Chẩn đoán và điều trị dậy thì sớm
2023-01-31T01:29:00+07:00 2023-01-31T01:29:00+07:00 https://songkhoe360.vn/nam-khoa/chan-doan-va-dieu-tri-day-thi-som-486.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_01/chan-doan-va-dieu-tri-day-thi-som.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
23/01/2023 18:27 | Giới tính
-
Dậy thì sớm là một vấn đề rất cần được quan tâm và có xu hướng gia tăng. Theo thống kê, tỷ lệ của tình trạng này khoảng 1/5000, gặp ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái. Dậy thì sớm có thể rất khó chẩn đoán, thậm chí đối với cả các chuyên gia. Vậy chẩn đoán và điều trị dậy thì sớm như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây.
Dậy thì sớm là gì?
Dậy thì được gọi là sớm khi quá trình này bắt đầu trước 8 tuổi ở trẻ gái, và trước 9 tuổi ở trẻ trai.
Có hai thể dậy thì sớm, đó là dậy thì sớm trung ương và dậy thì sớm ngoại biên.
Dậy thì sớm trung ương là do hoạt động sớm của trục nội tiết hạ đồi - tuyến yên - sinh dục, dựa trên hoạt động của hormon. Nguyên nhân phần lớn các trường hợp chưa xác định được. Một phần nhỏ có thể do tình trạng nhiễm trùng hoặc u của hệ thần kinh trung ương. Dậy thì sớm ngoại biên ít gặp hơn. Nguyên nhân do sự tăng sản xuất hormon sinh dục do nang hoặc khối u buồng trứng, tinh hoàn,...
Nếu con bạn có ngực phát triển hay xuất hiện lông nhiều hơn, thì đó chưa hẳn là dậy thì sớm. Đó có thể chỉ là sự phát triển bình thường, vì vậy, để xác định đó có phải là dấu hiệu của dậy thì sớm hay không thì cha mẹ nên cho trẻ khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa.
Vậy chẩn đoán dậy thì sớm phải như thế nào?
Để chẩn đoán phải dựa vào hỏi, khám và thực hiện một số xét nghiệm như:
- Khai thác tiền sử gia đình xem trong gia đình có ai có tình trạng tương tự không.
- Kiểm tra thể chất để đánh giá sự thay đổi trong cơ thể.
- Xét nghiệm máu: kiểm tra nồng độ một số hormon của trẻ như hormon sinh dục, hormon tuyến giáp,...
- Chụp X quang xương cổ tay và bàn tay giúp xác định tuổi xương của trẻ, có thể cho biết mức độ phát triển so với tuổi thực. Xương trưởng thành sớm có thể ảnh hưởng tới chiều cao sau này của trẻ.
- Chụp cộng hưởng từ sọ não: có thể thấy khối u não,viêm não,... là các nguyên nhân gây tình trạng dậy thì sớm. Tuy nhiên đây không phải là xét nghiệm thường quy, và sẽ thường chỉ định khi có nhiều gợi ý tới các nguyên nhân này, trẻ dưới 6 tuổi hoặc có các triệu chứng khác kèm theo.
- Siêu âm buồng trứng.
Điều trị dậy thì sớm như thế nào?
Đối với thể dậy thì sớm trung ương, điều trị thường là bằng hormone GnRH. GnRH là hormon giải phóng gonadotropin, là một hormon bình thường của vùng hạ đồi sản xuất, có tác dụng ức chế tổng hợp và tiết hormon kích thích nang trứng (FSH) và hormone hoàng thể (LH) của tuyến yên. Thuốc có thể ở dạng tiêm, cấy hoặc xịt đường mũi. Khi sử dụng thuốc trong một tháng đầu, các dấu hiệu dậy thì có thể rõ rệt hơn nhưng cha mẹ đừng lo lắng, chúng sẽ biến mất sau đó. Các tác dụng phụ có thể xảy ra là đau đầu, áp xe tại nơi tiêm,....
Ngoài ra có thể điều trị bằng progestin, cũng là một loại hormon, nhưng tác dụng không bằng GnRH.
Phẫu thuật hoặc xạ trị sẽ được chỉ định nếu nguyên nhân được xác định là u não.
Còn với thể dậy thì sớm ngoại biên thì điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân. Trẻ có thể được phẫu thuật lấy khối u, nang.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng