Cách phòng ngừa béo phì ở trẻ

- Thừa cân và béo phì là một vấn đề phổ biến ở trẻ em, gây nên nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe, hoạt động hàng ngày và tâm lý của trẻ, cả trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, nhiều gia đình chưa nhận thức đầy đủ về tình trạng này, dẫn đến việc chưa thực hiện được việc điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống phù hợp cho trẻ một cách kịp thời.
Trong suốt 10 năm qua, tỉ lệ trẻ em thừa cân và béo phì tại Việt Nam đã tăng đáng kể, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết tỷ lệ béo phì ở trẻ em TP. Hồ Chí Minh đã vượt qua 50%, trong khi ở Hà Nội, tỷ lệ này vượt qua 41%.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, béo phì ở trẻ em được coi là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất của thế kỷ 21.
Cách phòng ngừa béo phì ở trẻ 2
Thừa cân và béo phì là một vấn đề phổ biến ở trẻ em
Cách nhận biết trẻ bị thừa cân hay bị béo phì
Thừa cân được xác định khi cân nặng của trẻ vượt quá mức chuẩn tương ứng với chiều cao của trẻ. Trong khi đó, béo phì là khi trẻ tích tụ quá nhiều mỡ trong cơ thể mà không phải do sự phát triển cơ bắp.
Có hai cách phổ biến để xác định trẻ thừa cân hay béo phì. Đầu tiên là quan sát thân hình của trẻ, nếu thấy trẻ có thân hình to béo một cách không bình thường so với lứa tuổi (đi lại nặng nề, khó coi), có thể nghi ngờ đến tình trạng béo phì. Thứ hai là sử dụng cân để đo cân nặng của trẻ. Nếu trẻ có chiều cao bình thường, nhưng cân nặng quá 25% so với mức chuẩn, trẻ đó có nguy cơ thừa cân và béo phì. Nếu trẻ có cân nặng vượt quá 50% so với mức bình thường, thì trẻ chắc chắn đã mắc bệnh béo phì.
Trẻ em mắc béo phì có nguy cơ cao hơn mắc bệnh hen suyễn, bệnh tim, tiểu đường tuýp 2 và một số bệnh khác. Do đó, phòng ngừa là vô cùng quan trọng.
 
Cách phòng ngừa béo phì ở trẻ 3
Những người trẻ em mắc béo phì có khả năng cao tái mắc bệnh này khi trưởng thành. Người lớn mắc béo phì cũng có nguy cơ cao hơn bị đột quỵ, mắc một số loại ung thư và tình trạng sức khỏe tâm thần.
Điều trị béo phì ở trẻ em bằng thuốc hoặc phẫu thuật giảm béo có thể gây tốn kém. Các biến chứng từ những phương pháp can thiệp y tế này cũng có thể mang theo một số nguy cơ tiềm ẩn.
Cách phòng ngừa béo phì ở trẻ 1
Biện pháp phòng ngừa béo phì ở trẻ rất đa dạng
Biện pháp phòng ngừa béo phì ở trẻ
Có một số cách an toàn để phòng ngừa béo phì ở trẻ như sau:
Chế độ ăn uống
Xây dựng một kế hoạch ăn uống cân bằng và dinh dưỡng là một cách hiệu quả để phòng ngừa béo phì ở trẻ em. Cha mẹ nên tập trung vào việc tăng cường việc tiêu thụ rau xanh, trái cây và các thực phẩm từ nguồn thực vật. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị rằng chế độ ăn phòng ngừa béo phì ở trẻ cần hạn chế thực phẩm giàu calo, chất béo và đường, đồng thời ăn nhiều đậu, rau, ngũ cốc, hạt.
Cho trẻ ăn chung với gia đình có thể giúp chúng làm quen với những bữa ăn lành mạnh và nhận thức được những rủi ro của việc ăn quá nhiều.
Chế độ tập luyện
Hoạt động thể chất là yếu tố quan trọng khác để phòng ngừa béo phì ở trẻ em. Việc vận động không chỉ giúp ngăn ngừa béo phì mà còn giúp chắc xương, giảm căng thẳng và lo lắng ở trẻ. Do đó, phụ huynh nên khuyến khích trẻ em tham gia vào hoạt động vận động hàng ngày.
Hoạt động thể chất thường dựa vào độ tuổi để khuyến nghị. Theo CDC Mỹ, trẻ từ 3 đến 5 tuổi nên tham gia hoạt động vận động suốt ngày. Trẻ lớn hơn, thiếu niên và thanh thiếu niên được khuyến khích tham gia ít nhất 60 phút hoạt động thể chất mỗi ngày.
Trẻ từ 6-17 tuổi nên tập mức độ tập luyện vừa phải và cường độ cao. Điều này bao gồm việc kết hợp giữa các bài tập aerobic và các bài tập tăng cường cơ bắp và xương. Một số bài tập phổ biến như chạy bộ, bơi lội, nhảy dây, aerobic, đạp xe, bóng chuyền bóng rổ….
Cách phòng ngừa béo phì ở trẻ 4
Giấc ngủ
Có nhiều chứng cứ cho thấy thiếu ngủ có tác động tiêu cực đến tăng cân ở người lớn và trẻ em. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến hormone quyết định cân nặng, mức độ hoạt động và lượng calo.
Trẻ em thiếu ngủ có nguy cơ tăng cân không mong muốn và không duy trì một lối sống lành mạnh. Thiếu ngủ có thể khiến trẻ ăn nhiều hơn và ngủ ít hơn, cũng như làm trẻ cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng để tham gia hoạt động.
Để giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn, có thể áp dụng một số biện pháp sau: thiết lập thói quen ngủ hợp lý; tạo một môi trường ngủ tối thoải mái và thư giãn; hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ; tránh ăn uống trong vài giờ trước giờ đi ngủ…
Trẻ con dành quá nhiều thời gian cho việc chơi trò chơi và sử dụng các thiết bị điện tử có thể tăng nguy cơ bị béo phì. Cha mẹ cần hạn chế thời gian chơi của con và thay thế bằng những hoạt động lành mạnh khác như đi dạo cùng nhau, tập thể dục hoặc tham gia vào các hoạt động như làm việc nhà như quét dọn và lau nhà…
Hãy chú ý bảo vệ con trẻ của mình khỏi béo phì nhé.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây