Béo phì ảnh hưởng tâm lý trẻ như thế nào?
2024-01-13T11:15:01+07:00 2024-01-13T11:15:01+07:00 https://songkhoe360.vn/nam-khoa/beo-phi-anh-huong-tam-ly-tre-nhu-the-nao-3181.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_01/beo-phi-anh-huong-tam-ly-tre-nhu-the-nao-3.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
12/01/2024 15:10 | Giới tính
-
Tỉ lệ béo phì ở trẻ em đang gia tăng nhanh chóng, gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ là về thể chất mà còn là tâm lý của trẻ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi đã tăng gấp 3 lần từ năm 1975 đến năm 2020.
Tại Việt Nam, tỷ lệ béo phì của trẻ em cũng đang gia tăng đáng báo động. Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 - 2020 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì ở Việt Nam đã tăng gấp 2,2 lần trong vòng 10 năm qua, từ 8,5% năm 2010 lên thành 19,0% năm 2020.
Tỷ lệ béo phì của trẻ em ở Việt Nam cao hơn so với mức trung bình của thế giới (18,0%). Tỷ lệ béo phì ở trẻ em ở khu vực thành thị cao gấp nhiều lần so với khu vực nông thôn và miền núi.
Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ em bao gồm:
• Chế độ ăn uống không lành mạnh, do đường, chất béo, đồ ngọt, nước ngọt…
• Lười vận động, ít hoạt động thể chất;
• Di truyền hoặc các vấn đề sức khoẻ khác, chẳng hạn như rối loạn nội tiết,...
Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của trẻ, béo phì còn có tác động rất lớn đến tâm lý của trẻ trong cuộc sống, đặc biệt là khi tương tác với các bạn đồng trang lứa. Tâm lý trẻ ảnh hưởng như thế nào khi bị béo phì?
Tưởng chừng như các câu trêu đùa “Sao bạn béo thế?”, “Ê bạn kia béo phì" là vô hại, nhưng thực chất những lời nói đó có sát thương cực lớn. Trẻ bị béo phì, khi đối diện với các lời chê bai, thường có tâm lý tự ti, buồn chán.
Điều này thường xuất phát từ sự kỳ thị, trêu trọc hoặc bị bắt nạt vì ngoại hình khác biệt, thậm chí có thể từ phía người thân trong gia đình. Trẻ khi cảm thấy mặc cảm về cơ thể có thể khiến trẻ phát triển xu hướng sống khép kín, nép mình, từ chối tham gia vào các hoạt động vui chơi thể thao, hoạt động xã hội cùng với bạn bè.
Cũng chính vì vậy, trẻ bị béo phì thường có lối sống ít vận động, thường xuyên ngồi hoặc nằm nhiều, lười tập thể dục thể thao. Cơ thể nặng nề cũng khiến trẻ gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày. Những vấn đề tâm lý xã hội
Tâm lý trẻ béo phì thường trở nên bất ổn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Cảm giác hạnh phúc thường giảm đi, hoạt động xã hội trở nên hạn chế, và thành tích học tập thường ở mức thấp.
Những vấn đề tâm lý và xã hội này không chỉ là kết quả của tình trạng béo phì mà còn đóng vai trò là nguyên nhân hoặc yếu tố duy trì của tình trạng béo phì, tác động mạnh mẽ đến hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh.
Trẻ thừa cân hoặc béo phì đối diện với nguy cơ cao về các rối loạn tâm thần và tâm lý trong giai đoạn thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách từ khi còn nhỏ, những vấn đề này có thể kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ khi trưởng thành. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào cộng đồng, với những vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu, rối loạn ăn uống, căng thẳng, lo lắng về hình dáng cơ thể, tự tin thấp và thậm chí còn có ý định tự tử.
Cần làm gì để giúp trẻ bị béo phì vượt qua vấn đề tâm lý?
Để giúp trẻ béo phì vượt qua được các vấn đề về tâm lý gia đình và xã hội cần tạo môi trường tích cực, thân thiện, không kỳ thị trẻ béo phì. Trẻ cần được yêu thương, quan tâm, không bị chê bai, chỉ trích về ngoại hình.
Hãy lắng nghe trẻ, dành thời gian để lắng nghe trẻ, chia sẻ với trẻ về những cảm xúc của trẻ. Hãy giúp trẻ hiểu rằng bé không đơn độc, có nhiều người khác cũng gặp phải những vấn đề giống như bé. Thêm vào đó, sức ép từ áp lực về thành tích học tập có thể gây căng thẳng cho trẻ, làm tăng khả năng mắc béo phì. Ngoài ra, tâm lý của nhiều trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi các khía cạnh không hạnh phúc trong gia đình và phương pháp nuôi dạy con không thích hợp. Vì vậy, bố mẹ nên tạo điều kiện để trẻ cảm thấy thoải mái hơn, từ đó khuyến khích tinh thần tích cực của trẻ.
Trẻ cần được giáo dục để hiểu được tầm quan trọng của việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, nên thay đổi lối sống. Cha mẹ cần phải trợ giúp con trong quá trình ăn kiêng, tập thể dục, không cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột, các loại đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ như xúc xích, lạp sườn, đồ chiên rán…; hạn chế trẻ trong nhà xem TV và chơi các trò chơi điện tử, lướt mạng, xem điện thoại…
Hãy theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Ngoài ra, hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội, giao lưu với bạn bè, để trẻ có cơ hội được thể hiện bản thân, xây dựng lòng tự tin. Nếu trẻ gặp phải các vấn đề tâm lý nghiêm trọng, hãy kết nối trẻ với các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ.
Tại Việt Nam, tỷ lệ béo phì của trẻ em cũng đang gia tăng đáng báo động. Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 - 2020 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì ở Việt Nam đã tăng gấp 2,2 lần trong vòng 10 năm qua, từ 8,5% năm 2010 lên thành 19,0% năm 2020.
Tỷ lệ béo phì của trẻ em ở Việt Nam cao hơn so với mức trung bình của thế giới (18,0%). Tỷ lệ béo phì ở trẻ em ở khu vực thành thị cao gấp nhiều lần so với khu vực nông thôn và miền núi.
Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ em bao gồm:
• Chế độ ăn uống không lành mạnh, do đường, chất béo, đồ ngọt, nước ngọt…
• Lười vận động, ít hoạt động thể chất;
• Di truyền hoặc các vấn đề sức khoẻ khác, chẳng hạn như rối loạn nội tiết,...
Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của trẻ, béo phì còn có tác động rất lớn đến tâm lý của trẻ trong cuộc sống, đặc biệt là khi tương tác với các bạn đồng trang lứa. Tâm lý trẻ ảnh hưởng như thế nào khi bị béo phì?
Tưởng chừng như các câu trêu đùa “Sao bạn béo thế?”, “Ê bạn kia béo phì" là vô hại, nhưng thực chất những lời nói đó có sát thương cực lớn. Trẻ bị béo phì, khi đối diện với các lời chê bai, thường có tâm lý tự ti, buồn chán.
Điều này thường xuất phát từ sự kỳ thị, trêu trọc hoặc bị bắt nạt vì ngoại hình khác biệt, thậm chí có thể từ phía người thân trong gia đình. Trẻ khi cảm thấy mặc cảm về cơ thể có thể khiến trẻ phát triển xu hướng sống khép kín, nép mình, từ chối tham gia vào các hoạt động vui chơi thể thao, hoạt động xã hội cùng với bạn bè.
Cũng chính vì vậy, trẻ bị béo phì thường có lối sống ít vận động, thường xuyên ngồi hoặc nằm nhiều, lười tập thể dục thể thao. Cơ thể nặng nề cũng khiến trẻ gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày. Những vấn đề tâm lý xã hội
Tâm lý trẻ béo phì thường trở nên bất ổn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Cảm giác hạnh phúc thường giảm đi, hoạt động xã hội trở nên hạn chế, và thành tích học tập thường ở mức thấp.
Những vấn đề tâm lý và xã hội này không chỉ là kết quả của tình trạng béo phì mà còn đóng vai trò là nguyên nhân hoặc yếu tố duy trì của tình trạng béo phì, tác động mạnh mẽ đến hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh.
Trẻ thừa cân hoặc béo phì đối diện với nguy cơ cao về các rối loạn tâm thần và tâm lý trong giai đoạn thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách từ khi còn nhỏ, những vấn đề này có thể kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ khi trưởng thành. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào cộng đồng, với những vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu, rối loạn ăn uống, căng thẳng, lo lắng về hình dáng cơ thể, tự tin thấp và thậm chí còn có ý định tự tử.
Cần làm gì để giúp trẻ bị béo phì vượt qua vấn đề tâm lý?
Để giúp trẻ béo phì vượt qua được các vấn đề về tâm lý gia đình và xã hội cần tạo môi trường tích cực, thân thiện, không kỳ thị trẻ béo phì. Trẻ cần được yêu thương, quan tâm, không bị chê bai, chỉ trích về ngoại hình.
Hãy lắng nghe trẻ, dành thời gian để lắng nghe trẻ, chia sẻ với trẻ về những cảm xúc của trẻ. Hãy giúp trẻ hiểu rằng bé không đơn độc, có nhiều người khác cũng gặp phải những vấn đề giống như bé. Thêm vào đó, sức ép từ áp lực về thành tích học tập có thể gây căng thẳng cho trẻ, làm tăng khả năng mắc béo phì. Ngoài ra, tâm lý của nhiều trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi các khía cạnh không hạnh phúc trong gia đình và phương pháp nuôi dạy con không thích hợp. Vì vậy, bố mẹ nên tạo điều kiện để trẻ cảm thấy thoải mái hơn, từ đó khuyến khích tinh thần tích cực của trẻ.
Trẻ cần được giáo dục để hiểu được tầm quan trọng của việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, nên thay đổi lối sống. Cha mẹ cần phải trợ giúp con trong quá trình ăn kiêng, tập thể dục, không cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột, các loại đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ như xúc xích, lạp sườn, đồ chiên rán…; hạn chế trẻ trong nhà xem TV và chơi các trò chơi điện tử, lướt mạng, xem điện thoại…
Hãy theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Ngoài ra, hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội, giao lưu với bạn bè, để trẻ có cơ hội được thể hiện bản thân, xây dựng lòng tự tin. Nếu trẻ gặp phải các vấn đề tâm lý nghiêm trọng, hãy kết nối trẻ với các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng