Bí quyết giúp mẹ vượt qua giai đoạn trầm cảm sau sinh
2022-12-29T20:23:57+07:00 2022-12-29T20:23:57+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/bi-quyet-giup-me-vuot-qua-giai-doan-tram-cam-sau-sinh-355.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2022_12/bi-quyet-giup-me-vuot-qua-giai-doan-tram-cam-sau-sinh-1.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
29/12/2022 19:30 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Quá trình trông ngóng bé con chào đời và tận hưởng thiên chức làm cha mẹ có lẽ là khoảng thời gian đẹp đẽ và kỳ diệu trong cuộc đời người phụ nữ. Tuy nhiên, để sinh ra được một đứa trẻ an toàn, mạnh khỏe, người mẹ phải trải qua rất nhiều khó khăn và áp lực.
Giai đoạn mang thai có lẽ là một khoảng thời gian đặc biệt sẽ thay đổi về hình thể, vóc dáng cũng như tâm lý người mẹ khi mang bầu, và tiềm ẩn rất nhiều khó khăn, thách thức với người mẹ. Bên cạnh những nỗi lo về việc mang thai con khỏe mạnh, nuôi dưỡng con nên người thì trong giai đoạn này, mẹ còn chịu những sự thay đổi về mặt thể chất và tinh thần, cùng với những áp lực về gia đình, tiền bạc hay công việc, các mối quan hệ gia đình xã hội đôi khi khiến người mẹ dễ bị tổn thương tâm lý hơn. Nếu như các đôi vợ chồng mới cưới có được cuộc sống riêng có mẹ tâm lý hay có người giúp việc trong thời gian đầu thì sẽ bớt được sự căng thẳng, giúp được mẹ bầu mới sinh được thư giãn, nghỉ ngơi sau lần vượt cạn. Nhưng đa phần chúng ta sống cùng bố mẹ hoặc không thể tự có người giúp việc được nên những lo lắng, vất vả về chăm con, làm việc nhà, nghỉ ngơi không được như ý dễ bị bất hoà, hay do sự chăm sóc lo lắng quá của chồng, của gia đình bên chồng khi có được em bé đầu lòng, cháu đích tôn thì sự can thiệp của mẹ chồng làm mâu thuẫn mối quan hệ với mẹ bầu vừa sinh. Trong những tình cảnh đó được chồng hiểu cho và khéo léo trong mối quan hệ giữa vợ và mẹ chồng thì tâm lý người vợ sẽ ổn định và an toàn hơn hạn chế xảy ra những bất đồng trong các mối quan hệ, nhưng có những cách xử lý không thỏa đáng làm vô tình làm tổn thương người vợ thì mọi việc trở lên trầm trọng hơn.
Chính những điều này tác động tới tâm lý người mẹ bầu mới sinh cộng với tâm lý dễ tổn thương sau sinh đã dẫn đến ngày càng nhiều phụ nữ sau sinh mắc bệnh trầm cảm. Sau đây songkhoe 360 chia sẻ với các bạn một số giải pháp giúp mẹ vượt qua giai đoạn này.
1. Xây dựng mối liên kết với con
Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, liên kết tình cảm giữa cha mẹ với con cái là một sợi dây gắn bó vô cùng quan trọng và sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai mẹ con sau này. Đôi lúc, những người mẹ bị trầm cảm sau sinh sẽ không cảm thấy có sự liên kết với đứa trẻ, họ chưa ý thức được đứa trẻ là con của họ nhưng có những lúc lại yêu con quá mức và không cho bất cứ ai được động vào con của mình. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng về điều này bởi tình cảm có thể được bồi dưỡng một cách từ từ và trong một thời gian dài.
Mẹ hãy dần dần tiếp xúc nhiều hơn với bé trong việc chăm sóc hàng ngày như cho bú, tắm cho con, thay đồ và chơi với con, có những cử chỉ cưng nựng thân mật, xoa bóp, cười và nên thường xuyên nói chuyện ê a với bé, chắc chắn em bé sẽ hiểu và đáp lại bằng những hành động rất đáng yêu.
Bên cạnh đó, mẹ có thể cùng bé nghe nhạc hoặc hát cho em bé nghe bởi âm nhạc có tác dụng rất tốt trong việc chữa lành tâm hồn và mang đến những liên kết về mặt cảm xúc.
2. Danh thời gian cho bản thân
Sau khi sinh con, người mẹ có thể cảm thấy chưa quen với việc ở nhà chỉ quanh quẩn làm việc nhà và chăm sóc con cái, cơ thể lại béo phì chưa trở về được vóc dáng như xưa, đồng thời choáng ngợp trong trách nhiệm nuôi lớn đứa con bé nhỏ của mình và đôi khi quên mất việc dành thời gian cho bản thân. Thay vì tự mình tìm kiếm giải pháp, hãy tìm đến sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm trò chuyện, chia sẻ việc nuôi dạy và chăm sóc em bé và bên cạnh đó là dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân như nghe nhạc, đọc sách trong lúc em bé ngủ hay làm gì mình thích khiến mình thư giãn, giải tỏa căng thẳng. Cho dù có mang trên mình trọng trách của một người mẹ thì cũng đừng quên giữ cho mình một khoảng không nhỏ để theo đuổi những sở thích giúp chữa lành trong cuộc sống.
3. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt là các loại cá béo
Sau khi sinh là khoảng thời gian mẹ phải cho con bú và đồng thời khôi phục lại tình trạng sức khỏe của bản thân. Việc người mẹ ăn gì, uống gì cũng ảnh hưởng tới chế độ dinh dưỡng của em bé. Do đó, việc có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng giúp mẹ có thể cung cấp đủ sữa cho em bé để bé phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ. Ngoài ra, đối với những người bị mắc bệnh trầm cảm sau sinh, nên ăn nhiều các loại cá béo chứa omega-3 bởi chúng rất tốt trong việc điều hòa cảm xúc và cũng là một nguồn dưỡng chất quan trọng của cơ thể.
4. Tập thể dục nhẹ nhàng
Tập thể dục luôn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đối với những người bị trầm cảm, việc vận động sẽ giúp giảm căng thẳng, cung cấp năng lượng tốt giải toả năng lượng xấu và cân bằng cảm xúc. Mỗi ngày, chúng ta nên dành ít nhất 20-30’ để thực hiện các bài vận động nhẹ nhàng, hoặc dành thời gian đến các lớp học yoga, khiêu vũ, vừa tập thể dục vận động cơ thể điều hòa năng lượng vừa giao tiếp về mặt xã hội… điều này cũng rất tốt trong việc giải tỏa căng thẳng.
Phụ nữ sau sinh vừa trải qua một kỳ vượt cạn đầy kỳ tích với những tổn thương trên cơ thể về sự co bóp của tử cung sau sinh, hay vết mổ trên bụng, béo xấu xí, da bị thâm nám và những cảm xúc khó phân biệt khi nhìn thấy e bé của mình. Nhưng trên hết là tình mẫu tử đã gắn kết và làm lành mọi vết thương trên cơ thể tuy nhiên vẫn có những phụ nữ bị tổn thương nhiều hơn về mặt tâm lý gây nên trầm cảm sau sinh. Trên đây là một và gợi ý giúp mẹ có thể kiểm soát được chứng trầm cảm sau khi sinh nếu mắc phải. Tuy nhiên khi thực hiện những điều trên mà chị em vẫn không thấy hiệu quả, vấn đề trầm cảm trở nên nặng nề và kéo dài thì các chị em nên tìm đến sự trợ giúp của chồng và các chuyên gia tâm lý để có những biện pháp điều trị hoặc uống thuốc phù hợp .
Chính những điều này tác động tới tâm lý người mẹ bầu mới sinh cộng với tâm lý dễ tổn thương sau sinh đã dẫn đến ngày càng nhiều phụ nữ sau sinh mắc bệnh trầm cảm. Sau đây songkhoe 360 chia sẻ với các bạn một số giải pháp giúp mẹ vượt qua giai đoạn này.
1. Xây dựng mối liên kết với con
Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, liên kết tình cảm giữa cha mẹ với con cái là một sợi dây gắn bó vô cùng quan trọng và sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai mẹ con sau này. Đôi lúc, những người mẹ bị trầm cảm sau sinh sẽ không cảm thấy có sự liên kết với đứa trẻ, họ chưa ý thức được đứa trẻ là con của họ nhưng có những lúc lại yêu con quá mức và không cho bất cứ ai được động vào con của mình. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng về điều này bởi tình cảm có thể được bồi dưỡng một cách từ từ và trong một thời gian dài.
Mẹ hãy dần dần tiếp xúc nhiều hơn với bé trong việc chăm sóc hàng ngày như cho bú, tắm cho con, thay đồ và chơi với con, có những cử chỉ cưng nựng thân mật, xoa bóp, cười và nên thường xuyên nói chuyện ê a với bé, chắc chắn em bé sẽ hiểu và đáp lại bằng những hành động rất đáng yêu.
Bên cạnh đó, mẹ có thể cùng bé nghe nhạc hoặc hát cho em bé nghe bởi âm nhạc có tác dụng rất tốt trong việc chữa lành tâm hồn và mang đến những liên kết về mặt cảm xúc.
2. Danh thời gian cho bản thân
Sau khi sinh con, người mẹ có thể cảm thấy chưa quen với việc ở nhà chỉ quanh quẩn làm việc nhà và chăm sóc con cái, cơ thể lại béo phì chưa trở về được vóc dáng như xưa, đồng thời choáng ngợp trong trách nhiệm nuôi lớn đứa con bé nhỏ của mình và đôi khi quên mất việc dành thời gian cho bản thân. Thay vì tự mình tìm kiếm giải pháp, hãy tìm đến sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm trò chuyện, chia sẻ việc nuôi dạy và chăm sóc em bé và bên cạnh đó là dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân như nghe nhạc, đọc sách trong lúc em bé ngủ hay làm gì mình thích khiến mình thư giãn, giải tỏa căng thẳng. Cho dù có mang trên mình trọng trách của một người mẹ thì cũng đừng quên giữ cho mình một khoảng không nhỏ để theo đuổi những sở thích giúp chữa lành trong cuộc sống.
3. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt là các loại cá béo
Sau khi sinh là khoảng thời gian mẹ phải cho con bú và đồng thời khôi phục lại tình trạng sức khỏe của bản thân. Việc người mẹ ăn gì, uống gì cũng ảnh hưởng tới chế độ dinh dưỡng của em bé. Do đó, việc có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng giúp mẹ có thể cung cấp đủ sữa cho em bé để bé phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ. Ngoài ra, đối với những người bị mắc bệnh trầm cảm sau sinh, nên ăn nhiều các loại cá béo chứa omega-3 bởi chúng rất tốt trong việc điều hòa cảm xúc và cũng là một nguồn dưỡng chất quan trọng của cơ thể.
4. Tập thể dục nhẹ nhàng
Tập thể dục luôn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đối với những người bị trầm cảm, việc vận động sẽ giúp giảm căng thẳng, cung cấp năng lượng tốt giải toả năng lượng xấu và cân bằng cảm xúc. Mỗi ngày, chúng ta nên dành ít nhất 20-30’ để thực hiện các bài vận động nhẹ nhàng, hoặc dành thời gian đến các lớp học yoga, khiêu vũ, vừa tập thể dục vận động cơ thể điều hòa năng lượng vừa giao tiếp về mặt xã hội… điều này cũng rất tốt trong việc giải tỏa căng thẳng.
Phụ nữ sau sinh vừa trải qua một kỳ vượt cạn đầy kỳ tích với những tổn thương trên cơ thể về sự co bóp của tử cung sau sinh, hay vết mổ trên bụng, béo xấu xí, da bị thâm nám và những cảm xúc khó phân biệt khi nhìn thấy e bé của mình. Nhưng trên hết là tình mẫu tử đã gắn kết và làm lành mọi vết thương trên cơ thể tuy nhiên vẫn có những phụ nữ bị tổn thương nhiều hơn về mặt tâm lý gây nên trầm cảm sau sinh. Trên đây là một và gợi ý giúp mẹ có thể kiểm soát được chứng trầm cảm sau khi sinh nếu mắc phải. Tuy nhiên khi thực hiện những điều trên mà chị em vẫn không thấy hiệu quả, vấn đề trầm cảm trở nên nặng nề và kéo dài thì các chị em nên tìm đến sự trợ giúp của chồng và các chuyên gia tâm lý để có những biện pháp điều trị hoặc uống thuốc phù hợp .
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng