Mang thai sau tuổi 35 - Nguy cơ và cách phòng tránh
2022-12-31T16:00:00+07:00 2022-12-31T16:00:00+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/mang-thai-sau-tuoi-35-nguy-co-va-cach-phong-tranh-365.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2022_12/mang-thai-sau-tuoi-35-nguy-co-va-cach-phong-tranh-1.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
31/12/2022 16:00 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Mang thai luôn là một điều kỳ diệu và là mong muốn của rất nhiều bà mẹ cũng như gia đình. Tuy nhiên, mang thai luôn đi kèm với nhiều nguy cơ, dù ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt ở tuổi sau 35. Vậy sau tuổi này có những rủi ro gì và làm thế nào để giảm thiểu các rủi ro này?
Các nguy cơ của mang thai sau tuổi 35
Các tình trạng sau đều có thể xuất hiện ở mẹ bầu ở tất cả lứa tuổi, nhưng có tỷ lệ cao hơn ở các mẹ trên 35 tuổi:
• Tăng huyết áp: có thể dẫn tới tiền sản giật, sản giật, nguy hiểm cho cả mẹ và con.
• Đái tháo đường thai kỳ.
• Thai có thể chết lưu hoặc sảy.
• Tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ chết non.
• Con sinh ra có cân nặng thấp.
• Bất thường số lượng nhiễm sắc thể của con, hay gặp Hội chứng Down, ảnh hưởng tới thể chất và trí tuệ trẻ sau này.
Nên làm gì để hạn chế nguy cơ khi mang thai ở tuổi sau 35?
Có nhiều rủi ro xảy ra với mẹ và con nên mẹ cần theo dõi cả trước, trong và sau thai kỳ để phát hiện các triệu chứng sớm nhất và có can thiệp kịp thời.
• Khám và tư vấn trước mang thai: khi mẹ có ý định mang thai, nên đi khám sức khỏe sinh sản để chắc chắn mẹ đã sẵn sàng cả về thể chất và tinh thần và được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa.
• Thăm khám định kỳ trong thai kỳ: 8 tuần đầu thai kỳ là thời kỳ quan trọng cho sự phát triển của em bé. Khám định kỳ gồm các xét nghiệm như đo huyết áp, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu,... có thể phát hiện tiền sản giật sớm cho mẹ, các bất thường về hình thái của con,... Ngoài ra, giáo dục, tư vấn cho mẹ về mang thai và sinh nở cũng rất quan trọng.
• Làm các test sàng lọc trước sinh: có thể làm một số xét nghiệm như xét nghiệm nhiễm sắc thể cho con ngay từ khi trong bụng mẹ để phát hiện các bất thường sớm như các hội chứng Down, hội chứng Turner,...
• Bổ sung sắt, acid folic, vitamin…
• Ăn uống lành mạnh: ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám để bổ xung chất xơ và vitamin, ăn các loại thịt ít béo, các loại đậu có nhiều protein. Mẹ cũng nên uống nhiều nước.
• Giữ cân nặng hợp lý: béo phì tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, vì vậy mẹ nên giữ mức cân hợp lý nhờ ăn uống và tập luyện. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về số cân nặng mình nên đạt được và phương pháp luyện tập.
• Không hút thuốc lá, thuốc lào: khói thuốc với những chất độc ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển các cơ quan của em bé. Ngoài mẹ thì những thành viên khác trong gia đình và người xung quanh cũng không nên hút.
• Không uống rượu bia, chất kích thích.
• Không tự ý uống thuốc: khi mẹ có triệu chứng lạ thì nên đi khám, không nên tự ý mua, dùng thuốc.
Kết hôn và có con muộn trở nên phổ biến hơn trong thời đại hiện nay. Khi đó cha mẹ sẽ có khả năng giáo dục và tài chính cho con tốt hơn, nhưng đồng thời cũng mang theo nhiều rủi ro hơn, đặc biệt là sau tuổi 35. Tuy nhiên phần lớn các mẹ đều có thai kỳ khỏe mạnh, em bé sinh ra khỏe mạnh. Chị em nên lưu ý những những nguy cơ về mang thai được trình bày ở trên để biết cách phòng tránh an toàn cho cả mẹ và bé.
Các tình trạng sau đều có thể xuất hiện ở mẹ bầu ở tất cả lứa tuổi, nhưng có tỷ lệ cao hơn ở các mẹ trên 35 tuổi:
• Tăng huyết áp: có thể dẫn tới tiền sản giật, sản giật, nguy hiểm cho cả mẹ và con.
• Đái tháo đường thai kỳ.
• Thai có thể chết lưu hoặc sảy.
• Tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ chết non.
• Con sinh ra có cân nặng thấp.
• Bất thường số lượng nhiễm sắc thể của con, hay gặp Hội chứng Down, ảnh hưởng tới thể chất và trí tuệ trẻ sau này.
Nên làm gì để hạn chế nguy cơ khi mang thai ở tuổi sau 35?
Có nhiều rủi ro xảy ra với mẹ và con nên mẹ cần theo dõi cả trước, trong và sau thai kỳ để phát hiện các triệu chứng sớm nhất và có can thiệp kịp thời.
• Khám và tư vấn trước mang thai: khi mẹ có ý định mang thai, nên đi khám sức khỏe sinh sản để chắc chắn mẹ đã sẵn sàng cả về thể chất và tinh thần và được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa.
• Thăm khám định kỳ trong thai kỳ: 8 tuần đầu thai kỳ là thời kỳ quan trọng cho sự phát triển của em bé. Khám định kỳ gồm các xét nghiệm như đo huyết áp, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu,... có thể phát hiện tiền sản giật sớm cho mẹ, các bất thường về hình thái của con,... Ngoài ra, giáo dục, tư vấn cho mẹ về mang thai và sinh nở cũng rất quan trọng.
• Làm các test sàng lọc trước sinh: có thể làm một số xét nghiệm như xét nghiệm nhiễm sắc thể cho con ngay từ khi trong bụng mẹ để phát hiện các bất thường sớm như các hội chứng Down, hội chứng Turner,...
• Bổ sung sắt, acid folic, vitamin…
• Ăn uống lành mạnh: ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám để bổ xung chất xơ và vitamin, ăn các loại thịt ít béo, các loại đậu có nhiều protein. Mẹ cũng nên uống nhiều nước.
• Giữ cân nặng hợp lý: béo phì tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, vì vậy mẹ nên giữ mức cân hợp lý nhờ ăn uống và tập luyện. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về số cân nặng mình nên đạt được và phương pháp luyện tập.
• Không hút thuốc lá, thuốc lào: khói thuốc với những chất độc ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển các cơ quan của em bé. Ngoài mẹ thì những thành viên khác trong gia đình và người xung quanh cũng không nên hút.
• Không uống rượu bia, chất kích thích.
• Không tự ý uống thuốc: khi mẹ có triệu chứng lạ thì nên đi khám, không nên tự ý mua, dùng thuốc.
Kết hôn và có con muộn trở nên phổ biến hơn trong thời đại hiện nay. Khi đó cha mẹ sẽ có khả năng giáo dục và tài chính cho con tốt hơn, nhưng đồng thời cũng mang theo nhiều rủi ro hơn, đặc biệt là sau tuổi 35. Tuy nhiên phần lớn các mẹ đều có thai kỳ khỏe mạnh, em bé sinh ra khỏe mạnh. Chị em nên lưu ý những những nguy cơ về mang thai được trình bày ở trên để biết cách phòng tránh an toàn cho cả mẹ và bé.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng