở thanh thiếu niên trung học ngày càng gia tăng, gây ra nhiều nỗi đau và sự ám ảnh cho không chỉ gia đình mà còn cả xã hội. Tuy nhiên, những nguyên nhân và yếu tố gây ra nó lại luôn tiềm ẩn mỗi ngày xung quanh trẻ em. Để hạn chế những tình huống xấu nhất xảy ra với con em của mình, gia đình, nhà trường cũng như xã hội cần có cái nhìn bao dung hơn với trẻ em, tránh gây cho chúng quá nhiều áp lực. Hãy để cho trẻ được sống trọn vẹn với lứa tuổi của mình và được học tập, phát triển trong một môi trường lành mạnh và tràn đầy tình yêu thương,
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng