Acid Folic: Mẹ Bầu Cần Bao Nhiêu? Hướng Dẫn Bổ Sung An Toàn
2024-09-29T21:57:58+07:00 2024-09-29T21:57:58+07:00 https://songkhoe360.vn/dinh-duong-cho-me-va-be/acid-folic-me-bau-can-bao-nhieu-huong-dan-bo-sung-an-toan-4415.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_09/acid-folic-1.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
28/09/2024 17:51 | Dinh dưỡng cho mẹ và bé
-
Trong hành trình mang thai, một trong những dưỡng chất thiết yếu mà mẹ bầu không thể bỏ qua chính là acid folic. Không chỉ là “vị cứu tinh” cho sự phát triển của thai nhi, acid folic còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh. Nhưng liệu bạn đã biết chính xác mẹ bầu cần bao nhiêu acid folic mỗi ngày?
Acid folic, còn được gọi là vitamin B9, là một dưỡng chất quan trọng thuộc nhóm vitamin B. Dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo hồng cầu, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tổng hợp DNA và RNA trong cơ thể. Nó cũng có liên quan mật thiết đến quá trình phân chia và nhân đôi tế bào.
Vì vậy, acid folic được coi là một trong 13 loại vitamin thiết yếu mà cơ thể cần được cung cấp đủ hàng ngày.
Phụ nữ mang thai nếu thiếu hụt acid folic có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, khó thở, tăng nguy cơ rong huyết, sảy thai hoặc mắc chứng rối loạn tâm thần sau sinh. Nguy cơ tử vong khi sinh cũng cao hơn ở những bà bầu thiếu máu.
Thiếu acid folic khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu hồng cầu megaloblastic, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng thai nhi hoặc sinh non. Thiếu acid folic cũng có thể ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, các khiếm khuyết ở ống tủy sống, điển hình là tật nứt đốt sống và nguy hiểm hơn là khiếm khuyết ống thần kinh.
Các chuyên gia sản khoa thường khuyến cáo phụ nữ nên chú ý đến việc bổ sung acid folic để giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe liên quan đến thiếu hụt dưỡng chất này.
Ngoài việc bổ sung acid folic thông qua việc ăn uống, phụ nữ mang thai cũng có thể sử dụng các loại thuốc bổ sung acid folic được bác sĩ kê đơn để đảm bảo rằng họ nhận được lượng dưỡng chất cần thiết. Bổ sung hàm lượng acid folic cho bà bầu bao nhiêu là đủ?
Theo các chuyên gia, việc bổ sung acid folic phù hợp là một trong những biện pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đặc biệt, trong những trường hợp mẹ bầu phát hiện thai khi thai đã được 6 tuần hoặc hơn 6 tuần, việc bổ sung acid folic trở nên cực kỳ quan trọng.
Mặc dù đã bổ sung acid folic với hàm lượng phù hợp, nhưng trẻ sinh ra vẫn có nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh bởi dị tật bẩm sinh này có thể xảy ra trong tháng đầu của thai kỳ.
Các chuyên gia thường khuyến cáo chị em trong độ tuổi sinh đẻ hoặc đang có kế hoạch mang thai nên bổ sung 400mcg acid folic mỗi ngày.
Với phụ nữ đang mang thai, hàm lượng acid folic nên bổ sung mỗi ngày sẽ có sự khác biệt ở từng giai đoạn. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung 400mcg/ngày. Từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi, mẹ bầu cần bổ sung 600mcg/ngày.
Ngoài ra, trong trường hợp mẹ bầu đã sinh con bị dị tật ống thần kinh trước đó, cần được bổ sung hàm lượng acid folic cao hơn trong những tháng chuẩn bị mang thai và trong những tháng đầu thai kỳ.
Các trường hợp sau đây cũng cần đến liều acid folic cao hơn:
- Có tiền sử bệnh thận và đang chạy thận nhân tạo;
- Mắc bệnh hồng cầu lưỡi liềm;
- Có tiền sử bệnh gan;
- Thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn;
- Đang sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh như thuốc điều trị động kinh, thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2, thuốc điều trị bệnh vảy nến, thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp, thuốc điều trị hen suyễn…
Nhưng để biết được hàm lượng bổ sung phù hợp, các mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi bổ sung acid folic dành cho bà bầu mà các mẹ nên tham khảo.
1. Bổ sung acid folic từ các loại thực phẩm:
Mẹ bầu có thể bổ sung acid folic từ các loại thực phẩm như bông cải xanh, bắp cải, ớt chuông, đậu và các cây họ đậu, trái cây tươi và nước ép trái cây tươi. Kết hợp với viên uống bổ sung acid folic theo hướng dẫn của bác sĩ cũng rất quan trọng.
Bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu biết được hàm lượng acid folic cần bổ sung bao nhiêu là phù hợp với cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
2. Thời điểm thích hợp để uống viên uống bổ sung acid folic:
Thời điểm thích hợp để uống viên uống bổ sung acid folic cho bà bầu là khoảng nghỉ giữa 2 bữa ăn. Việc này sẽ giúp cơ thể hấp thụ acid folic tốt nhất.
3. Không uống chung sắt và acid folic với một số chất khác:
Trong quá trình bổ sung sắt và acid folic, mẹ bầu không nên uống chung với rượu, chè, cà phê vì uống chung có thể làm giảm khả năng hấp thụ. Cần tránh uống sắt và viên uống bổ sung acid folic cùng lúc với thuốc kháng sinh thuộc nhóm Tetracyclin và thuốc kháng acid.
4. Tăng khả năng hấp thu acid folic và sắt:
Để tăng khả năng hấp thu acid folic và sắt tốt nhất, mẹ nên uống cùng với nước đun sôi để nguội hoặc các loại nước trái cây giàu vitamin C như cam, quýt.
5. Không uống acid folic và sắt vào buổi tối:
Không nên uống acid folic và sắt vào buổi tối vì việc làm này có thể khiến mẹ bầu bị khó ngủ. 6. Dự phòng táo bón khi mang thai:
Khi uống acid folic, mẹ bầu có thể gặp tình trạng táo bón. Chính vì thế, mẹ bầu cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi, rau củ và uống nhiều nước để dự phòng táo bón khi mang thai.
7. Tuân thủ lịch khám thai định kỳ:
Bên cạnh việc bổ sung acid folic đúng cách, mẹ bầu cũng cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ và thực hiện các xét nghiệm quan trọng theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi chặt chẽ sự phát triển của thai nhi từ đó phát hiện sớm những bất thường và dị tật thai nhi trong giai đoạn đầu của thai kỳ (nếu có) từ đó can thiệp, điều chỉnh kịp thời nếu cần để giúp em bé sinh ra được khỏe mạnh.
Những lưu ý trên hy vọng sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về việc bổ sung acid folic và áp dụng đúng cách để mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Vì vậy, acid folic được coi là một trong 13 loại vitamin thiết yếu mà cơ thể cần được cung cấp đủ hàng ngày.
Phụ nữ mang thai nếu thiếu hụt acid folic có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, khó thở, tăng nguy cơ rong huyết, sảy thai hoặc mắc chứng rối loạn tâm thần sau sinh. Nguy cơ tử vong khi sinh cũng cao hơn ở những bà bầu thiếu máu.
Thiếu acid folic khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu hồng cầu megaloblastic, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng thai nhi hoặc sinh non. Thiếu acid folic cũng có thể ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, các khiếm khuyết ở ống tủy sống, điển hình là tật nứt đốt sống và nguy hiểm hơn là khiếm khuyết ống thần kinh.
Các chuyên gia sản khoa thường khuyến cáo phụ nữ nên chú ý đến việc bổ sung acid folic để giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe liên quan đến thiếu hụt dưỡng chất này.
Ngoài việc bổ sung acid folic thông qua việc ăn uống, phụ nữ mang thai cũng có thể sử dụng các loại thuốc bổ sung acid folic được bác sĩ kê đơn để đảm bảo rằng họ nhận được lượng dưỡng chất cần thiết. Bổ sung hàm lượng acid folic cho bà bầu bao nhiêu là đủ?
Theo các chuyên gia, việc bổ sung acid folic phù hợp là một trong những biện pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đặc biệt, trong những trường hợp mẹ bầu phát hiện thai khi thai đã được 6 tuần hoặc hơn 6 tuần, việc bổ sung acid folic trở nên cực kỳ quan trọng.
Mặc dù đã bổ sung acid folic với hàm lượng phù hợp, nhưng trẻ sinh ra vẫn có nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh bởi dị tật bẩm sinh này có thể xảy ra trong tháng đầu của thai kỳ.
Các chuyên gia thường khuyến cáo chị em trong độ tuổi sinh đẻ hoặc đang có kế hoạch mang thai nên bổ sung 400mcg acid folic mỗi ngày.
Với phụ nữ đang mang thai, hàm lượng acid folic nên bổ sung mỗi ngày sẽ có sự khác biệt ở từng giai đoạn. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung 400mcg/ngày. Từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi, mẹ bầu cần bổ sung 600mcg/ngày.
Ngoài ra, trong trường hợp mẹ bầu đã sinh con bị dị tật ống thần kinh trước đó, cần được bổ sung hàm lượng acid folic cao hơn trong những tháng chuẩn bị mang thai và trong những tháng đầu thai kỳ.
Các trường hợp sau đây cũng cần đến liều acid folic cao hơn:
- Có tiền sử bệnh thận và đang chạy thận nhân tạo;
- Mắc bệnh hồng cầu lưỡi liềm;
- Có tiền sử bệnh gan;
- Thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn;
- Đang sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh như thuốc điều trị động kinh, thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2, thuốc điều trị bệnh vảy nến, thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp, thuốc điều trị hen suyễn…
Nhưng để biết được hàm lượng bổ sung phù hợp, các mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi bổ sung acid folic dành cho bà bầu mà các mẹ nên tham khảo.
1. Bổ sung acid folic từ các loại thực phẩm:
Mẹ bầu có thể bổ sung acid folic từ các loại thực phẩm như bông cải xanh, bắp cải, ớt chuông, đậu và các cây họ đậu, trái cây tươi và nước ép trái cây tươi. Kết hợp với viên uống bổ sung acid folic theo hướng dẫn của bác sĩ cũng rất quan trọng.
Bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu biết được hàm lượng acid folic cần bổ sung bao nhiêu là phù hợp với cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
2. Thời điểm thích hợp để uống viên uống bổ sung acid folic:
Thời điểm thích hợp để uống viên uống bổ sung acid folic cho bà bầu là khoảng nghỉ giữa 2 bữa ăn. Việc này sẽ giúp cơ thể hấp thụ acid folic tốt nhất.
3. Không uống chung sắt và acid folic với một số chất khác:
Trong quá trình bổ sung sắt và acid folic, mẹ bầu không nên uống chung với rượu, chè, cà phê vì uống chung có thể làm giảm khả năng hấp thụ. Cần tránh uống sắt và viên uống bổ sung acid folic cùng lúc với thuốc kháng sinh thuộc nhóm Tetracyclin và thuốc kháng acid.
4. Tăng khả năng hấp thu acid folic và sắt:
Để tăng khả năng hấp thu acid folic và sắt tốt nhất, mẹ nên uống cùng với nước đun sôi để nguội hoặc các loại nước trái cây giàu vitamin C như cam, quýt.
5. Không uống acid folic và sắt vào buổi tối:
Không nên uống acid folic và sắt vào buổi tối vì việc làm này có thể khiến mẹ bầu bị khó ngủ. 6. Dự phòng táo bón khi mang thai:
Khi uống acid folic, mẹ bầu có thể gặp tình trạng táo bón. Chính vì thế, mẹ bầu cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi, rau củ và uống nhiều nước để dự phòng táo bón khi mang thai.
7. Tuân thủ lịch khám thai định kỳ:
Bên cạnh việc bổ sung acid folic đúng cách, mẹ bầu cũng cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ và thực hiện các xét nghiệm quan trọng theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi chặt chẽ sự phát triển của thai nhi từ đó phát hiện sớm những bất thường và dị tật thai nhi trong giai đoạn đầu của thai kỳ (nếu có) từ đó can thiệp, điều chỉnh kịp thời nếu cần để giúp em bé sinh ra được khỏe mạnh.
Những lưu ý trên hy vọng sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về việc bổ sung acid folic và áp dụng đúng cách để mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng