Trẻ hai tuổi ăn gì phát triển trí não?
2023-12-18T10:34:41+07:00 2023-12-18T10:34:41+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-tre-tu-0/tre-hai-tuoi-an-gi-phat-trien-tri-nao-3019.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_12/tre-hai-tuoi-an-gi-phat-trien-tri-nao-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
16/12/2023 11:39 | Chăm sóc trẻ từ 0-5 tuổi
-
Khi trẻ lên 2 tuổi, việc chăm sóc dinh dưỡng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt là trong việc xây dựng và phát triển trí não.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển toàn diện, bao gồm cả khả năng tư duy, ngôn ngữ, kỹ năng xã hội. Điều này đặt ra câu hỏi quan trọng về những thực phẩm nào nên được bổ sung trong chế độ ăn của trẻ 2 tuổi để tối ưu hóa sự phát triển của hệ thống não?
Dinh dưỡng trong hai năm đầu đời đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng không chỉ giúp não trẻ phát triển tối ưu mà còn tăng cường khả năng ghi nhớ, tiếp nhận thông tin và tập trung. Việc duy trì chế độ ăn uống đủ chất còn giúp giảm nguy cơ suy dinh dưỡng, béo phì và mắc các bệnh lý khác.
Theo thông tin từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng có thể dẫn đến sự suy giảm chức năng của não bộ. Chế độ ăn uống không đầy đủ trong hai năm đầu đời có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số thông minh (IQ), các vấn đề liên quan đến hành vi và nhận thức.
Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ đã chỉ ra rằng có 11 chất dinh dưỡng quan trọng đặc biệt hỗ trợ sự phát triển trí não ở trẻ nhỏ, bao gồm protein, kẽm, sắt, choline, folate, iốt, axit béo không bão hòa đa chuỗi dài (PUFA), vitamin A, D, B6 và B12. Đảm bảo cung cấp đủ những chất này từ chế độ ăn uống sẽ có lợi cho sức khỏe và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Dưới đây là vai trò của chất dinh dưỡng góp phần giúp phát triển trí não cho trẻ:
Phụ huynh cần chú ý rằng ngoài đồ ăn dặm, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu đối với trẻ dưới một tuổi, với sự giàu canxi và các dưỡng chất quan trọng khác cho sự phát triển của trẻ.
Có một số cách hỗ trợ bé nhận được các chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm việc đảm bảo thai phụ được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, và việc cho con bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu tiên sau khi sinh. Trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm, việc ưu tiên các thực phẩm giàu sắt và kẽm như thịt bò xay nhuyễn, ngũ cốc là quan trọng.
Khi trẻ đã ở độ tuổi biết đi, nên bổ sung thêm nhiều trái cây, rau quả và các nguồn chất sắt khác như thịt, rau bina, cũng như các loại đậu. Điều này giúp đảm bảo trẻ nhận đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
(Theo Parents)
Dinh dưỡng trong hai năm đầu đời đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng không chỉ giúp não trẻ phát triển tối ưu mà còn tăng cường khả năng ghi nhớ, tiếp nhận thông tin và tập trung. Việc duy trì chế độ ăn uống đủ chất còn giúp giảm nguy cơ suy dinh dưỡng, béo phì và mắc các bệnh lý khác.
Theo thông tin từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng có thể dẫn đến sự suy giảm chức năng của não bộ. Chế độ ăn uống không đầy đủ trong hai năm đầu đời có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số thông minh (IQ), các vấn đề liên quan đến hành vi và nhận thức.
Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ đã chỉ ra rằng có 11 chất dinh dưỡng quan trọng đặc biệt hỗ trợ sự phát triển trí não ở trẻ nhỏ, bao gồm protein, kẽm, sắt, choline, folate, iốt, axit béo không bão hòa đa chuỗi dài (PUFA), vitamin A, D, B6 và B12. Đảm bảo cung cấp đủ những chất này từ chế độ ăn uống sẽ có lợi cho sức khỏe và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Dưới đây là vai trò của chất dinh dưỡng góp phần giúp phát triển trí não cho trẻ:
Dưỡng chất | Vai trò với trí não | Nguồn thực phẩm |
Chất đạm (protein) | Cần thiết cho sự phát triển kích thước và hình thành não | Thịt lợn, gia cầm, cá, trứng, sữa chua, đậu, ngũ cốc |
Kẽm | Ảnh hưởng đến sự phát triển của chất trắng và giúp các tế bào thần kinh giao tiếp với nhau | Thịt bò, thịt lợn, sữa, đậu phụ, đậu đỏ, bơ đậu phộng |
Sắt | Cung cấp oxy máu đến não | Thịt bò, thịt gà, cá, ngũ cốc tăng cường, rau bina, đậu |
Choline | Là chất dinh dưỡng tăng cường trí nhớ và hỗ trợ sản xuất chất dẫn truyền thần kinh | Thịt bò, thịt gia cầm, trứng, cá trắng, cá hồi, đậu ngự |
Folate | Thúc đẩy sự phát triển não bộ khỏe mạnh và ảnh hưởng đến cấu trúc não | Rau bina, nước cam, trái bơ, bánh mì nguyên hạt, bông cải xanh |
Iốt | Giúp ngăn ngừa các vấn đề về tăng trưởng, ngôn ngữ và thính giác | Cá tuyết, muối ăn, sữa, tôm, trứng, cá ngừ đóng hộp |
Vitamin A | Cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và sức khỏe thị lực | Khoai lang, cà rốt, dưa đỏ, xoài, trứng, sữa |
Vitamin D | Hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm, giúp não khỏe | Hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm, giúp não khỏe |
Vitamin B6 | Giúp cải thiện chức năng não | Ngũ cốc tăng cường, đậu xanh, chuối, khoai tây, bơ đậu phộng |
Vitamin B12 | Cần thiết cho sự phân chia và phát triển tế bào trong não; hình thành DNA và giúp các xung thần kinh được truyền đi nhanh chóng | Ngũ cốc tăng cường, cá hồi, sữa, thịt bò, sữa chua, phô mai |
Axit béo không bão hòa đa (PUFA) | Hỗ trợ cho các tế bào thần kinh, tăng trưởng, phát triển trí não cũng như các mô thần kinh | Cá béo, dầu hạt cải, hạt lanh, dầu hướng dương |
Khi trẻ đã ở độ tuổi biết đi, nên bổ sung thêm nhiều trái cây, rau quả và các nguồn chất sắt khác như thịt, rau bina, cũng như các loại đậu. Điều này giúp đảm bảo trẻ nhận đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
(Theo Parents)
Tags: Chăm sóc sức khỏe
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng