Hiểu rõ về vắc xin tiêm chủng mở rộng 5 trong 1 của trẻ
2023-11-17T17:38:35+07:00 2023-11-17T17:38:35+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/hieu-ro-ve-vac-xin-tiem-chung-mo-rong-5-trong-1-cua-tre-2807.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_11/hieu-ro-ve-vac-xin-tiem-chung-mo-rong-5-trong-1-cua-tre-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
17/11/2023 15:22 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam đã cung cấp vắc xin phòng 12 loại bệnh cho trẻ nhỏ, trong đó hầu hết các bậc cha mẹ đều nghe đến vắc xin 5 trong 1. Vậy vắc xin 5 trong 1 là gì? Nên tiêm khi nào? Và cần lưu ý gì khi tiêm?
Chương trình tiêm chủng mở rộng là gì?
Tiêm chủng mở rộng là một chiến lược y tế được áp dụng tại Việt Nam từ năm 1981 có mục tiêu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi.
Hiện nay, trong chương trình mở rộng, vắc xin ComBE Five là loại vắc xin thế hệ mới được áp dụng để tiêm phòng 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn HiB và viêm gan B.
Vắc xin 5 trong 1 phòng ngừa những bệnh nào?
Kể từ khi vắc xin tổng hợp 5 trong 1 ra đời, trẻ không phải tiêm quá nhiều mũi vắc xin riêng lẻ, thay vào đó, chỉ cần tiêm liều vắc xin tổng hợp đã có thể phòng được 5 loại bệnh lây truyền nguy hiểm.
Bên cạnh đó, vắc xin tổng hợp 5 trong 1 cũng giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí tiêm phòng đáng kể. Đó là lý do vì sao bác sĩ luôn động viên các bậc phụ huynh cho trẻ đi tiêm phòng vắc xin 5 trong 1. Hai dòng vắc xin được sử dụng tại Việt Nam là ComBe Five và Pentaxim. Cụ thể:
Dựa vào bảng so sánh thông tin trên đây, phụ huynh có thể cân nhắc lựa chọn hãng vắc xin để tiêm ngừa cho con. Tuy nhiên, dù chọn hãng nào thì phụ huynh cũng phải tiêm đủ số lần và cố gắng đúng thời điểm để có thể phát huy hiệu quả cao nhất.
Lịch tiêm phòng vắc xin 5 trong 1
Ngày nay, trạm xá hay cơ sở tiêm chủng dịch vụ đều nhắc nhở phụ huynh lịch tiêm của trẻ mỗi khi đến thời điểm tiêm. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn cần ghi nhớ lịch để có thể chủ động trong việc đưa trẻ đi tiêm.
Mọi loại vắc xin 5 trong 1 đều có chung lịch tiêm 3 mũi cơ bản, mỗi mũi tiêm sẽ cách nhau ít nhất 28 ngày. Khi trẻ đủ 2 tháng tuổi thì cha mẹ có thể cho trẻ đi tiêm mũi đầu tiên. Mũi tiêm nhắc lại nên được tiến hành khi trẻ được 18 tháng tuổi hoặc cách mũi thứ 3 trên 6 tháng. Nên lưu ý là không nên tiêm vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 quá sớm (trước khi trẻ 2 tháng tuổi hoặc sớm hơn so với lịch hẹn) vì có thể khiến vắc xin không phát huy tối đa tác dụng.
Trong trường hợp trẻ đã được tiêm vắc xin Quinvaxem nhưng chưa hết 3 mũi thì vẫn có thể tiêm Combe Five hoặc Pentaxim mà không cần phải tiêm lại mũi trước đó. Ví dụ nếu trẻ đã tiêm mũi thứ nhất hoặc thứ hai vắc xin Quinvaxem sẽ được tiếp tục tiêm vắc xin Combe Five ở mũi thứ hai hoặc thứ ba.
Phản ứng thường gặp sau tiêm
Tương tự như những loại vắc xin khác, sau khi tiêm trẻ sẽ có các phản ứng như:
- Sưng, đỏ và đau (hơi nhức) tại vị trí tiêm.
- Sốt nhẹ dưới 38 độ.
- Quấy khóc.
- Ăn/bú kém hơn bình thường.
Đây đều là những phản ứng thông thường sau khi tiêm vaccine. Bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm bởi các phản ứng trên thường tự khỏi sau từ 24 đến 48 giờ. Tuy nhiên nếu xuất hiện các biểu hiệu sau, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức:
- Sốt cao trên 39 độ và kéo dài hơn 24 giờ.
- Trẻ quấy khóc, vật vã, lờ đờ.
- Khó thở.
- Nôn trớ, bỏ bữa, bú kém.
- Co giật.
- Phát ban.
Những lưu ý để chăm sóc trẻ trước và sau khi tiêm
• Trước khi tiêm
• Không cho trẻ ăn/ bú quá no hoặc để trẻ đói: Có thể làm trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.
• Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ: Tránh nhiễm trùng tại vị trí tiêm.
• Cho trẻ mặc quần áo rộng, thoáng mát: Bác sĩ/ Y tá có thể dễ dàng thực hiện các thao tác tiêm hơn.
• Trao đổi với Bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bé; tiền sử bệnh tật/ dị ứng và những dấu hiệu sốt, dị ứng ở những mũi tiêm trước để giúp bác sĩ cân nhắc xem có nên thực hiện mũi tiêm không hoặc có phương án xử lý kịp thời trong tình huống khẩn cấp.
• Mang theo sổ tiêm chủng Sau khi tiêm
• Ở lại theo dõi trẻ 15 – 30 phút: Đề phòng trẻ bị sốc phản vệ
• Theo dõi các phản ứng của trẻ tối thiểu 24 giờ sau khi tiêm
• Tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc uống thêm nhiều nước.
• Sốt nhẹ từ 37,5 độ C đến 38,5 độ C: Lau người và chườm mát cho trẻ.
• Có thể dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
• Chườm lạnh vị trí tiêm nếu có sưng đau.
• Nếu thấy biểu hiện nguy hiểm: Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Tiêm vắc xin 5 trong 1 giúp trẻ giảm thiểu số mũi tiêm cần thiết, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian cho bố mẹ và an toàn cho trẻ. Vì thế, bố mẹ nên chủ động chủng ngừa đầy đủ cho bé theo lịch tiêm chủng mở rộng hoặc chỉ định của bác sĩ để tăng cường hệ miễn dịch và giúp bé phát triển toàn diện trong tương lai.
Tiêm chủng mở rộng là một chiến lược y tế được áp dụng tại Việt Nam từ năm 1981 có mục tiêu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi.
Hiện nay, trong chương trình mở rộng, vắc xin ComBE Five là loại vắc xin thế hệ mới được áp dụng để tiêm phòng 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn HiB và viêm gan B.
Vắc xin 5 trong 1 phòng ngừa những bệnh nào?
Kể từ khi vắc xin tổng hợp 5 trong 1 ra đời, trẻ không phải tiêm quá nhiều mũi vắc xin riêng lẻ, thay vào đó, chỉ cần tiêm liều vắc xin tổng hợp đã có thể phòng được 5 loại bệnh lây truyền nguy hiểm.
Bên cạnh đó, vắc xin tổng hợp 5 trong 1 cũng giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí tiêm phòng đáng kể. Đó là lý do vì sao bác sĩ luôn động viên các bậc phụ huynh cho trẻ đi tiêm phòng vắc xin 5 trong 1. Hai dòng vắc xin được sử dụng tại Việt Nam là ComBe Five và Pentaxim. Cụ thể:
Loại | Vắc xin 5 trong 1 ComBE Five | Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim |
Nơi sản xuất | Sản xuất tại công ty Biological E - Ấn Độ. | Sản xuất tại Pháp và Canada bởi công ty Sanofi Pasteur, thuộc tập đoàn Sanofi-Aventis, Pháp. |
Quy mô sử dụng | Được lưu hành tại Ấn Độ từ năm 2010, sử dụng ở hơn 43 quốc gia với hơn 400 triệu liều. | Được cấp giấy phép vào năm 1997 tại Thụy Điển và được chủng ngừa tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. |
Phòng các bệnh | • Phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. • Mũi vắc xin chống bại liệt sẽ được tiêm riêng. • Thành phần vắc xin ho gà là loại toàn tế bào, sử dụng tế bào của bi khuẩn ho gà đã chết => kích thích tạo miễn dịch với bệnh. |
• Phòng 5 bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. • Mũi viêm gan siêu vi B sẽ được tiêm riêng. • Thành phần vắc xin ho gà là loại vô bào, được chiết xuất từ tế bào của vi khuẩn ho gà => kích thích tạo miễn dịch với bệnh. |
Nơi tiêm | Tại các cơ sở tiêm chủng công lập như: trạm y tế phường/xã. | Tiêm dịch vụ tại các cơ sở tiêm chủng trong và ngoài công lập. |
Chi phí | Miễn phí vì là vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng. | Mất phí. |
Lịch tiêm phòng vắc xin 5 trong 1
Ngày nay, trạm xá hay cơ sở tiêm chủng dịch vụ đều nhắc nhở phụ huynh lịch tiêm của trẻ mỗi khi đến thời điểm tiêm. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn cần ghi nhớ lịch để có thể chủ động trong việc đưa trẻ đi tiêm.
Mọi loại vắc xin 5 trong 1 đều có chung lịch tiêm 3 mũi cơ bản, mỗi mũi tiêm sẽ cách nhau ít nhất 28 ngày. Khi trẻ đủ 2 tháng tuổi thì cha mẹ có thể cho trẻ đi tiêm mũi đầu tiên. Mũi tiêm nhắc lại nên được tiến hành khi trẻ được 18 tháng tuổi hoặc cách mũi thứ 3 trên 6 tháng. Nên lưu ý là không nên tiêm vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 quá sớm (trước khi trẻ 2 tháng tuổi hoặc sớm hơn so với lịch hẹn) vì có thể khiến vắc xin không phát huy tối đa tác dụng.
Trong trường hợp trẻ đã được tiêm vắc xin Quinvaxem nhưng chưa hết 3 mũi thì vẫn có thể tiêm Combe Five hoặc Pentaxim mà không cần phải tiêm lại mũi trước đó. Ví dụ nếu trẻ đã tiêm mũi thứ nhất hoặc thứ hai vắc xin Quinvaxem sẽ được tiếp tục tiêm vắc xin Combe Five ở mũi thứ hai hoặc thứ ba.
Phản ứng thường gặp sau tiêm
Tương tự như những loại vắc xin khác, sau khi tiêm trẻ sẽ có các phản ứng như:
- Sưng, đỏ và đau (hơi nhức) tại vị trí tiêm.
- Sốt nhẹ dưới 38 độ.
- Quấy khóc.
- Ăn/bú kém hơn bình thường.
Đây đều là những phản ứng thông thường sau khi tiêm vaccine. Bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm bởi các phản ứng trên thường tự khỏi sau từ 24 đến 48 giờ. Tuy nhiên nếu xuất hiện các biểu hiệu sau, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức:
- Sốt cao trên 39 độ và kéo dài hơn 24 giờ.
- Trẻ quấy khóc, vật vã, lờ đờ.
- Khó thở.
- Nôn trớ, bỏ bữa, bú kém.
- Co giật.
- Phát ban.
Những lưu ý để chăm sóc trẻ trước và sau khi tiêm
• Trước khi tiêm
• Không cho trẻ ăn/ bú quá no hoặc để trẻ đói: Có thể làm trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.
• Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ: Tránh nhiễm trùng tại vị trí tiêm.
• Cho trẻ mặc quần áo rộng, thoáng mát: Bác sĩ/ Y tá có thể dễ dàng thực hiện các thao tác tiêm hơn.
• Trao đổi với Bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bé; tiền sử bệnh tật/ dị ứng và những dấu hiệu sốt, dị ứng ở những mũi tiêm trước để giúp bác sĩ cân nhắc xem có nên thực hiện mũi tiêm không hoặc có phương án xử lý kịp thời trong tình huống khẩn cấp.
• Mang theo sổ tiêm chủng Sau khi tiêm
• Ở lại theo dõi trẻ 15 – 30 phút: Đề phòng trẻ bị sốc phản vệ
• Theo dõi các phản ứng của trẻ tối thiểu 24 giờ sau khi tiêm
• Tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc uống thêm nhiều nước.
• Sốt nhẹ từ 37,5 độ C đến 38,5 độ C: Lau người và chườm mát cho trẻ.
• Có thể dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
• Chườm lạnh vị trí tiêm nếu có sưng đau.
• Nếu thấy biểu hiện nguy hiểm: Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Tiêm vắc xin 5 trong 1 giúp trẻ giảm thiểu số mũi tiêm cần thiết, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian cho bố mẹ và an toàn cho trẻ. Vì thế, bố mẹ nên chủ động chủng ngừa đầy đủ cho bé theo lịch tiêm chủng mở rộng hoặc chỉ định của bác sĩ để tăng cường hệ miễn dịch và giúp bé phát triển toàn diện trong tương lai.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng