Giữ lửa hôn nhân – hạn chế lãnh cảm ở phụ nữ
2023-12-25T11:06:18+07:00 2023-12-25T11:06:18+07:00 https://songkhoe360.vn/nam-khoa/giu-lua-hon-nhan-han-che-lanh-cam-o-phu-nu-3054.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_12/giu-lua-hon-nhan-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
22/12/2023 11:52 | Giới tính
-
Một trong những thách thức phổ biến mà nhiều cặp đôi gặp phải đó là sự lạnh lùng, lãnh cảm từ phía phụ nữ. Đối mặt với hiện tượng này, không chỉ là việc đặt ra câu hỏi "tại sao?", mà còn là cơ hội để cùng nhau tìm kiếm giải pháp và giữ cho ngọn lửa hôn nhân không ngừng tỏa sáng.
1. Biểu hiện lãnh cảm ở chị em phụ nữ đã kết hôn
Trong cuộc sống hôn nhân hiện nay, có rất nhiều chị em gặp tình trạng chán “yêu”, thậm chí có người còn sợ hãi mỗi khi chồng gần gũi, lâu dần tình cảm vợ chồng trở nên nhạt nhòa, thậm chí là rạn nứt.
Với tâm lý ngại ngùng, nhiều chị em cứ nghĩ đó là tình trạng của tuổi già, hoặc do “cơ địa”. Tuy nhiên, thực sự thì đó là một chứng bệnh, gọi là “lãnh cảm”. Vậy để xác định mình có thực sự bị lãnh cảm hay không, hãy xác định bởi những dấu hiệu sau:
- Giảm ham muốn, không chủ động gần gũi, không suy nghĩ tới chuyện quan hệ.
- Khi quan hệ thì hờ hững, không tương tác với chồng.
- Không có cảm giác khi quan hệ, dù đối phương đã chủ động vuốt ve, kích thích cả về xúc giác lẫn thị giác nhưng vẫn không hưng phấn. Khó hoặc không đạt được cực khoái trong quan hệ.
- Bộ phận sinh dục không có phản ứng trong cuộc “yêu”, cụ thể như: âm vật không sưng, âm đạo khô, không bài tiết dịch.
- Tránh né thậm chí sợ hãi chuyện chăn gối.
Nếu chị em xuất hiện những triệu chứng trên đây, thì khả năng rất cao là đã mắc chứng lãnh cảm. Muốn khắc phục được tình trạng này, trước hết phải xác định nguyên nhân của vấn đề. 2. Nguyên nhân do đâu?
Theo chuyên gia sức khỏe tình dục, chứng lãnh cảm xuất hiện do 2 nhóm nguyên nhân: nguyên nhân tâm lý và nguyên nhân bệnh lý.
2.1 Nguyên nhân tâm lý
Yếu tố tâm lý thường chiếm phần lớn trong nguyên nhân gây nên lãnh cảm.
- Áp lực tâm lý từ trong gia đình:
Rất nhiều phụ nữ sau sinh bắt đầu mắc chứng lãnh cảm. Nguyên nhân là do việc mang thai, sinh nở và chăm sóc con nhỏ đã khiến chị em không thể chăm chút ngoại hình, dần dần cảm thấy tự ti, ngại gần gũi chồng.
Bên cạnh đó, người vợ phải phụ trách rất nhiều việc: quán xuyến nhà cửa, chăm sóc cha mẹ 2 bên nên gặp nhiều căng thẳng, lâu dần dẫn đến bất hòa với chồng. Tình cảm không nồng nàn thì cũng dễ hiểu tại sao chị em không còn hứng thú với chuyện “yêu”. Khi tình trạng này xảy ra thường xuyên, dai dẳng, sẽ hình thành chứng lãnh cảm.
- Áp lực tâm lý từ ngoài xã hội:
Không thể phủ nhận, ngày nay phụ nữ cũng đảm đương việc đi làm kiếm tiền không thua kém gì đàn ông, do vậy, họ cũng phải đối mặt với rất nhiều áp lực đến từ đồng nghiệp, đối tác, khách hàng…
Sau một ngày dài mệt mỏi, về nhà lại cơm nước con cái đã khiến sức khỏe lẫn tinh thần chị em cạn kiệt, không còn hứng thú với chuyện phòng the nữa.
- Do không cảm nhận được khoái cảm từ chống
Nhiều anh chồng không quan tâm tới vợ, “hành sự” với mục đích chỉ cần bản thân thỏa mãn khiến người vợ không cảm thấy hạnh phúc khi quan hệ mà chỉ thấy nặng nề áp lực.
Hoặc cũng có một số nam giới mắc phải chứng rối loạn, trên bảo dưới không nghe, xuất tinh sớm, không khiến vợ cảm nhận được thăng hoa, lâu dần cũng khiến chị em chán nản chuyện “ấy”. 2.2 Nguyên nhân bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân về tâm lý, thì còn lại là nguyên nhân về bệnh lý:
- Thay đổi nội tiết tố:
Đối tượng chịu sự thay đổi nội tiết tố mãnh liệt nhất chính là phụ nữ sau sinh và phụ nữ tiền mãn kinh. Đối với phụ nữ sau sinh, không chỉ vất vả chăm con khiến ngoại hình kém sắc, mà nội tiết cũng thay đổi để phục vụ cho việc tiết sữa cho con, estrogen giảm mạnh khiến chị em không còn hào hứng với chuyện yêu.
Nhóm phụ nữ tiền mãn kinh, do tuổi tác, nên lượng estrogen đã giảm mạnh, tình trạng “khô hạn” xảy ra thường xuyên, quan hệ không thuận lợi lâu ngày cũng khiến chị em rơi vào chứng Lãnh cảm.
- Mắc một số chứng bệnh phụ khoa hoặc cơ quan sinh sản
Những bệnh viêm nhiễm phụ khoa hoặc bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung và rối loạn tuyến giáp không chỉ làm giảm ham muốn tình dục mà còn khiến nhiều chị em gặp khó khăn trong quá trình quan hệ, từ đó sinh ra cảm giác sợ hãi và xa lánh chuyện vợ chồng.
- Dị tật cơ quan sinh sản như màng trinh quá dày, âm đạo hẹp và ngắn, âm vật bé cũng khiến cuộc “yêu” khó trọn vẹn. 3. Làm sao để chữa bệnh lãnh cảm ở phụ nữ
Lãnh cảm là chứng bệnh tuy khó nói nhưng dễ chữa, chị em có thể tham khảo những cách sau đây để cải thiện tình trạng của mình.
3.1 Tiếp nhận tư vấn tâm lý từ bạn đời
Dù nguyên nhân chứng lãnh cảm là đâu, thì về mặt tâm lý, người phụ nữ vẫn bị ảnh hưởng tiêu cực. Do vậy, liệu pháp đầu tiên chính là tư vấn tâm lý. Và người đầu tiên nên hỗ trợ trong việc này, chính là người bạn đời của mình.
Chuyện phòng the vốn là chuyện của cả 2 vợ chồng, theo chuyên gia, mọi vấn đề trong đời sống hôn nhân vợ chồng đều có thể giải quyết bằng việc cả hai cùng chia sẻ và lắng nghe nhau.
Ngay khi có sự thấu hiểu và tôn trọng từ người bạn đời, thì tâm lý của người vợ đã tốt lên 50%. Với sự đồng cảm từ chồng, những áp lực tâm lý đến từ gia đình và xã hội có thể vơi bớt. Sau đó, vợ chồng có thể áp dụng một số thay đổi trong cuộc “yêu”, rất có thể sẽ từ từ tìm lại niềm vui của mình.
3.2 Thay đổi nếp sống
Cơ thể khỏe mạnh là điều kiện tiên quyết cho sức khỏe tình dục khỏe mạnh. Do vậy, ngoài việc cởi bỏ những khúc mắc tâm lý, chị em còn cần tạo cho mình một nếp sống lành mạnh, ví dụ như:
- Ăn uống đủ chất, tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu estrogen như đậu nành, các chế phẩm từ đậu nành; các loại hạt (vừng, mè, lanh, hạnh nhân, óc chó, dẻ cười); các loại quả khô (mơ, mận).
- Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên với cường độ phù hợp, có thể kết hợp các bài tập để rèn luyện cơ sàn chậu, tăng cường chức năng cơ sàn chậu để việc quan hệ có cảm giác hơn.
- Tránh xa chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá,..
- Nghỉ ngơi thư giãn bằng cách như ngồi thiền, đọc sách, đi mua sắm, du lịch, trồng trọt,. 3.3 Nhờ y học hỗ trợ
Sau khi đã thực hiện những biện pháp trên mà vẫn không thấy tình trạng cải thiện, chị em nên ngay lập tức tới cơ sở y tế để thăm khám và tiếp nhận điều trị. Lưu ý, trong quá trình điều trị, tốt nhất người chồng nên đồng hành, động viên và tin tưởng vợ để đạt kết quả nhanh chóng nhất.
Cuộc sống hôn nhân không khắc nghiệt mà luôn thách thức, và việc giữ cho ngọn lửa tình cảm không tắt sẽ là một cuộc hành trình đầy ý nghĩa. Sau khi đã tìm hiểu về cách chữa bệnh lãnh cảm ở phụ nữ, chúng ta nhận ra rằng sự thành công không chỉ đến từ một phía, mà là sự hòa hợp và nỗ lực chung của cả hai đối tác.
Quan trọng nhất, việc giao tiếp mở cửa và trung thực với đối phương sẽ tạo nên nền tảng vững chắc cho sự hiểu biết và tôn trọng. Sự quan tâm và chia sẻ cảm xúc từ cả hai bên là chìa khóa để mở lời giải cho những vấn đề phức tạp. Thêm vào đó, việc duy trì những hoạt động chung, những kỷ niệm lãng mạn và thời gian dành cho nhau sẽ giúp làm tươi mới không khí hôn nhân và kích thích lại tình cảm.
Trong cuộc sống hôn nhân hiện nay, có rất nhiều chị em gặp tình trạng chán “yêu”, thậm chí có người còn sợ hãi mỗi khi chồng gần gũi, lâu dần tình cảm vợ chồng trở nên nhạt nhòa, thậm chí là rạn nứt.
Với tâm lý ngại ngùng, nhiều chị em cứ nghĩ đó là tình trạng của tuổi già, hoặc do “cơ địa”. Tuy nhiên, thực sự thì đó là một chứng bệnh, gọi là “lãnh cảm”. Vậy để xác định mình có thực sự bị lãnh cảm hay không, hãy xác định bởi những dấu hiệu sau:
- Giảm ham muốn, không chủ động gần gũi, không suy nghĩ tới chuyện quan hệ.
- Khi quan hệ thì hờ hững, không tương tác với chồng.
- Không có cảm giác khi quan hệ, dù đối phương đã chủ động vuốt ve, kích thích cả về xúc giác lẫn thị giác nhưng vẫn không hưng phấn. Khó hoặc không đạt được cực khoái trong quan hệ.
- Bộ phận sinh dục không có phản ứng trong cuộc “yêu”, cụ thể như: âm vật không sưng, âm đạo khô, không bài tiết dịch.
- Tránh né thậm chí sợ hãi chuyện chăn gối.
Nếu chị em xuất hiện những triệu chứng trên đây, thì khả năng rất cao là đã mắc chứng lãnh cảm. Muốn khắc phục được tình trạng này, trước hết phải xác định nguyên nhân của vấn đề. 2. Nguyên nhân do đâu?
Theo chuyên gia sức khỏe tình dục, chứng lãnh cảm xuất hiện do 2 nhóm nguyên nhân: nguyên nhân tâm lý và nguyên nhân bệnh lý.
2.1 Nguyên nhân tâm lý
Yếu tố tâm lý thường chiếm phần lớn trong nguyên nhân gây nên lãnh cảm.
- Áp lực tâm lý từ trong gia đình:
Rất nhiều phụ nữ sau sinh bắt đầu mắc chứng lãnh cảm. Nguyên nhân là do việc mang thai, sinh nở và chăm sóc con nhỏ đã khiến chị em không thể chăm chút ngoại hình, dần dần cảm thấy tự ti, ngại gần gũi chồng.
Bên cạnh đó, người vợ phải phụ trách rất nhiều việc: quán xuyến nhà cửa, chăm sóc cha mẹ 2 bên nên gặp nhiều căng thẳng, lâu dần dẫn đến bất hòa với chồng. Tình cảm không nồng nàn thì cũng dễ hiểu tại sao chị em không còn hứng thú với chuyện “yêu”. Khi tình trạng này xảy ra thường xuyên, dai dẳng, sẽ hình thành chứng lãnh cảm.
- Áp lực tâm lý từ ngoài xã hội:
Không thể phủ nhận, ngày nay phụ nữ cũng đảm đương việc đi làm kiếm tiền không thua kém gì đàn ông, do vậy, họ cũng phải đối mặt với rất nhiều áp lực đến từ đồng nghiệp, đối tác, khách hàng…
Sau một ngày dài mệt mỏi, về nhà lại cơm nước con cái đã khiến sức khỏe lẫn tinh thần chị em cạn kiệt, không còn hứng thú với chuyện phòng the nữa.
- Do không cảm nhận được khoái cảm từ chống
Nhiều anh chồng không quan tâm tới vợ, “hành sự” với mục đích chỉ cần bản thân thỏa mãn khiến người vợ không cảm thấy hạnh phúc khi quan hệ mà chỉ thấy nặng nề áp lực.
Hoặc cũng có một số nam giới mắc phải chứng rối loạn, trên bảo dưới không nghe, xuất tinh sớm, không khiến vợ cảm nhận được thăng hoa, lâu dần cũng khiến chị em chán nản chuyện “ấy”. 2.2 Nguyên nhân bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân về tâm lý, thì còn lại là nguyên nhân về bệnh lý:
- Thay đổi nội tiết tố:
Đối tượng chịu sự thay đổi nội tiết tố mãnh liệt nhất chính là phụ nữ sau sinh và phụ nữ tiền mãn kinh. Đối với phụ nữ sau sinh, không chỉ vất vả chăm con khiến ngoại hình kém sắc, mà nội tiết cũng thay đổi để phục vụ cho việc tiết sữa cho con, estrogen giảm mạnh khiến chị em không còn hào hứng với chuyện yêu.
Nhóm phụ nữ tiền mãn kinh, do tuổi tác, nên lượng estrogen đã giảm mạnh, tình trạng “khô hạn” xảy ra thường xuyên, quan hệ không thuận lợi lâu ngày cũng khiến chị em rơi vào chứng Lãnh cảm.
- Mắc một số chứng bệnh phụ khoa hoặc cơ quan sinh sản
Những bệnh viêm nhiễm phụ khoa hoặc bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung và rối loạn tuyến giáp không chỉ làm giảm ham muốn tình dục mà còn khiến nhiều chị em gặp khó khăn trong quá trình quan hệ, từ đó sinh ra cảm giác sợ hãi và xa lánh chuyện vợ chồng.
- Dị tật cơ quan sinh sản như màng trinh quá dày, âm đạo hẹp và ngắn, âm vật bé cũng khiến cuộc “yêu” khó trọn vẹn. 3. Làm sao để chữa bệnh lãnh cảm ở phụ nữ
Lãnh cảm là chứng bệnh tuy khó nói nhưng dễ chữa, chị em có thể tham khảo những cách sau đây để cải thiện tình trạng của mình.
3.1 Tiếp nhận tư vấn tâm lý từ bạn đời
Dù nguyên nhân chứng lãnh cảm là đâu, thì về mặt tâm lý, người phụ nữ vẫn bị ảnh hưởng tiêu cực. Do vậy, liệu pháp đầu tiên chính là tư vấn tâm lý. Và người đầu tiên nên hỗ trợ trong việc này, chính là người bạn đời của mình.
Chuyện phòng the vốn là chuyện của cả 2 vợ chồng, theo chuyên gia, mọi vấn đề trong đời sống hôn nhân vợ chồng đều có thể giải quyết bằng việc cả hai cùng chia sẻ và lắng nghe nhau.
Ngay khi có sự thấu hiểu và tôn trọng từ người bạn đời, thì tâm lý của người vợ đã tốt lên 50%. Với sự đồng cảm từ chồng, những áp lực tâm lý đến từ gia đình và xã hội có thể vơi bớt. Sau đó, vợ chồng có thể áp dụng một số thay đổi trong cuộc “yêu”, rất có thể sẽ từ từ tìm lại niềm vui của mình.
3.2 Thay đổi nếp sống
Cơ thể khỏe mạnh là điều kiện tiên quyết cho sức khỏe tình dục khỏe mạnh. Do vậy, ngoài việc cởi bỏ những khúc mắc tâm lý, chị em còn cần tạo cho mình một nếp sống lành mạnh, ví dụ như:
- Ăn uống đủ chất, tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu estrogen như đậu nành, các chế phẩm từ đậu nành; các loại hạt (vừng, mè, lanh, hạnh nhân, óc chó, dẻ cười); các loại quả khô (mơ, mận).
- Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên với cường độ phù hợp, có thể kết hợp các bài tập để rèn luyện cơ sàn chậu, tăng cường chức năng cơ sàn chậu để việc quan hệ có cảm giác hơn.
- Tránh xa chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá,..
- Nghỉ ngơi thư giãn bằng cách như ngồi thiền, đọc sách, đi mua sắm, du lịch, trồng trọt,. 3.3 Nhờ y học hỗ trợ
Sau khi đã thực hiện những biện pháp trên mà vẫn không thấy tình trạng cải thiện, chị em nên ngay lập tức tới cơ sở y tế để thăm khám và tiếp nhận điều trị. Lưu ý, trong quá trình điều trị, tốt nhất người chồng nên đồng hành, động viên và tin tưởng vợ để đạt kết quả nhanh chóng nhất.
Cuộc sống hôn nhân không khắc nghiệt mà luôn thách thức, và việc giữ cho ngọn lửa tình cảm không tắt sẽ là một cuộc hành trình đầy ý nghĩa. Sau khi đã tìm hiểu về cách chữa bệnh lãnh cảm ở phụ nữ, chúng ta nhận ra rằng sự thành công không chỉ đến từ một phía, mà là sự hòa hợp và nỗ lực chung của cả hai đối tác.
Quan trọng nhất, việc giao tiếp mở cửa và trung thực với đối phương sẽ tạo nên nền tảng vững chắc cho sự hiểu biết và tôn trọng. Sự quan tâm và chia sẻ cảm xúc từ cả hai bên là chìa khóa để mở lời giải cho những vấn đề phức tạp. Thêm vào đó, việc duy trì những hoạt động chung, những kỷ niệm lãng mạn và thời gian dành cho nhau sẽ giúp làm tươi mới không khí hôn nhân và kích thích lại tình cảm.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng