Làm thế nào để tập cai sữa vào ban đêm cho bé?
2023-05-17T22:24:55+07:00 2023-05-17T22:24:55+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-tre-tu-0/lam-the-nao-de-tap-cai-sua-vao-ban-dem-cho-be-1269.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_05/lam-the-nao-de-tap-cai-sua-vao-ban-dem-cho-be-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
17/05/2023 11:29 | Chăm sóc trẻ từ 0-5 tuổi
-
Nói lời tạm biệt với việc ăn qua đêm là một cột mốc quan trọng đối với em bé (và cả ba mẹ). Tuy nhiên, để bắt đầu cho bé học cách bỏ một thói quen nào đó, ba mẹ sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Sau đây là cách nhận biết khi nào em bé có thể cai sữa đêm và một số mẹo để ba mẹ có thể thực hiện một cách dễ dàng hơn.
Chăm sóc trẻ sơ sinh chắc chắn sẽ là một thách thức to lớn của nhiều ông bố bà mẹ khi lần đầu có con. Đặc biệt đối với người mẹ, đôi khi, mẹ sẽ phải thức dậy vào ban đêm để cho em bé bú sữa mẹ. Tuy nhiên, khi em bé đã lớn hơn một chút, việc tập cai sữa ban đêm sẽ vừa giúp cho bé rèn luyện thời gian ăn uống ngủ nghỉ đều đặn, vừa giảm mệt mỏi cho mẹ.
1. Khi nào nên bắt đầu cai sữa đêm cho con?
Việc em bé không còn bú qua đêm là điều bình thường khi chúng lớn hơn và bụng của chúng có thể chứa nhiều thức ăn hơn. Trong một số trường hợp, em bé có thể tự giác không đòi ăn vào ban đêm. Nhưng đa phần, ba mẹ vẫn phải có những tác động để giúp bé cai sữa vào ban đêm.
Từ góc độ khoa học, trẻ sơ sinh có thể ngủ suốt đêm (6-8 tiếng) mà không cần ăn kể từ khi em bé đạt 4 đến 6 tháng tuổi. Trong độ tuổi này, hầu hết trẻ sơ sinh đều đạt cân nặng từ 5-6kg, mức cân nặng mà chúng không còn cần bú đêm nữa.
Ngoài ra, một số dấu hiệu ba mẹ có thể cân nhắc để cho bé ngừng bú đêm đó là thời gian bú đêm ngắn hơn hoặc bé thức dậy ít thường xuyên hơn. Nếu mẹ cảm thấy không chắc chắn, có thể từ từ giảm số lần bú đêm cho đến khi bé quen với việc không dậy ăn vào ban đêm nữa. 2. Một số tip để việc cho bé cai sữa dễ dàng, suôn sẻ hơn
• Cho bé cai sữa dần dần
Dần dần giúp con bỏ thói quen đó sẽ giúp bé dễ dàng chuyển đổi và không cảm thấy khó chịu. Một cách phổ biến để làm điều này là kéo dài thời gian giữa mỗi lần cho ăn đêm để hạn chế việc bé dậy ăn nhiều lần.
Bạn cũng có thể thử rút ngắn thời gian cho mỗi lần bú hoặc cho ít sữa hơn vào bình sữa của bé dần dần từng chút một. Và trong khoảng một tuần hoặc lâu hơn, em bé có thể cảm thấy quen với việc ăn ít vào ban đêm và dần không phải thức dậy để ăn nữa.
• Đảm bảo bé được ăn đủ chất trong ngày
Bé có thể hấp thụ càng nhiều calo vào ban ngày thì bé sẽ càng cần ít calo hơn vào ban đêm đêm. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ dưới 6 tháng chưa bắt đầu ăn dặm nên thường ăn hai đến ba giờ một lần trong ngày, tổng cộng từ 8 đến 12 lần bú trong 24 giờ. Do đó, hãy cho bé ăn đủ lượng mà bé cần để hạn chế việc bé cảm thấy đói giữa đêm. • Cai sữa đêm cho trẻ bú bình
Phương pháp cai sữa đêm chậm và ổn định cũng có tác dụng tốt đối với trẻ bú bình. Chìa khóa thành công chính là đảm bảo con được ăn đủ trong ngày để bé ít thích ăn vào buổi đêm.
• Đừng vội vàng nếu nhận thấy bé thức vào buổi đêm
Tất cả trẻ sơ sinh đều thức dậy vào ban đêm và việc thức dậy trong thời gian ngắn không lúc nào cũng có nghĩa là con đang cảm thấy đói. Có thể bé chỉ đang quấy khóc, vì vậy hãy dỗ bé nhẹ nhàng và cho bé cơ hội ổn định trở lại trước khi quyết định cho bé ăn.
Tuy nhiên, nếu bé không ngủ tiếp và mẹ cảm thấy bé thực sự cần ăn, hãy cho bé ăn chứ đừng ép buộc bé cai sữa hoàn toàn. Ngoài ra hãy tắt đèn (hoặc giảm độ sáng), tránh trò chuyện hoặc tương tác nhiều với bé để bé dễ ngủ lại hơn. Cai sữa ban đêm thường là một quá trình dài và tốc độ cai sữa của các bé cũng khác nhau. Hãy giảm dần số lượng và duy trì cách cai sữa nhất quán để giúp con có thể nhanh chóng thích nghi với việc này. Tuy nhiên, nếu cảm thấy bé gặp khó khăn trong việc điều chỉnh, hãy tạm dừng hoặc giảm tốc độ cai sữa lại và điều chỉnh dần dần theo mong muốn của bé.
1. Khi nào nên bắt đầu cai sữa đêm cho con?
Việc em bé không còn bú qua đêm là điều bình thường khi chúng lớn hơn và bụng của chúng có thể chứa nhiều thức ăn hơn. Trong một số trường hợp, em bé có thể tự giác không đòi ăn vào ban đêm. Nhưng đa phần, ba mẹ vẫn phải có những tác động để giúp bé cai sữa vào ban đêm.
Từ góc độ khoa học, trẻ sơ sinh có thể ngủ suốt đêm (6-8 tiếng) mà không cần ăn kể từ khi em bé đạt 4 đến 6 tháng tuổi. Trong độ tuổi này, hầu hết trẻ sơ sinh đều đạt cân nặng từ 5-6kg, mức cân nặng mà chúng không còn cần bú đêm nữa.
Ngoài ra, một số dấu hiệu ba mẹ có thể cân nhắc để cho bé ngừng bú đêm đó là thời gian bú đêm ngắn hơn hoặc bé thức dậy ít thường xuyên hơn. Nếu mẹ cảm thấy không chắc chắn, có thể từ từ giảm số lần bú đêm cho đến khi bé quen với việc không dậy ăn vào ban đêm nữa. 2. Một số tip để việc cho bé cai sữa dễ dàng, suôn sẻ hơn
• Cho bé cai sữa dần dần
Dần dần giúp con bỏ thói quen đó sẽ giúp bé dễ dàng chuyển đổi và không cảm thấy khó chịu. Một cách phổ biến để làm điều này là kéo dài thời gian giữa mỗi lần cho ăn đêm để hạn chế việc bé dậy ăn nhiều lần.
Bạn cũng có thể thử rút ngắn thời gian cho mỗi lần bú hoặc cho ít sữa hơn vào bình sữa của bé dần dần từng chút một. Và trong khoảng một tuần hoặc lâu hơn, em bé có thể cảm thấy quen với việc ăn ít vào ban đêm và dần không phải thức dậy để ăn nữa.
• Đảm bảo bé được ăn đủ chất trong ngày
Bé có thể hấp thụ càng nhiều calo vào ban ngày thì bé sẽ càng cần ít calo hơn vào ban đêm đêm. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ dưới 6 tháng chưa bắt đầu ăn dặm nên thường ăn hai đến ba giờ một lần trong ngày, tổng cộng từ 8 đến 12 lần bú trong 24 giờ. Do đó, hãy cho bé ăn đủ lượng mà bé cần để hạn chế việc bé cảm thấy đói giữa đêm. • Cai sữa đêm cho trẻ bú bình
Phương pháp cai sữa đêm chậm và ổn định cũng có tác dụng tốt đối với trẻ bú bình. Chìa khóa thành công chính là đảm bảo con được ăn đủ trong ngày để bé ít thích ăn vào buổi đêm.
• Đừng vội vàng nếu nhận thấy bé thức vào buổi đêm
Tất cả trẻ sơ sinh đều thức dậy vào ban đêm và việc thức dậy trong thời gian ngắn không lúc nào cũng có nghĩa là con đang cảm thấy đói. Có thể bé chỉ đang quấy khóc, vì vậy hãy dỗ bé nhẹ nhàng và cho bé cơ hội ổn định trở lại trước khi quyết định cho bé ăn.
Tuy nhiên, nếu bé không ngủ tiếp và mẹ cảm thấy bé thực sự cần ăn, hãy cho bé ăn chứ đừng ép buộc bé cai sữa hoàn toàn. Ngoài ra hãy tắt đèn (hoặc giảm độ sáng), tránh trò chuyện hoặc tương tác nhiều với bé để bé dễ ngủ lại hơn. Cai sữa ban đêm thường là một quá trình dài và tốc độ cai sữa của các bé cũng khác nhau. Hãy giảm dần số lượng và duy trì cách cai sữa nhất quán để giúp con có thể nhanh chóng thích nghi với việc này. Tuy nhiên, nếu cảm thấy bé gặp khó khăn trong việc điều chỉnh, hãy tạm dừng hoặc giảm tốc độ cai sữa lại và điều chỉnh dần dần theo mong muốn của bé.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng