Tại sao lại đau đầu mỗi khi thay đổi thời tiết?
2024-01-02T18:05:57+07:00 2024-01-02T18:05:57+07:00 https://songkhoe360.vn/khac/tai-sao-lai-dau-dau-moi-khi-thay-doi-thoi-tiet-3118.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_01/tai-sao-lai-dau-dau-moi-khi-thay-doi-thoi-tiet-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
02/01/2024 08:42 | Bệnh khác
-
Nhiều người bị ví von như “máy dự báo khí tượng chạy bằng cơm”, bởi chỉ cần thời tiết có biến động là ngay lập tức bị đau đầu. Có người chỉ đau âm ỉ một ngày là hết, có người lại đau dữ dội vài hôm, gây bất tiện đến sinh hoạt. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Có cách nào để khắc phục không?
1. Tình trạng đau đầu khi thay đổi thời tiết
Cứ mỗi khi thời tiết thay đổi, trở lạnh, mưa gió hoặc là hửng nắng nóng, thì số lượng người đến khám chuyên khoa thần kinh vì đau đầu tăng lên rõ rệt, tuy nhiên, theo các chuyên gia, số người không đi khám mà “cam chịu” cơn đau còn đông hơn rất nhiều.
Tình trạng của mỗi người không giống nhau, nhưng thường bao gồm những dấu hiệu sau:
- Đau cả đầu hoặc đau nửa đầu
- Đau ở một hoặc cả hai bên thái dương
- Đau âm ỉ hoặc đau dữ dội
- Tê buốt da đầu, cổ, hoặc mặt
- Cơn đau có thể lan xuống hốc mắt, mũi, cổ, vai gáy
- Trở nên nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh lớn
- Cường độ đau có thể thay đổi, nhưng luôn xuất hiện đau từ trước, trong và sau khi thời tiết đột ngột thay đổi
- Những triệu chứng cấp tính nghiêm trọng khác: buồn nôn, ói mửa, chóng mặt 2. Nguyên nhân gây đau đầu
Để giải quyết vấn đề nào, chúng ta luôn cần phải tìm hiểu nguyên do của nó trước tiên. Vậy, những nguyên nhân nào gây nên chứng đau đầu khi “trở trời trái gió”?
2.1. Nguyên nhân khách quan
Thời tiết – hay đúng hơn là môi trường bên ngoài là tác nhân chủ chốt gây nên cơn đau đầu. Thường là các hiện tượng sau:
- Trời đột nhiên trở lạnh hoặc hửng nắng, biên độ chênh lệch nhiệt độ lớn
- Cường độ ánh sáng mạnh, thường là anh nắng chói, gay gắt từ mặt trời.
- Độ ẩm trong không khí thay đổi đột đột, quá cao hoặc quá thấp. đặc biệt là thời tiết hanh khô trong mùa thu đông
- Thời tiết xuất hiện hình thái tiêu cực: gió mạnh, bão
Các chuyên gia đã nhận thấy, điểm chung của tất cả các hiện tượng thay đổi thời tiết, chính là thay đổi áp suất khí quyển. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, áp suất khí quyển cũng thay đổi theo, áp suất này sẽ tạo ra sự khác biệt với không khí bên trong xoang của cơ thể. Đây chính là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến các cơn đau đầu khó chịu.
Tương tự áp suất khí quyển, thì nhiệt độ chênh lệch tăng giảm đột ngột cũng là một trong nguyên nhân chính dẫn tới cơn đau đầu. Điều này như một tín hiệu để cơ thể thông báo cho người bệnh nhận biết và tìm kiếm một môi trường có thời tiết lý tưởng hơn, nhằm hạn chế xuất hiện các cơn đau đầu. 2.2. Nguyên nhân chủ quan
Tại sao khi thay đổi thời tiết, có người bị ảnh hưởng, có người lại không? Bởi vì nhóm người bị ảnh hưởng có những đặc điểm sau:
- Nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường xung quanh: Nhóm người sức đề kháng thấp như người già, hoặc nội tiết đang thay đổi như phụ nữ sau sinh và phụ nữ tiền mãn kinh thường rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường xung quanh.
- Thường chịu căng thẳng, có tiền sử mắc chứng mất ngủ: căng thẳng kéo dài hoặc mất ngủ khiến hệ thần kinh luôn đã trong tình trạng quá tải, Vậy nên chỉ cần thời tiết thay đổi rất dễ dẫn đến cơn đau đầu.
- Nếp sống không lành mạnh: nhóm người này bao gồm người ăn uống không đủ chất; ít hoặc vận động không hợp lý; hoặc thường sử dụng các chất kích thích.
Những người trong nhóm này thường cơ thể không đủ dưỡng chất cần thiết, mỗi khi thời tiết thay đổi dẫn đến hệ tuần hoàn trong cơ thể bị ảnh hưởng, mất cân bằng các chất hóa học trong não, làm kích hoạt cơn đau đầu.
3. Phải làm sao khi bị đau đầu mỗi lần “đổi trời”?
Như chuyên gia đã nhận định, số lượng người nhịn đau không đi khám rất đông, tuy nhiên, dù nhẹ thì chứng đau đầu khi trở trời này vẫn gây bất tiện cho người bệnh. Vậy, nên làm gì để khắc phục tình trạng này?
3.1. Nếu tình trạng nhẹ, nên làm gì?
Nếu xác định chứng đau đầu khi “trở trời” của mình còn khá nhẹ, nằm ở mức chịu đựng được, bạn nên thực hiện những điều sau để giảm bớt tình trạng của mình:
- Ngủ đủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày, có thể uống sữa ấm trước khi ngủ để giấc ngủ có chất lượng tốt hơn. Hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước tăng lực, những chất có cafein.
- Lập thói quen vận động đều đặn mỗi ngày: có thể là đi bộ, đạp xe, tập yoga, ngồi thiền,…
- Áp dụng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh: bổ sung đầy đủ các nhóm chất, uống đủ nước, tăng cường rau xanh, đặc biệt là vitamin C
- Thực hiện các liệu pháp thư giãn nếu bạn đang gặp phải căng thẳng, hãy cho hệ thần kinh được “giải lao” để tái tạo năng lượng.
- Giữ ấm cơ thể, chân tay, tai và cổ trong những ngày thay đổi thời tiết giúp phòng tránh trúng gió hay cảm lạnh gây đau đầu. 3.2. Nếu tình trạng nghiêm trọng, nên làm gì?
Đối với nhiều người, cơn đau đầu mỗi khi thay đổi thời tiết lại rất dữ dội. Khiến người bệnh gần như mất khả năng sinh hoạt bình thường trước khi cơn đau giảm bớt. Khi đó, bạn cần phải đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và tiếp nhận điều trị.
Trước đó, để có thể miêu tả chi tiết nhất cho bác sĩ về tình trạng của mình, bạn hãy tự theo dõi và ghi chép lại các đặc điểm sau:
- Diễn biến cơn đau: bắt đầu từ vị trí nào, có đau lan sang phần khác không, cường độ đau ra sao.
- Cảm nhận của cơ thể về thời tiết khi thấy cơn đau, ví dụ: thấy lạnh là sẽ đau, hoặc thấy trời ẩm nồm/khô hanh là bắt đầu đau.
- Trước khi đau đầu bạn có hay vận động hay ăn uống loại thực phẩm nào không.
- Có triệu chứng bất thường nào trước, trong và sau khi có cơn đau đầu không, ví dụ: buồn nôn, choáng váng, sợ ánh sáng gắt, âm thanh lớn,..
- Đã thử phương pháp giảm đau nào chưa, kết quả ra sao.
Đau đầu do thay đổi thời tiết càng trở nên phổ biến, nhất là khi khí hậu biến đổi thất thường như hiện nay. Người bệnh tuyệt đối không được lơ là chủ quan, cũng không được lạm dụng thuốc giảm đau để xử lý tình trạng đau đầu này.
Hy vọng rằng những thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu được tại sao lại thường xuyên đau đầu khi trời lạnh và cách để đối phó một cách chủ động!
Cứ mỗi khi thời tiết thay đổi, trở lạnh, mưa gió hoặc là hửng nắng nóng, thì số lượng người đến khám chuyên khoa thần kinh vì đau đầu tăng lên rõ rệt, tuy nhiên, theo các chuyên gia, số người không đi khám mà “cam chịu” cơn đau còn đông hơn rất nhiều.
Tình trạng của mỗi người không giống nhau, nhưng thường bao gồm những dấu hiệu sau:
- Đau cả đầu hoặc đau nửa đầu
- Đau ở một hoặc cả hai bên thái dương
- Đau âm ỉ hoặc đau dữ dội
- Tê buốt da đầu, cổ, hoặc mặt
- Cơn đau có thể lan xuống hốc mắt, mũi, cổ, vai gáy
- Trở nên nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh lớn
- Cường độ đau có thể thay đổi, nhưng luôn xuất hiện đau từ trước, trong và sau khi thời tiết đột ngột thay đổi
- Những triệu chứng cấp tính nghiêm trọng khác: buồn nôn, ói mửa, chóng mặt 2. Nguyên nhân gây đau đầu
Để giải quyết vấn đề nào, chúng ta luôn cần phải tìm hiểu nguyên do của nó trước tiên. Vậy, những nguyên nhân nào gây nên chứng đau đầu khi “trở trời trái gió”?
2.1. Nguyên nhân khách quan
Thời tiết – hay đúng hơn là môi trường bên ngoài là tác nhân chủ chốt gây nên cơn đau đầu. Thường là các hiện tượng sau:
- Trời đột nhiên trở lạnh hoặc hửng nắng, biên độ chênh lệch nhiệt độ lớn
- Cường độ ánh sáng mạnh, thường là anh nắng chói, gay gắt từ mặt trời.
- Độ ẩm trong không khí thay đổi đột đột, quá cao hoặc quá thấp. đặc biệt là thời tiết hanh khô trong mùa thu đông
- Thời tiết xuất hiện hình thái tiêu cực: gió mạnh, bão
Các chuyên gia đã nhận thấy, điểm chung của tất cả các hiện tượng thay đổi thời tiết, chính là thay đổi áp suất khí quyển. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, áp suất khí quyển cũng thay đổi theo, áp suất này sẽ tạo ra sự khác biệt với không khí bên trong xoang của cơ thể. Đây chính là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến các cơn đau đầu khó chịu.
Tương tự áp suất khí quyển, thì nhiệt độ chênh lệch tăng giảm đột ngột cũng là một trong nguyên nhân chính dẫn tới cơn đau đầu. Điều này như một tín hiệu để cơ thể thông báo cho người bệnh nhận biết và tìm kiếm một môi trường có thời tiết lý tưởng hơn, nhằm hạn chế xuất hiện các cơn đau đầu. 2.2. Nguyên nhân chủ quan
Tại sao khi thay đổi thời tiết, có người bị ảnh hưởng, có người lại không? Bởi vì nhóm người bị ảnh hưởng có những đặc điểm sau:
- Nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường xung quanh: Nhóm người sức đề kháng thấp như người già, hoặc nội tiết đang thay đổi như phụ nữ sau sinh và phụ nữ tiền mãn kinh thường rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường xung quanh.
- Thường chịu căng thẳng, có tiền sử mắc chứng mất ngủ: căng thẳng kéo dài hoặc mất ngủ khiến hệ thần kinh luôn đã trong tình trạng quá tải, Vậy nên chỉ cần thời tiết thay đổi rất dễ dẫn đến cơn đau đầu.
- Nếp sống không lành mạnh: nhóm người này bao gồm người ăn uống không đủ chất; ít hoặc vận động không hợp lý; hoặc thường sử dụng các chất kích thích.
Những người trong nhóm này thường cơ thể không đủ dưỡng chất cần thiết, mỗi khi thời tiết thay đổi dẫn đến hệ tuần hoàn trong cơ thể bị ảnh hưởng, mất cân bằng các chất hóa học trong não, làm kích hoạt cơn đau đầu.
3. Phải làm sao khi bị đau đầu mỗi lần “đổi trời”?
Như chuyên gia đã nhận định, số lượng người nhịn đau không đi khám rất đông, tuy nhiên, dù nhẹ thì chứng đau đầu khi trở trời này vẫn gây bất tiện cho người bệnh. Vậy, nên làm gì để khắc phục tình trạng này?
3.1. Nếu tình trạng nhẹ, nên làm gì?
Nếu xác định chứng đau đầu khi “trở trời” của mình còn khá nhẹ, nằm ở mức chịu đựng được, bạn nên thực hiện những điều sau để giảm bớt tình trạng của mình:
- Ngủ đủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày, có thể uống sữa ấm trước khi ngủ để giấc ngủ có chất lượng tốt hơn. Hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước tăng lực, những chất có cafein.
- Lập thói quen vận động đều đặn mỗi ngày: có thể là đi bộ, đạp xe, tập yoga, ngồi thiền,…
- Áp dụng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh: bổ sung đầy đủ các nhóm chất, uống đủ nước, tăng cường rau xanh, đặc biệt là vitamin C
- Thực hiện các liệu pháp thư giãn nếu bạn đang gặp phải căng thẳng, hãy cho hệ thần kinh được “giải lao” để tái tạo năng lượng.
- Giữ ấm cơ thể, chân tay, tai và cổ trong những ngày thay đổi thời tiết giúp phòng tránh trúng gió hay cảm lạnh gây đau đầu. 3.2. Nếu tình trạng nghiêm trọng, nên làm gì?
Đối với nhiều người, cơn đau đầu mỗi khi thay đổi thời tiết lại rất dữ dội. Khiến người bệnh gần như mất khả năng sinh hoạt bình thường trước khi cơn đau giảm bớt. Khi đó, bạn cần phải đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và tiếp nhận điều trị.
Trước đó, để có thể miêu tả chi tiết nhất cho bác sĩ về tình trạng của mình, bạn hãy tự theo dõi và ghi chép lại các đặc điểm sau:
- Diễn biến cơn đau: bắt đầu từ vị trí nào, có đau lan sang phần khác không, cường độ đau ra sao.
- Cảm nhận của cơ thể về thời tiết khi thấy cơn đau, ví dụ: thấy lạnh là sẽ đau, hoặc thấy trời ẩm nồm/khô hanh là bắt đầu đau.
- Trước khi đau đầu bạn có hay vận động hay ăn uống loại thực phẩm nào không.
- Có triệu chứng bất thường nào trước, trong và sau khi có cơn đau đầu không, ví dụ: buồn nôn, choáng váng, sợ ánh sáng gắt, âm thanh lớn,..
- Đã thử phương pháp giảm đau nào chưa, kết quả ra sao.
Đau đầu do thay đổi thời tiết càng trở nên phổ biến, nhất là khi khí hậu biến đổi thất thường như hiện nay. Người bệnh tuyệt đối không được lơ là chủ quan, cũng không được lạm dụng thuốc giảm đau để xử lý tình trạng đau đầu này.
Hy vọng rằng những thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu được tại sao lại thường xuyên đau đầu khi trời lạnh và cách để đối phó một cách chủ động!
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng