Trẻ nổi loạn phải làm sao?

22/12/2023 09:34 | Dạy con
- Hành vi thách thức, bất đồng ý kiến và khả năng tự quyết định của trẻ đều là phần không thể thiếu trong quá trình trưởng thành, nhưng để định hình chúng một cách tích cực và hiệu quả, cần sự nhạy bén và quan tâm đặc biệt từ phía người lớn.
Nhiều phụ huynh thường có thắc mắc rằng tại sao khi còn nhỏ, trẻ rất ngoan ngoãn nghe lời. Thế nhưng, khi lớn hơn một chút, trẻ bắt đầu trở nên ương bướng, khó bảo. 
Trẻ nổi loạn là một giai đoạn phát triển tự nhiên, thường bắt đầu từ 2-3 tuổi và kéo dài đến tuổi dậy thì. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành ý thức cá nhân, muốn khẳng định bản thân và tự lập hơn. Tuy nhiên, đôi khi trẻ có thể thể hiện sự nổi loạn của mình bằng những hành vi không phù hợp, như:
• Chống đối, cãi lời cha mẹ
• Nóng nảy, bốc đồng
• Lười biếng, không chịu học tập
• Nói tục, chửi bới
• Gây gổ, đánh nhau…
Đây thực sự là một chuyện rất đau đầu đối với bất kỳ bậc làm cha làm mẹ nào. Nếu bạn đang rơi vào tình huống như vậy, có lẽ những hướng dẫn dưới đây sẽ phần nào giúp bạn giải quyết vấn đề trẻ nổi loạn.
a 1676371896 375 width1280height852
Dành thời gian nói chuyện với trẻ
Trong trường hợp xảy ra vấn đề, việc quan trọng là cha mẹ nên ngồi xuống và lắng nghe con khi cùng trò chuyện với con. Bằng cách này, không chỉ tạo điều kiện cho sự tương tác trực tiếp, mà còn truyền đạt sự tôn trọng và bình đẳng đối với con, đồng thời giúp cha mẹ nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn của con.
Trẻ mong muốn tìm hiểu, giao tiếp và kết nối, nhưng cha mẹ thường xuyên bận rộn, lơ đi những yêu cầu của con. Dần dần, trẻ có thể cảm thấy không muốn làm phiền cha mẹ và, một ngày nọ, cha mẹ nhận ra rằng có một khoảng cách ngày càng lớn với con.
Giữ bình tĩnh và kiên nhẫn
Khi trẻ nổi loạn, cha mẹ cần giữ bình tĩnh và kiên nhẫn, tránh quát mắng, đánh đập trẻ. Bởi điều này sẽ khiến trẻ càng thêm tức giận và chống đối.
Tìm hiểu lí do vì sao trẻ nổi loạn
Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ nổi loạn để có cách giải quyết phù hợp. Nguyên nhân có thể do trẻ đang gặp khó khăn trong học tập, bị bạn bè bắt nạt, cha mẹ mâu thuẫn,...
day thi1
Tôn trọng nỗ lực của trẻ
Khi trẻ cố gắng hỗ trợ cha mẹ trong các công việc nhà nhưng gặp khó khăn, cha mẹ nên tránh từ chối hoặc chỉ trích.
Thay vì nói như "Nhà mình có người giúp việc, để mẹ làm thì tốt hơn. Con mau đi chỗ khác đi", cha mẹ cần nhận ra rằng con cũng là một phần quan trọng của gia đình và cần có trách nhiệm đóng góp. Việc quan trọng là cha mẹ phải thấy những nỗ lực của trẻ và công nhận những việc mà trẻ có thể làm được.
Bằng cách kiên nhẫn hướng dẫn trẻ cách giúp đỡ mọi người, cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển lòng tự tin và can đảm. Quan trọng nhất cha mẹ không nên chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng, mà còn khích lệ trẻ tự hào về những gì trẻ đã nỗ lực, dù trẻ có thành công hay không. 
Điều này giúp trẻ không cảm thấy thất bại mà ngược lại, họ sẽ học được từ trải nghiệm và tiếp tục nỗ lực trong tương lai.
Thiết lập các quy tắc và giới hạn
Cha mẹ cần thiết lập các quy tắc và giới hạn rõ ràng cho trẻ, đồng thời giải thích cho trẻ hiểu lý do của những quy tắc này.
Ví dụ, nếu như trẻ ăn vạ đòi mua đồ chơi trong siêu thị, cách phổ biến nhất để giải quyết vấn đề này là nói không và đáp ứng nhu cầu của trẻ. Tuy nhiên, việc này sẽ rất phiền toái và tạo tiền lệ xấu cho trẻ hành xử trong các lần tiếp theo. 
Để tránh tình trạng này, trước khi đến khu mua sắm, phải thống thất với trẻ về số lượng trẻ được lấy hoặc giới hạn cho trẻ chỉ được chọn một món đồ duy nhất.
7
Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện bản thân
Cha mẹ cần tạo cơ hội cho trẻ thể hiện bản thân, như tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ,... Điều này sẽ giúp trẻ giải tỏa năng lượng và cảm thấy được tôn trọng.
Làm gương cho con
Cha mẹ cần là tấm gương tốt cho trẻ, thể hiện những hành vi ứng xử tích cực.
Tóm lại, tuỳ mỗi giai đoạn mà trẻ sẽ có biểu hiện nổi loạn khác nhau. Hơn nữa, không phải mọi đứa trẻ đều có thể áp dụng thành công chung một công thức, phương pháp. Do đó, cha mẹ cần thấu hiểu con và thử nhiều cách để biết được con thích hợp với cách dạy nào.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây