Những căn bệnh truyền nhiễm trẻ em dễ mắc phải
2022-12-07T19:51:54+07:00 2022-12-07T19:51:54+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/nhung-can-benh-truyen-nhiem-tre-em-de-mac-phai-223.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2022_12/chan-tay-mieng-111.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
07/12/2022 16:05 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Những năm gần đây, kinh tế ngày càng phát triển dẫn đến các vấn đề nhức nhối về ô nhiễm môi trường. Nhưng bên cạnh nỗi lo ngại về môi trường thì hơn hết đó chính là sức khỏe của con người, nhất là đối tượng trẻ em. Cụ thể đã và đang xuất hiện nhiều căn bệnh truyền nhiễm, những căn bệnh mới chưa từng gặp, và những căn bệnh truyền nhiễm đã có nhưng bị biến tính sang một dạng khác nguy hiểm hơn.
Trẻ em là đối tượng dễ mắc các căn bệnh truyền nhiễm. Nguyên do là ở độ tuổi còn trẻ, giai đoạn này khả năng miễn dịch, khả năng hấp thụ và dự trữ dinh dưỡng, sức đề kháng và cấu tạo gen của các em đều kém hoặc chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó, nhận thức của các em chưa đủ đầy để biết cách phòng tránh khi không có người lớn bên cạnh. Ví dụ như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi hoặc một số trường hợp đặc biệt khác, có xu hướng đưa mọi thứ vào miệng và hiếm khi vệ sinh chân tay sạch sẽ.
Theo nghiên cứu thống kê, trẻ sơ sinh, trẻ em ở độ tuổi đang học các cấp thấp như mầm non và tiểu học là dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nhất.
Sau đây là 10 căn bệnh truyền nhiễm hay gặp ở trẻ mà các bậc phụ huynh cần lưu tâm để phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe con trẻ.
1. Bệnh cúm
Cúm là một bệnh nhiễm trùng qua con đường hô hấp (mũi, họng và phổi) gây ra bởi virus cúm, bệnh dễ lây lan từ người này sang người khác. Bệnh này hay gặp ở tất cả các mùa, đặc biệt là dễ bị mắc vào mùa đông và mùa xuân do khí hậu có độ ẩm cao.
Triệu chứng: sốt cao, ho nhiều, đau rát cổ họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cả người, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, nôn mửa, tiêu chảy, xuất hiện các chấm đỏ nhỏ dần dần to thành các bọng nước ở chân, tay, miệng.
2. Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp (bao gồm bệnh viêm phổi)
Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh nguy hiểm và rất dễ dẫn đến các ca bệnh nặng, đặc biệt là với trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh viêm phổi cũng nằm trong nhóm bệnh này, là một loại bệnh truyền nhiễm giết người lớn nhất đối với trẻ em trên toàn thế giới. Bệnh cướp đi sinh mạng của hơn 800.000 trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm, trong đó có hơn 153.000 trẻ sơ sinh, những người đặc biệt dễ bị nhiễm trùng.
Triệu chứng: ho nhiều, khó thở hay thở dồn dập, cảm lạnh nhẹ, có thể kèm sốt và đau tai. Trong một số trường hợp, khi trẻ hít vào, dưới lồng ngực lõm vào trong, đây là dấu hiệu trẻ bị rút lõm lồng ngực, báo động viêm phổi nặng cần được đưa đi cấp cứu ngay.
3. Thủy đậu
Thủy đậu là một căn bệnh truyền nhiễm do một loại virus mang tên Varicella Zoster gây ra. Con đường lây nhiễm bệnh chủ yếu là đường hô hấp. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh, nhất là với đối tượng chưa bị bệnh thủy đậu hoặc chưa được tiêm vaccine thủy đậu, có thể nói là những người chưa được miễn dịch với bệnh thủy đậu và đa số sẽ là trẻ em.
Triệu chứng: phát ban, nổi mụn nước nhỏ lan rộng trên bề mặt da, gây ngứa, ngoài ra có thêm triệu chứng sốt, chán ăn, mệt mỏi, đau đầu, khó chịu trong người.
4. Quai bị
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc chi Rubulavirus trong họ Paramyxovirus gây nên. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh và hay gặp nhất là ở trẻ em từ 6 – 10 tuổi. Bệnh lây lan qua đường hô hấp, ăn uống và giọt bắn khi bệnh nhân hắt hơi, ho trong quá trình tiếp xúc.
Triệu chứng: nhức mỏi cơ, đau người nhất là những vùng sưng, mệt mỏi; sốt, nôn mửa; chán ăn, sút cân; sưng đau tuyến nước bọt, tuyến mang tai (một hoặc cả hai bên tai), vùng má, cổ, hàm…Một số trường hợp biến chứng nguy hiểm hơn như viêm tụy, viêm màng não, viêm tinh hoàn ở bé trai hoặc viêm buồng trứng ở bé gái…
5. Chân tay miệng
Chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng hay còn gọi là virus đường ruột gây ra, thường gặp ở trẻ em độ tuổi dưới 10 tuổi và đa số là ở lưa tuổi dưới 5 tuổi. Bệnh chân tay miệng xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân và thu với thời gian ủ bệnh 3-7 ngày.
Triệu chứng: ban đầu là sốt, đau họng, chán ăn; sau 1-2 ngày các vết loét đỏ gây đau, mụn nước xuất hiện trong miệng hoặc trong họng, có thể xuất hiện thêm ở chân, tay, miệng, lưỡi, trong má, mông; mụn nước ít gây ngứa ở trẻ nhỏ hơn ở người lớn và sẽ tự khỏi trong 1 tuần hoặc lâu hơn.
6. Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do một loại siêu vi Dengue gây ra. Chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua vết muỗi vằn đốt từ những con muỗi cái mang mầm bệnh. Đây là bệnh nguy hiểm dù được chữa khỏi vẫn có nguy cơ mắc lại. Bệnh có thể gây chảy máu nghiêm trọng, tụt huyết áp đột ngột dẫn đến tử vong và nguy cơ cao gây bùng dịch.
Triệu chứng: nhức mỏi cơ, sốt, đau đầu, đau sau hốc mắt, đau bụng, ói mửa, xuất huyết da niêm.
7. Tiêu chảy
Tiêu chảy là bệnh nguy hiểm ở trẻ em, đặc biệt là ở độ tuổi dưới 5 tuổi. Trẻ em bị tiêu chảy là do nhiễm trùng đường ruột như virus Rotavirus và Enterovirus; vi khuẩn với nhiều loại như E. coli, Salmonella, Campylobacter, Shigella… và ký sinh trùng bao gồm Giardiasis và Cryptosporidiosis. Tiêu chảy là hiện tượng cơ thể phản ứng loại bỏ vi trùng, và hầu hết các đợt sẽ kéo dài 3-7 ngày. Tiêu chảy gây nguy hiểm dẫn đến tử vong ở trẻ nhỏ bởi nhiều chất lỏng và chất dinh dưỡng bị đào thải khỏi cơ thể quá nhiều trong thời gian ngắn, khiến cơ thể suy kiệt và mất nước trầm trọng.
Triệu chứng: nôn mửa, sốt, mất vị giác sụt cân, mất nước, đi ngoài nhiều.
8. Sởi
Sởi là một loại bệnh truyền nhiễm do virus Paramyxovirus gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp, gây ra những biến chứng rất nguy hiểm, do đó được xếp vào nhóm bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh đặc biệt thường gặp ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi, đỉnh dịch thường vào thời điểm giao mùa, nhất là mùa đông xuân.
- Sởi thường xuất hiện trong thời gian giao mùa và gây ra những biến chứng nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ có các triệu chứng sau ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay tránh bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ nhỏ: sốt cao, hắt hơi, sổ mũi; ho nhiều, đau họng; đỏ mắt; đau tai; khó thở; co giật; phát ban đầu tiên ở sau tai, lan ra mặt, xuống thân và chân tay.
Ngoài những căn bệnh trên thì hiện nay xuất hiện thêm nhiều dịch bệnh mới như Cúm A/H1N1, cúm A/H7N9, Ebola, MERS-CoV… và đặc biệt phải nói đến dịch COVID-19 bùng phát gần 2 năm trở lại đây. Nguyên nhân chung của các căn bệnh truyền nhiễm thường là các loại vi trùng bao gồm vi khuẩn, virus hay được gọi là mầm bệnh. Những căn bệnh truyền nhiễm mang cấp độ nguy hiểm cao và gây số lượng tử vong lớn ở trẻ chủ yếu lại là các bệnh lây qua đường hô hấp.
Vì vậy, các bậc cha mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa kịp thời để con em mình có một cuộc sống vui chơi, học tập đầy khỏe mạnh và vui vẻ. Sau đây là một số cách phòng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm và phương pháp xử lý khi trẻ đang nhiễm:
• Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo quy định và khuyến cáo của Bộ Y tế.
• Dạy trẻ cách tự chăm sóc bản thân như giữ gìn chân tay sạch sẽ, tích cực đeo khẩu trang khi trong giai đoạn dịch bùng phát cũng như khi tiếp xúc với người bệnh hay khi bị bệnh.
• Giữ cho nơi ở của trẻ luôn sạch sẽ, tránh nơi ô nhiễm cao và xây dựng ý thức cộng đồng bảo vệ môi trường.
• Khi có những triệu chứng bất thường không nên chủ quan tự dùng thuốc linh tinh mà đến khám bác sĩ để nhận phác đồ điều trị chuẩn xác.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng