Thiếu kẽm ở trẻ em với 8 dấu hiệu phổ biến nhất
2024-02-11T10:52:00+07:00 2024-02-11T10:52:00+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-tre-tu-0/thieu-kem-o-tre-em-voi-8-dau-hieu-pho-bien-nhat-3351.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_02/thieu-kem-o-tre-em-voi-8-dau-hieu-pho-bien-nhat-1.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
11/02/2024 10:52 | Chăm sóc trẻ từ 0-5 tuổi
-
Kẽm là một trong những khoáng chất rất cần thiết đối với cơ thể, đặc biệt là trẻ em. Tùy vào thể trạng và lứa tuổi mà mỗi trẻ có nhu cầu kẽm khác nhau.
Nhìn chung, mỗi ngày cần cung cấp khoảng 2,4 đến 19,2 mg kẽm cho trẻ. Mặc dù đây là con số không hề cao, có thể dễ dàng cung cấp đầy đủ cho trẻ, tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em và phụ nữ có thai tại Việt Nam vẫn ở mức khá cao.
Trong báo cáo của bộ Y tế cho thấy, có đến khoảng 70% trẻ em dưới 10 tuổi, và 80% phụ nữ có thai không được đảm bảo nhu cầu về kẽm của mình.
Nguyên nhân của vấn đề này phần lớn đến từ chế độ ăn uống. Bữa ăn của các gia đình Việt chưa thực sự đa dạng về các loại thức ăn, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều kẽm, như hàu, tôm, cua… Thói quen chế biến như xay nhuyễn, hầm như, tích đông thức ăn cũng làm cho hàm lượng kẽm thất thoát không ít.
Một số ít trường hợp khác là do trẻ sinh non, không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa như ỉa chảy, nôn trớ. Một số trẻ phải dùng nhiều kháng sinh làm giảm hấp thu kẽm, như tetracyclin, levofloxacin,...
Những dấu hiệu trẻ đang thiếu kẽm
• Biếng ăn:
Đây là dấu hiệu đầu tiên khi trẻ thiếu kẽm. Biếng ăn làm trẻ chậm tăng cân, lâu dài gây suy dinh dưỡng, kém phát triển chiều cao. Lý giải cho vấn đề này, là do kẽm giúp các tế bào vị giác và khứu giác làm việc hiệu quả. Khi thiếu kẽm, sẽ làm trẻ khó cảm nhận mùi vị của thức ăn, gây nên tình trạng biếng ăn. • Tiêu chảy kéo dài:
Kẽm giúp các tế bào vi nhung mao ở ruột non phát triển đầy đủ. Thiếu kẽm sẽ làm ảnh hưởng đến hấp thu các chất dinh dưỡng, gây nên tiêu chảy. Và đi lỏng kéo dài lại làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu kẽm.
• Khó vào giấc:
Thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng giấc ngủ của trẻ. Trẻ sẽ khó có thể vào giấc ngủ hơn, dễ bị thức dậy vào ban đêm. Nặng hơn, có thể dẫn đến đau đầu kéo dài, suy nhược thần kinh, giảm sút trí nhớ, rối loạn cảm xúc. • Thường xuyên ốm vặt:
Hệ thống miễn dịch rất cần kẽm để hoạt động trơn tru. Vì thế, khi thiếu khoáng chất này, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hơn, như viêm mũi họng, viêm phế quản và viêm phổi. Nặng hơn, trẻ có thể bị viêm và loét tại các vùng da, niêm mạc khác nhau.
• Da, lông, tóc, móng yếu:
Một trong những dấu hiệu thiếu kẽm điển hình nhất, đó là rụng tóc vành khăn. Da trẻ thô ráp do dày sừng, móng tay dễ gãy hơn, có thể xuất hiện nhiều đốm trắng. Nguyên nhân là do kẽm tham gia vào quá trình sản xuất collagen, tái tạo các tế bào bị tổn thương. • Quáng gà:
Nói đến quáng gà và hầu hết các bệnh về mắt khác, người ta nghĩ ngay đến vitamin A. Nhưng thiếu kẽm hoàn toàn có thể gây nên các triệu chứng này. Bởi vì kẽm giúp xây dựng và bảo vệ các thành phần có trong võng mạc mắt.
• Rối loạn thính giác:
Với trẻ lớn, thường xuất hiện tình trạng ù tai. Còn với những trẻ nhỏ tuổi, cha mẹ có thể thấy trẻ không thay đổi biểu cảm, hay làm các hành động để đáp ứng lại với kích thích âm thanh từ xung quanh. • Chậm tăng trưởng ở tuổi dậy thì:
Dậy thì là giai đoạn phát triển bùng nổ nhất kể từ khi sinh ra của cơ thể. Và thiếu kẽm sẽ làm cản trở điều này. Không chỉ là về chiều cao, cân nặng, bộ phận sinh dục và chức năng đi kèm hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng nặng nề, do lượng hormone sụt giảm nghiêm trọng vì thiếu kẽm.
Những cách bổ sung kẽm đơn giản nhất cho trẻ
• Bú mẹ đầy đủ :
Bú mẹ hoàn toàn và đầy đủ theo nhu cầu của trẻ trong 6 tháng đầu đời có ý nghĩa vô cùng lớn. Bởi, sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất đầy đủ và tuyệt vời nhất, đương nhiên bao gồm cả kẽm. Bú mẹ cũng giúp xây dựng và vững bền tình cảm mẹ con
• Ăn dặm hợp lý:
Sau 6 tháng đầu đời, sữa mẹ sẽ không còn đáp ứng đủ dinh dưỡng cho tốc độ phát triển của trẻ. Chính vì thế, đây là thời điểm các gia đình nên tập ăn dặm cho các bé. Bí đỏ, đậu đỏ, cà rốt, súp lơ xanh là những loại rau giúp cung cấp đầy đủ kẽm cho trẻ trong giai đoạn này. • Uống viên kẽm bổ sung:
Các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể sử dụng cá thực phẩm bổ sung có chứa kẽm để cung cấp cho trẻ. Viên nang, viên ngậm, siro, và rất nhiều chế phẩm khác có thể được lựa chọn tùy theo sở thích của các bé. Lưu ý, nên bổ sung vitamin C để làm tăng khả năng hấp thu kẽm, cũng như các vi chất khác
Thiếu kẽm là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, do cơ thể có như cầu với khoáng chất này ở một mức không cao, nên các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh thiếu kẽm ở trẻ thông qua ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Và nên cho trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường xảy ra, tránh để tình trạng diễn biến quá lâu và trở nặng.
Trong báo cáo của bộ Y tế cho thấy, có đến khoảng 70% trẻ em dưới 10 tuổi, và 80% phụ nữ có thai không được đảm bảo nhu cầu về kẽm của mình.
Nguyên nhân của vấn đề này phần lớn đến từ chế độ ăn uống. Bữa ăn của các gia đình Việt chưa thực sự đa dạng về các loại thức ăn, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều kẽm, như hàu, tôm, cua… Thói quen chế biến như xay nhuyễn, hầm như, tích đông thức ăn cũng làm cho hàm lượng kẽm thất thoát không ít.
Một số ít trường hợp khác là do trẻ sinh non, không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa như ỉa chảy, nôn trớ. Một số trẻ phải dùng nhiều kháng sinh làm giảm hấp thu kẽm, như tetracyclin, levofloxacin,...
Những dấu hiệu trẻ đang thiếu kẽm
• Biếng ăn:
Đây là dấu hiệu đầu tiên khi trẻ thiếu kẽm. Biếng ăn làm trẻ chậm tăng cân, lâu dài gây suy dinh dưỡng, kém phát triển chiều cao. Lý giải cho vấn đề này, là do kẽm giúp các tế bào vị giác và khứu giác làm việc hiệu quả. Khi thiếu kẽm, sẽ làm trẻ khó cảm nhận mùi vị của thức ăn, gây nên tình trạng biếng ăn. • Tiêu chảy kéo dài:
Kẽm giúp các tế bào vi nhung mao ở ruột non phát triển đầy đủ. Thiếu kẽm sẽ làm ảnh hưởng đến hấp thu các chất dinh dưỡng, gây nên tiêu chảy. Và đi lỏng kéo dài lại làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu kẽm.
• Khó vào giấc:
Thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng giấc ngủ của trẻ. Trẻ sẽ khó có thể vào giấc ngủ hơn, dễ bị thức dậy vào ban đêm. Nặng hơn, có thể dẫn đến đau đầu kéo dài, suy nhược thần kinh, giảm sút trí nhớ, rối loạn cảm xúc. • Thường xuyên ốm vặt:
Hệ thống miễn dịch rất cần kẽm để hoạt động trơn tru. Vì thế, khi thiếu khoáng chất này, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hơn, như viêm mũi họng, viêm phế quản và viêm phổi. Nặng hơn, trẻ có thể bị viêm và loét tại các vùng da, niêm mạc khác nhau.
• Da, lông, tóc, móng yếu:
Một trong những dấu hiệu thiếu kẽm điển hình nhất, đó là rụng tóc vành khăn. Da trẻ thô ráp do dày sừng, móng tay dễ gãy hơn, có thể xuất hiện nhiều đốm trắng. Nguyên nhân là do kẽm tham gia vào quá trình sản xuất collagen, tái tạo các tế bào bị tổn thương. • Quáng gà:
Nói đến quáng gà và hầu hết các bệnh về mắt khác, người ta nghĩ ngay đến vitamin A. Nhưng thiếu kẽm hoàn toàn có thể gây nên các triệu chứng này. Bởi vì kẽm giúp xây dựng và bảo vệ các thành phần có trong võng mạc mắt.
• Rối loạn thính giác:
Với trẻ lớn, thường xuất hiện tình trạng ù tai. Còn với những trẻ nhỏ tuổi, cha mẹ có thể thấy trẻ không thay đổi biểu cảm, hay làm các hành động để đáp ứng lại với kích thích âm thanh từ xung quanh. • Chậm tăng trưởng ở tuổi dậy thì:
Dậy thì là giai đoạn phát triển bùng nổ nhất kể từ khi sinh ra của cơ thể. Và thiếu kẽm sẽ làm cản trở điều này. Không chỉ là về chiều cao, cân nặng, bộ phận sinh dục và chức năng đi kèm hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng nặng nề, do lượng hormone sụt giảm nghiêm trọng vì thiếu kẽm.
Những cách bổ sung kẽm đơn giản nhất cho trẻ
• Bú mẹ đầy đủ :
Bú mẹ hoàn toàn và đầy đủ theo nhu cầu của trẻ trong 6 tháng đầu đời có ý nghĩa vô cùng lớn. Bởi, sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất đầy đủ và tuyệt vời nhất, đương nhiên bao gồm cả kẽm. Bú mẹ cũng giúp xây dựng và vững bền tình cảm mẹ con
• Ăn dặm hợp lý:
Sau 6 tháng đầu đời, sữa mẹ sẽ không còn đáp ứng đủ dinh dưỡng cho tốc độ phát triển của trẻ. Chính vì thế, đây là thời điểm các gia đình nên tập ăn dặm cho các bé. Bí đỏ, đậu đỏ, cà rốt, súp lơ xanh là những loại rau giúp cung cấp đầy đủ kẽm cho trẻ trong giai đoạn này. • Uống viên kẽm bổ sung:
Các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể sử dụng cá thực phẩm bổ sung có chứa kẽm để cung cấp cho trẻ. Viên nang, viên ngậm, siro, và rất nhiều chế phẩm khác có thể được lựa chọn tùy theo sở thích của các bé. Lưu ý, nên bổ sung vitamin C để làm tăng khả năng hấp thu kẽm, cũng như các vi chất khác
Thiếu kẽm là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, do cơ thể có như cầu với khoáng chất này ở một mức không cao, nên các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh thiếu kẽm ở trẻ thông qua ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Và nên cho trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường xảy ra, tránh để tình trạng diễn biến quá lâu và trở nặng.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng