3 điều nên dạy trẻ để trở nên hiếu thảo
2023-09-26T10:55:34+07:00 2023-09-26T10:55:34+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/3-dieu-nen-day-tre-de-tro-nen-hieu-thao-2166.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_09/day-tre-lich-su-noi-cong-cong-04.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
26/09/2023 10:46 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Những đứa con ngoan, hiếu thảo thường có điểm chung là được cha mẹ, gia đình yêu thương, giáo dục từ nhỏ và đúng cách. Vậy làm sao để có thể giúp trẻ học cách biết ơn, hiếu thảo với người lớn?
Từ xưa, ông cha ta luôn quan niệm rằng hiếu thảo là một trong những tính cách quan trọng của con người và được nhiều thế hệ coi trọng. Đó cũng là một phần truyền thống vô cùng tuyệt đẹp của dân tộc qua, được truyền bá từ nhiều đời cha mẹ, ông bà của chúng ta.
Thế nhưng, trên thực tế, không phải đứa trẻ nào khi lớn cũng giữ được đức tính tốt đẹp này. Khi những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình thường xuyên xảy ra những xung đột, cãi vã hoặc những đứa trẻ không nhận được đầy đủ sự giáo dục. Để con lớn lên trở nên hiếu thảo, cha mẹ nên lưu ý 3 điều sau: 1. Bài học về sự tình yêu thương, sự quan tâm
Những đứa trẻ, dù nhỏ chỉ khoảng vài tháng tuổi cũng đã có những dấu hiệu cho thấy tình yêu thương đối với bố mẹ. Không chỉ với bố mẹ hay ông bà, mà con cũng có thể học cách chăm sóc những vật nuôi và tham gia vào các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống.
Cha mẹ nên dạy con biết yêu thương và chia sẻ trách nhiệm trong các công việc nhà cửa hoặc mọi hoạt động đơn giản, chẳng hạn như việc đi chơi, du lịch, học tập. Ví dụ, khi có nắng chiếu vào nhà, con nên biết kéo rèm cửa lại, hoặc khi thấy có vũng nước trên sàn, con phải biết lau khô nó đi. Cha mẹ không nên làm hết mọi việc thay con, mà để cho con có cơ hội tự hiểu và học cách làm những điều này. Điều này giúp con trở nên tự giác hơn và không thụ động trong cuộc sống.
2. Yêu thương, chứ không phải nuông chiều, bao bọc
Bao bọc con quá mức xảy ra khi bố mẹ luôn cố gắng bảo vệ con khỏi mọi khó khăn và thử thách trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trẻ cần phải đối mặt với những khó khăn này để tự học và phát triển kỹ năng tự mình. Bố mẹ không thể luôn ở bên cạnh con suốt đời, và việc giúp con tự lập sớm sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong tương lai.
Trong cuộc sống, chúng ta thường thấy nhiều trẻ, ngay cả khi đã trưởng thành, vẫn không thể tự lập được. Điều này có thể xuất phát từ việc bố mẹ đã bao bọc con quá mức. Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy bố mẹ đang dạy con một cách không đúng cách. Bênh con thái quá:
Giả sử, nếu như con và bạn có xô xát ở trường, cha mẹ yêu thương con quá mức thường phát sốt lên lo lắng. Khi đến trường, cha mẹ không cần biết quan tâm đến sự việc xảy ra như thế nào, lí do là gì mà sẽ ngay lập tức nhảy vào bênh con, cho rằng “Con tôi ngoan lắm, làm sao mà dám làm những việc này” hoặc “Cháu làm gì mà lại đánh con cô?”.
Không ít trường hợp, trẻ ở trường là “một chín một mười”, không ai vừa ai, và biểu hiện của trẻ ở nhà sẽ khác so với khi ở trường. Cha mẹ bao bọc con quá sẽ quy kết mọi tội lỗi cho trẻ khác, điều này vô tình làm hư con, hình thành nên tính cách hống hách, ăn vạ, ỉ lại.
Liên tục giám sát, gọi điện:
Nhiều phụ huynh thường có thói quen cho con sử dụng điện thoại nhưng liên tục gọi điện để kiểm tra con đang ở đâu, đang làm gì, mấy giờ về, đi với ai…. khiến con cảm thấy vô cùng ngột ngạt. Lâu dần, trẻ sẽ hình thành hành vi nói dối, chống đối ví dụ như đi chơi về muộn nhưng nói dối là học nhóm, trốn học đi chơi… Trẻ sẽ không bao giờ thành thật đối với những câu hỏi tra khảo của cha mẹ.
Cách yêu thương, quan tâm con theo kiểu này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến suy nghĩ và hành vi của con. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ không tin tưởng con cái. Việc suốt ngày gọi điện tra khảo sẽ khiến trẻ cảm giác như mình đang bị giam lỏng, trở thành tội phạm và chỉ muốn thoát ra khỏi “cái lồng giam giữ" đó. Làm thay con:
Nhiều cha mẹ thường đảm nhận hết công việc nhà vì họ lo lắng cho con cái bận học hành. Họ mong muốn con tập trung vào việc học và cũng lo sợ cho sức khỏe của con, nên họ thường làm mọi việc trong gia đình.
Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến việc con trở nên lười biếng, thiếu sự độc lập và phụ thuộc vào người khác. Việc tham gia vào các công việc nhà giúp trẻ học được nhiều kỹ năng và trải nghiệm, cũng như phát triển trách nhiệm và tự giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Điều này giúp trẻ trở nên có trách nhiệm hơn và khi ra ngoài xã hội, họ sẽ tự tin hơn và không gặp khó khăn lớn.
Ngoài việc học hành, trẻ cũng cần được tham gia vào các hoạt động gia đình như dọn dẹp, trò chuyện, và thời gian vui chơi cùng các thành viên khác. Trẻ có thể tham gia vào việc trồng cây cùng cha mẹ hoặc ông bà, cùng tham gia vào việc nấu ăn, đón tiếp khách và nhiều công việc khác.
Điều này không chỉ là cách để bạn thể hiện tình yêu và quan tâm đối với trẻ mà còn giúp trẻ học cách chia sẻ và yêu thương, và quan trọng hơn, là học từ việc thực hành thay vì chỉ bằng lời nói rằng "chúng ta là một gia đình". 3. Chăm sóc ông bà chu đáo làm gương cho con
Con cái thường là tấm gương phản chiếu của cha mẹ, và chúng học hỏi từ những hành động của cha mẹ nhanh chóng hơn là từ những lời nói. Mặc dù trẻ thường không lắng nghe người lớn, nhưng chúng có khả năng bắt chước và học theo những gì cha mẹ thể hiện. Do đó, cách bạn quan tâm và chăm sóc cha mẹ của mình cũng là cách trẻ sẽ quan tâm và chăm sóc bạn khi bạn già đi.
Khi thấy cha mẹ của mình thể hiện tình yêu và quan tâm đối với ông bà, trẻ sẽ tự nảy sinh tình cảm tương tự và biết cách thể hiện lòng yêu thương. Ngược lại, nếu cha mẹ xa lánh, ít giao tiếp hoặc thể hiện thái độ cáu gắt và quát mắng, trẻ có thể học theo những hành động này.
Do đó, hãy xây dựng mối quan hệ yêu thương giữa con cái và ông bà thông qua những hành động đơn giản, như thường xuyên đến thăm và tụ họp gia đình.
Ba điều nên dạy con để trở nên hiếu thảo trên là việc mỗi cha mẹ nên làm hàng ngày để tập thói quen tốt cho con và giúp con trở thành người tốt sau này.
Thế nhưng, trên thực tế, không phải đứa trẻ nào khi lớn cũng giữ được đức tính tốt đẹp này. Khi những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình thường xuyên xảy ra những xung đột, cãi vã hoặc những đứa trẻ không nhận được đầy đủ sự giáo dục. Để con lớn lên trở nên hiếu thảo, cha mẹ nên lưu ý 3 điều sau: 1. Bài học về sự tình yêu thương, sự quan tâm
Những đứa trẻ, dù nhỏ chỉ khoảng vài tháng tuổi cũng đã có những dấu hiệu cho thấy tình yêu thương đối với bố mẹ. Không chỉ với bố mẹ hay ông bà, mà con cũng có thể học cách chăm sóc những vật nuôi và tham gia vào các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống.
Cha mẹ nên dạy con biết yêu thương và chia sẻ trách nhiệm trong các công việc nhà cửa hoặc mọi hoạt động đơn giản, chẳng hạn như việc đi chơi, du lịch, học tập. Ví dụ, khi có nắng chiếu vào nhà, con nên biết kéo rèm cửa lại, hoặc khi thấy có vũng nước trên sàn, con phải biết lau khô nó đi. Cha mẹ không nên làm hết mọi việc thay con, mà để cho con có cơ hội tự hiểu và học cách làm những điều này. Điều này giúp con trở nên tự giác hơn và không thụ động trong cuộc sống.
2. Yêu thương, chứ không phải nuông chiều, bao bọc
Bao bọc con quá mức xảy ra khi bố mẹ luôn cố gắng bảo vệ con khỏi mọi khó khăn và thử thách trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trẻ cần phải đối mặt với những khó khăn này để tự học và phát triển kỹ năng tự mình. Bố mẹ không thể luôn ở bên cạnh con suốt đời, và việc giúp con tự lập sớm sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong tương lai.
Trong cuộc sống, chúng ta thường thấy nhiều trẻ, ngay cả khi đã trưởng thành, vẫn không thể tự lập được. Điều này có thể xuất phát từ việc bố mẹ đã bao bọc con quá mức. Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy bố mẹ đang dạy con một cách không đúng cách. Bênh con thái quá:
Giả sử, nếu như con và bạn có xô xát ở trường, cha mẹ yêu thương con quá mức thường phát sốt lên lo lắng. Khi đến trường, cha mẹ không cần biết quan tâm đến sự việc xảy ra như thế nào, lí do là gì mà sẽ ngay lập tức nhảy vào bênh con, cho rằng “Con tôi ngoan lắm, làm sao mà dám làm những việc này” hoặc “Cháu làm gì mà lại đánh con cô?”.
Không ít trường hợp, trẻ ở trường là “một chín một mười”, không ai vừa ai, và biểu hiện của trẻ ở nhà sẽ khác so với khi ở trường. Cha mẹ bao bọc con quá sẽ quy kết mọi tội lỗi cho trẻ khác, điều này vô tình làm hư con, hình thành nên tính cách hống hách, ăn vạ, ỉ lại.
Liên tục giám sát, gọi điện:
Nhiều phụ huynh thường có thói quen cho con sử dụng điện thoại nhưng liên tục gọi điện để kiểm tra con đang ở đâu, đang làm gì, mấy giờ về, đi với ai…. khiến con cảm thấy vô cùng ngột ngạt. Lâu dần, trẻ sẽ hình thành hành vi nói dối, chống đối ví dụ như đi chơi về muộn nhưng nói dối là học nhóm, trốn học đi chơi… Trẻ sẽ không bao giờ thành thật đối với những câu hỏi tra khảo của cha mẹ.
Cách yêu thương, quan tâm con theo kiểu này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến suy nghĩ và hành vi của con. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ không tin tưởng con cái. Việc suốt ngày gọi điện tra khảo sẽ khiến trẻ cảm giác như mình đang bị giam lỏng, trở thành tội phạm và chỉ muốn thoát ra khỏi “cái lồng giam giữ" đó. Làm thay con:
Nhiều cha mẹ thường đảm nhận hết công việc nhà vì họ lo lắng cho con cái bận học hành. Họ mong muốn con tập trung vào việc học và cũng lo sợ cho sức khỏe của con, nên họ thường làm mọi việc trong gia đình.
Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến việc con trở nên lười biếng, thiếu sự độc lập và phụ thuộc vào người khác. Việc tham gia vào các công việc nhà giúp trẻ học được nhiều kỹ năng và trải nghiệm, cũng như phát triển trách nhiệm và tự giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Điều này giúp trẻ trở nên có trách nhiệm hơn và khi ra ngoài xã hội, họ sẽ tự tin hơn và không gặp khó khăn lớn.
Ngoài việc học hành, trẻ cũng cần được tham gia vào các hoạt động gia đình như dọn dẹp, trò chuyện, và thời gian vui chơi cùng các thành viên khác. Trẻ có thể tham gia vào việc trồng cây cùng cha mẹ hoặc ông bà, cùng tham gia vào việc nấu ăn, đón tiếp khách và nhiều công việc khác.
Điều này không chỉ là cách để bạn thể hiện tình yêu và quan tâm đối với trẻ mà còn giúp trẻ học cách chia sẻ và yêu thương, và quan trọng hơn, là học từ việc thực hành thay vì chỉ bằng lời nói rằng "chúng ta là một gia đình". 3. Chăm sóc ông bà chu đáo làm gương cho con
Con cái thường là tấm gương phản chiếu của cha mẹ, và chúng học hỏi từ những hành động của cha mẹ nhanh chóng hơn là từ những lời nói. Mặc dù trẻ thường không lắng nghe người lớn, nhưng chúng có khả năng bắt chước và học theo những gì cha mẹ thể hiện. Do đó, cách bạn quan tâm và chăm sóc cha mẹ của mình cũng là cách trẻ sẽ quan tâm và chăm sóc bạn khi bạn già đi.
Khi thấy cha mẹ của mình thể hiện tình yêu và quan tâm đối với ông bà, trẻ sẽ tự nảy sinh tình cảm tương tự và biết cách thể hiện lòng yêu thương. Ngược lại, nếu cha mẹ xa lánh, ít giao tiếp hoặc thể hiện thái độ cáu gắt và quát mắng, trẻ có thể học theo những hành động này.
Do đó, hãy xây dựng mối quan hệ yêu thương giữa con cái và ông bà thông qua những hành động đơn giản, như thường xuyên đến thăm và tụ họp gia đình.
Ba điều nên dạy con để trở nên hiếu thảo trên là việc mỗi cha mẹ nên làm hàng ngày để tập thói quen tốt cho con và giúp con trở thành người tốt sau này.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng