4 lầm tưởng về bệnh chàm ở trẻ sơ sinh

25/09/2023 14:38 | Bệnh thường gặp
- Có mẹ bỉm sữa nào mà lại không thích da con mềm mại? Việc chăm sóc làn da cho trẻ sơ sinh cực kỳ nhạy cảm đó đòi hỏi sự chú ý đặc biệt. Các mẹ sẽ vô cùng lo lắng nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng bệnh chàm như mẩn đỏ, khô hoặc mẩn ngứa xuất hiện trên da.
Có rất nhiều quan niệm sai lầm về bệnh chàm có thể gây nhầm lẫn. Trong bài viết dưới đây,  Songkhoe360 sẽ giúp xua tan những lầm tưởng này và đưa ra những lời khuyên để điều trị bệnh chàm cho trẻ nhé.
Lầm tưởng 1: Bệnh chàm là bệnh lây nhiễm
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng bệnh chàm không lây nhiễm. Mặc dù nguyên nhân chính xác của bệnh chàm vẫn chưa được biết rõ nhưng các nhà nghiên cứu biết rằng bệnh chàm kết quả của sự tương tác giữa gen và các tác nhân kích thích từ môi trường.
cham sua tre em2
Lầm tưởng 2: Bệnh chàm là do dị ứng với thực phẩm
Nếu trong gia đình của bạn có những người mắc các bệnh dị ứng ngoài chàm như đồ ăn, thức uống… thì các thành viên khác trong gia đình thường bị chàm. Tuy nhiên, theo ông Joshua Abraham, dược sĩ và Giám đốc Đảm bảo Chất lượng tại Bác sĩ Nhi khoa Chase cho biết dị ứng, bất kể là dị ứng gì, không gây ra bệnh chàm. Mặc dù vậy, ông cũng lưu ý thêm rằng một số loại thực phẩm có thể góp phần làm bùng phát bệnh chàm cấp tính. 
Các mẹ có thể nhận thấy rằng một số loại thực phẩm làm trầm trọng thêm bệnh chàm của con, nhưng điều quan trọng là không nên cắt chúng ra khỏi bữa ăn của trẻ vì có thể đồ ăn không phải là vấn đề. Trước khi cắt giảm lượng thức ăn cho con, các mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
cach chua cham sua o tre so sinh
Lầm tưởng 3: Bệnh chàm chỉ xảy ra ở trẻ em
Bệnh chàm là một chứng rối loạn da mãn tính và di truyền, thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ nhưng bệnh không biến mất khi trẻ bước sang tuổi 18. Ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng đầu tiên bắt đầu xuất hiện từ hai đến sáu tháng sau khi sinh. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho biết bệnh chàm thường xuất hiện trước khi trẻ lên 5,5 tuổi.
Các triệu chứng của bệnh chàm thường bao gồm da khô ráp, mẩn đỏ hoặc ngứa quanh mặt, trán, tai, cổ và đầu. Bệnh chàm cũng có thể ảnh hưởng đến khuỷu tay, đầu gối và có thể lan ra toàn bộ cơ thể. Mặc dù nhiều trẻ em sẽ khỏi bệnh chàm nhưng đối với một số trẻ, bệnh có thể kéo dài đến tuổi thiếu niên và trưởng thành.
Lầm tưởng 4: Bệnh chàm xảy ra là do căng thẳng
Nhiều người lầm tưởng rằng bệnh chàm là do cơ thể gặp căng thẳng kéo dài, dẫn đến các biến đổi bên trong cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta cần phải phân biệt giữa việc căng thẳng gây ra bệnh chàm và căng thẳng làm trầm trọng thêm bệnh chàm. 
20191027 142026 571088 tre so sinh bi cham s max 800x800
Trên thực tế, stress không gây ra bệnh chàm, mà nó chỉ khiến cho lượng hormone cortisol, loại hoocmon ức chế căng thẳng, sản sinh đột biến, làm gia tăng tình trạng viêm. Từ đó, tình trạng viêm lại càng làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh chàm.
Bên cạnh những lầm tưởng về bệnh chàm, có một số sự thật các mẹ nên biết về bệnh chàm. Lớp da bên ngoài của trẻ đóng vai trò quan trọng vì nó bảo vệ cơ thể trẻ khỏi những tác hại của hóa chất, mầm bệnh và các chất kích ứng da trong môi trường. Chúng có thể gây bùng phát tình trạng bệnh chàm hiện có, sau đó làm tăng độ nhạy cảm của da với các chất kích thích.
Sử dụng bột yến mạch dạng keo là một cách đã được chứng minh để bảo vệ da. Các nghiên cứu cho thấy nó có đặc tính dưỡng ẩm, chống viêm và làm dịu da, có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh chàm.
Những lầm tưởng về chàm được nêu trên sẽ khiến bạn có cái nhìn sai lầm về bệnh chàm. Hãy chăm sóc làn da của con bạn thật khỏe mạnh để vấn đề như chàm không xảy ra nhé.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây