Chậm kinh và chậm kinh mang thai khác nhau thế nào?
2023-11-13T09:49:09+07:00 2023-11-13T09:49:09+07:00 https://songkhoe360.vn/nam-khoa/cham-kinh-va-cham-kinh-mang-thai-khac-nhau-the-nao-2700.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_11/cham-kinh-va-cham-kinh-mang-thai-khac-nhau-the-nao-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
10/11/2023 15:42 | Giới tính
-
Chậm kinh là một vấn đề mà nhiều phụ nữ có thể trải qua, tuy nhiên, không phải lúc nào chậm kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai.
Quan hệ tình dục trước hôn nhân hoặc quan hệ tình dục sớm ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam, các khảo sát gần đây đã chỉ ra rằng thế hệ thanh thiếu niên ngày nay có xu hướng bắt đầu quan hệ tình dục sớm hơn. Hiện nay, độ tuổi này đã giảm xuống còn 18,2 ở nam và 18 ở nữ.
Nhìn chung, kết quả khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ tình dục trước hôn nhân tăng lên, đặc biệt là ở nhóm tuổi 14-17, với 42% nam và 37% nữ thừa nhận tham gia vào mối quan hệ tình dục trước khi lập gia đình.
Cũng chính vì lý do này, nhiều bạn nữ, khi bị chậm kinh, thường lo lắng về chuyện liệu mình có mang thai hay không. Điều này ảnh hưởng cực kỳ lớn đến với sức khỏe, sự nghiệp và tương lai của các bạn, nhưng các bạn trẻ thường chọn không chia sẻ với bất cứ ai.
Tuy nhiên, các bạn nữ cũng có thể yên tâm rằng, có thể bạn bị chậm kinh là do chu kỳ kinh nguyệt, chứ không phải mang thai. Vậy chậm kinh chu kỳ và chậm kinh mang thai khác nhau như thế nào? 1. Chậm kinh do chu kỳ không đều
Chậm kinh có thể xuất phát từ chu kỳ kinh nguyệt không đều. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài khoảng 28 ngày, nhưng có thể biến đổi tùy thuộc vào cơ địa mỗi phụ nữ. Nếu bạn có chu kỳ không đều, chậm kinh có thể là kết quả của sự thay đổi này.
Nguyên nhân chậm kinh, kinh không đều không do mang thai có thể do các yếu tố sau:
• Căng thẳng, stress: Khi cơ thể bị căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ sản xuất nhiều hormone cortisol. Hormone cortisol có thể làm giảm sản xuất hormone estrogen và progesterone, dẫn đến chậm kinh, kinh không đều.
• Giảm cân quá mức: Giảm cân quá mức có thể khiến cơ thể thiếu hụt estrogen, dẫn đến chậm kinh, kinh không đều.
• Thừa cân, béo phì: Khi cơ thể thừa cân, béo phì, cơ thể sẽ sản xuất quá nhiều hormone estrogen. Hormone estrogen dư thừa có thể làm giảm sản xuất hormone progesterone, dẫn đến chậm kinh, kinh không đều.
• Tập thể dục quá sức
• Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): PCOS là một bệnh lý nội tiết tố gây ra tình trạng mất cân bằng hormone, khiến phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, khó thụ thai.
• Các bệnh lý phụ khoa khác: Một số bệnh lý phụ khoa khác như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung... cũng có thể gây chậm kinh, kinh không đều. 2. Chậm kinh do mang thai
Chậm kinh cũng có thể là một dấu hiệu của thai kỳ. Khi trứng rụng từ buồng trứng và bị thụ tinh, nó sẽ bắt đầu di chuyển về tử cung. Quá trình này có thể kéo dài khoảng 6-12 ngày, làm cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên chậm hơn.
Các dấu hiệu mang thai phổ biến có thể kể đến như:
• Ốm nghén, Buồn nôn: Buổi sáng hoặc buồn nôn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
• Cảm giác mệt mỏi: Sự mệt mỏi tăng lên, đặc biệt vào buổi tối.
• Tức ngực: Ngực trở nên nhạy cảm và đau nhức.
Làm sao để phân biệt chậm kinh chu kỳ và chậm kinh do mang thai?
Thực tế, việc phân biệt hai loại chậm kinh này khá đơn giản.
• Dựa vào máu báo thai
Trong quá trình thai kỳ, việc làm tổ sẽ gây nứt mạch máu trong tử cung, dẫn đến hiện tượng chảy máu âm đạo, thường được biết đến với tên gọi "máu báo thai". Máu báo thai thường có màu hồng nhạt hoặc nâu sẫm, lưu ý rằng lượng máu thường ít và chỉ xuất hiện trong khoảng 1 - 2 ngày.
Nếu phụ nữ trải qua kinh nguyệt không đều và phát hiện máu âm đạo không có các đặc điểm như mô tả trên, điều này có thể chỉ ra rằng có sự trễ kinh mà không liên quan đến việc mang thai. Dựa vào dấu hiệu mang thai
Như đã đề cập ở trên, nếu như bạn bị chậm kinh nhưng không có các dấu hiệu ốm nghén, buồn nôn, căng tức vú.. thì bạn hoàn toàn yên tâm rằng mình không có thai.
Dựa vào que thử thai
Cách chính xác nhất đó chính là sử dụng que thử thai. Khi thai kỳ bắt đầu trong tử cung, cơ thể sẽ sản xuất hormone HCG. Que thử thai hoạt động bằng cách phát hiện sự hiện diện của hormone này trong nước tiểu của phụ nữ. Nếu sau một khoảng thời gian trễ kinh và kết quả que thử thai chỉ hiển thị một vạch, điều này cho biết không có dấu hiệu mang thai. Chậm kinh do chu kỳ có nguy hiểm?
Có thể việc chậm kinh do chu kỳ là một tín hiệu mừng cho các bạn nữ đang lo lắng liệu mình có mang thai hay không. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng, bạn cần đi khám phụ khoa vì chậm kinh do chu kỳ có thể dẫn đến một số hệ luỵ sức khoẻ khác. Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa, các bệnh phụ khoa như đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm vòi trứng, gây ra sự khó chịu, mệt mỏi, và đau bụng dưới. Hơn nữa, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, những bệnh lý này có thể lan ra nhiều cơ quan khác như bàng quang và đường tiết niệu.
Thêm vào đó, ối loạn kinh nguyệt khiến việc xác định ngày rụng trứng trở nên khó khăn, giảm khả năng thụ thai và tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn. Đồng thời, các bệnh phụ khoa cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến chức năng của cơ quan sinh dục, tạo ra thách thức lớn trong việc có thai.
Các bạn nữ hãy lưu ý những điểm trên để tránh khỏi những rắc rối không mong muốn nhé.
Nhìn chung, kết quả khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ tình dục trước hôn nhân tăng lên, đặc biệt là ở nhóm tuổi 14-17, với 42% nam và 37% nữ thừa nhận tham gia vào mối quan hệ tình dục trước khi lập gia đình.
Cũng chính vì lý do này, nhiều bạn nữ, khi bị chậm kinh, thường lo lắng về chuyện liệu mình có mang thai hay không. Điều này ảnh hưởng cực kỳ lớn đến với sức khỏe, sự nghiệp và tương lai của các bạn, nhưng các bạn trẻ thường chọn không chia sẻ với bất cứ ai.
Tuy nhiên, các bạn nữ cũng có thể yên tâm rằng, có thể bạn bị chậm kinh là do chu kỳ kinh nguyệt, chứ không phải mang thai. Vậy chậm kinh chu kỳ và chậm kinh mang thai khác nhau như thế nào? 1. Chậm kinh do chu kỳ không đều
Chậm kinh có thể xuất phát từ chu kỳ kinh nguyệt không đều. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài khoảng 28 ngày, nhưng có thể biến đổi tùy thuộc vào cơ địa mỗi phụ nữ. Nếu bạn có chu kỳ không đều, chậm kinh có thể là kết quả của sự thay đổi này.
Nguyên nhân chậm kinh, kinh không đều không do mang thai có thể do các yếu tố sau:
• Căng thẳng, stress: Khi cơ thể bị căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ sản xuất nhiều hormone cortisol. Hormone cortisol có thể làm giảm sản xuất hormone estrogen và progesterone, dẫn đến chậm kinh, kinh không đều.
• Giảm cân quá mức: Giảm cân quá mức có thể khiến cơ thể thiếu hụt estrogen, dẫn đến chậm kinh, kinh không đều.
• Thừa cân, béo phì: Khi cơ thể thừa cân, béo phì, cơ thể sẽ sản xuất quá nhiều hormone estrogen. Hormone estrogen dư thừa có thể làm giảm sản xuất hormone progesterone, dẫn đến chậm kinh, kinh không đều.
• Tập thể dục quá sức
• Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): PCOS là một bệnh lý nội tiết tố gây ra tình trạng mất cân bằng hormone, khiến phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, khó thụ thai.
• Các bệnh lý phụ khoa khác: Một số bệnh lý phụ khoa khác như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung... cũng có thể gây chậm kinh, kinh không đều. 2. Chậm kinh do mang thai
Chậm kinh cũng có thể là một dấu hiệu của thai kỳ. Khi trứng rụng từ buồng trứng và bị thụ tinh, nó sẽ bắt đầu di chuyển về tử cung. Quá trình này có thể kéo dài khoảng 6-12 ngày, làm cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên chậm hơn.
Các dấu hiệu mang thai phổ biến có thể kể đến như:
• Ốm nghén, Buồn nôn: Buổi sáng hoặc buồn nôn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
• Cảm giác mệt mỏi: Sự mệt mỏi tăng lên, đặc biệt vào buổi tối.
• Tức ngực: Ngực trở nên nhạy cảm và đau nhức.
Làm sao để phân biệt chậm kinh chu kỳ và chậm kinh do mang thai?
Thực tế, việc phân biệt hai loại chậm kinh này khá đơn giản.
• Dựa vào máu báo thai
Trong quá trình thai kỳ, việc làm tổ sẽ gây nứt mạch máu trong tử cung, dẫn đến hiện tượng chảy máu âm đạo, thường được biết đến với tên gọi "máu báo thai". Máu báo thai thường có màu hồng nhạt hoặc nâu sẫm, lưu ý rằng lượng máu thường ít và chỉ xuất hiện trong khoảng 1 - 2 ngày.
Nếu phụ nữ trải qua kinh nguyệt không đều và phát hiện máu âm đạo không có các đặc điểm như mô tả trên, điều này có thể chỉ ra rằng có sự trễ kinh mà không liên quan đến việc mang thai. Dựa vào dấu hiệu mang thai
Như đã đề cập ở trên, nếu như bạn bị chậm kinh nhưng không có các dấu hiệu ốm nghén, buồn nôn, căng tức vú.. thì bạn hoàn toàn yên tâm rằng mình không có thai.
Dựa vào que thử thai
Cách chính xác nhất đó chính là sử dụng que thử thai. Khi thai kỳ bắt đầu trong tử cung, cơ thể sẽ sản xuất hormone HCG. Que thử thai hoạt động bằng cách phát hiện sự hiện diện của hormone này trong nước tiểu của phụ nữ. Nếu sau một khoảng thời gian trễ kinh và kết quả que thử thai chỉ hiển thị một vạch, điều này cho biết không có dấu hiệu mang thai. Chậm kinh do chu kỳ có nguy hiểm?
Có thể việc chậm kinh do chu kỳ là một tín hiệu mừng cho các bạn nữ đang lo lắng liệu mình có mang thai hay không. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng, bạn cần đi khám phụ khoa vì chậm kinh do chu kỳ có thể dẫn đến một số hệ luỵ sức khoẻ khác. Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa, các bệnh phụ khoa như đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm vòi trứng, gây ra sự khó chịu, mệt mỏi, và đau bụng dưới. Hơn nữa, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, những bệnh lý này có thể lan ra nhiều cơ quan khác như bàng quang và đường tiết niệu.
Thêm vào đó, ối loạn kinh nguyệt khiến việc xác định ngày rụng trứng trở nên khó khăn, giảm khả năng thụ thai và tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn. Đồng thời, các bệnh phụ khoa cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến chức năng của cơ quan sinh dục, tạo ra thách thức lớn trong việc có thai.
Các bạn nữ hãy lưu ý những điểm trên để tránh khỏi những rắc rối không mong muốn nhé.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng