Khi nào trẻ sơ sinh bắt đầu biết cười và cách ba mẹ chọc cười bé con của mình
2023-05-25T18:11:44+07:00 2023-05-25T18:11:44+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/khi-nao-tre-so-sinh-bat-dau-biet-cuoi-va-cach-ba-me-choc-cuoi-be-con-cua-minh-1322.html /themes/default/images/no_image.gif
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
25/05/2023 11:49 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Em bé có thể phát ra những âm thanh kỳ lạ từ tháng đầu tiên, như thủ thỉ, ọc ọc hay những tiếng thở khàn khàn. Và tiếng cười là chính là loại âm thanh tiếp theo mà ba mẹ có thể nhận thấy ở em bé trong quá trình bé học cách giao tiếp với thế giới xung quanh.
Có lẽ, một trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất của người làm cha, làm mẹ đó là khi bạn được nghe thấy tiếng cười của con lần đầu tiên. Đây chắc chắn là điều cha mẹ luôn mong chờ và cảm thấy như thế nào cũng không đủ khi lắng nghe tiếng cười hồn nhiên của bé con.
Vậy khi nào thì em bé sẽ cất tiếng cười đầu tiên, và làm thế nào để bé tiếp tục phát ra những âm thanh khúc khích vui nhộn?
1. Khi nào trẻ sơ sinh bắt đầu biết cười?
Nhiều em bé cười thành tiếng lần đầu tiên khi được 3 hoặc 4 tháng tuổi, đôi khi có thể mất nhiều thời gian hơn, tùy vào mỗi bé.
Tiếng cười đầu tiên của con có thể bắt nguồn từ một điều gì đó vô cùng đơn giản như nhìn thấy một món đồ chơi, thú cưng hoặc một người mà yêu thích (có thể chính là bố mẹ). Những tiếng cười khúc khích của con không chỉ khiến ba mẹ cảm thấy rất thú vị và vui mừng khi nghe nhưng bên cạnh đó, nó cũng có tác dụng rất lớn cho sự phát triển của con. Nếu em bé cười nhiều hơn, điều đó thể hiện là bé thích nghe giọng nói của chính mình và cũng thích xem cách những người xung quanh phản ứng với những âm thanh mà bé tạo ra. Ngoài ra, với mỗi tiếng cười khác nhau, bé sẽ học và thực hành được cách di chuyển miệng và lưỡi để tạo ra các hiệu ứng âm thanh khác nhau. 2. Làm thế nào để làm cho em bé cười?
Mặc dù em bé có thể chưa hiểu khiếu hài hước là gì, nhưng em bé có thể tiếp thu những tín hiệu vui vẻ của mọi người xung quanh. Và khi bạn cười nhiều với bé, sẽ có nhiều khả năng em bé sẽ đáp lại bạn bằng tiếng cười tương tự.
Qua quá trình chăm sóc và vui đùa với con, hãy để ý khám phá xem điều gì khiến em bé cười sảng khoái nhất. Sau đây là một số việc ba mẹ có thể làm để giúp cho em bé cười.
• Làm mặt cười
• Nhảy xung quanh bé với những động tác ngớ ngẩn
• Trò chuyện, tạo ra những âm thanh vui tai với bé
• Hát
• Thổi trên bụng bé
• Nhẹ nhàng bồng em bé trên đầu gối
Ngoài ra trong khi chăm bé (thay tã, cho bé ăn, …) hãy tiếp tục khuyến khích bé cười khúc khích và thủ thỉ nói chuyện với bé thường xuyên để bé quen với việc phát ra âm thanh và cũng giúp ích cho khả năng giao tiếp của bé. 3. Tại sao trẻ sơ sinh cười trong khi ngủ?
Trẻ sơ sinh cười trong khi ngủ là một điều hoàn toàn bình thường bởi có thể bé chỉ đang mơ những giấc mơ khiến bé hạnh phúc. Ngoài ra, cũng có nhiều khả năng là em bé đang bước vào giai đoạn được gọi là chu kỳ ngủ tích cực. Trong giai đoạn ngủ này, trẻ sơ sinh có thể thực hiện các cử động không chủ ý, bao gồm cười, cười khúc khích, … Cười là bước đầu tiên giúp các em bé bắt đầu quá trình giao tiếp của mình. Do đó, hãy nhớ rằng, tiếng cười đầu tiên chỉ là một phần trong quá trình khám phá và phát ra âm thanh của bé. Nếu em bé 3 tháng tuổi vẫn chưa phát ra tiếng cười, chỉ phát ra nhiều tiếng ồn vui vẻ như ré lên thích thú, ríu rít, thủ thỉ thì ba mẹ cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu em bé của bạn không có dấu hiệu cười khi đã được 6 tháng, nên đưa bé đi khám bác sĩ để phát hiện vấn đề kịp thời.
Vậy khi nào thì em bé sẽ cất tiếng cười đầu tiên, và làm thế nào để bé tiếp tục phát ra những âm thanh khúc khích vui nhộn?
1. Khi nào trẻ sơ sinh bắt đầu biết cười?
Nhiều em bé cười thành tiếng lần đầu tiên khi được 3 hoặc 4 tháng tuổi, đôi khi có thể mất nhiều thời gian hơn, tùy vào mỗi bé.
Tiếng cười đầu tiên của con có thể bắt nguồn từ một điều gì đó vô cùng đơn giản như nhìn thấy một món đồ chơi, thú cưng hoặc một người mà yêu thích (có thể chính là bố mẹ). Những tiếng cười khúc khích của con không chỉ khiến ba mẹ cảm thấy rất thú vị và vui mừng khi nghe nhưng bên cạnh đó, nó cũng có tác dụng rất lớn cho sự phát triển của con. Nếu em bé cười nhiều hơn, điều đó thể hiện là bé thích nghe giọng nói của chính mình và cũng thích xem cách những người xung quanh phản ứng với những âm thanh mà bé tạo ra. Ngoài ra, với mỗi tiếng cười khác nhau, bé sẽ học và thực hành được cách di chuyển miệng và lưỡi để tạo ra các hiệu ứng âm thanh khác nhau. 2. Làm thế nào để làm cho em bé cười?
Mặc dù em bé có thể chưa hiểu khiếu hài hước là gì, nhưng em bé có thể tiếp thu những tín hiệu vui vẻ của mọi người xung quanh. Và khi bạn cười nhiều với bé, sẽ có nhiều khả năng em bé sẽ đáp lại bạn bằng tiếng cười tương tự.
Qua quá trình chăm sóc và vui đùa với con, hãy để ý khám phá xem điều gì khiến em bé cười sảng khoái nhất. Sau đây là một số việc ba mẹ có thể làm để giúp cho em bé cười.
• Làm mặt cười
• Nhảy xung quanh bé với những động tác ngớ ngẩn
• Trò chuyện, tạo ra những âm thanh vui tai với bé
• Hát
• Thổi trên bụng bé
• Nhẹ nhàng bồng em bé trên đầu gối
Ngoài ra trong khi chăm bé (thay tã, cho bé ăn, …) hãy tiếp tục khuyến khích bé cười khúc khích và thủ thỉ nói chuyện với bé thường xuyên để bé quen với việc phát ra âm thanh và cũng giúp ích cho khả năng giao tiếp của bé. 3. Tại sao trẻ sơ sinh cười trong khi ngủ?
Trẻ sơ sinh cười trong khi ngủ là một điều hoàn toàn bình thường bởi có thể bé chỉ đang mơ những giấc mơ khiến bé hạnh phúc. Ngoài ra, cũng có nhiều khả năng là em bé đang bước vào giai đoạn được gọi là chu kỳ ngủ tích cực. Trong giai đoạn ngủ này, trẻ sơ sinh có thể thực hiện các cử động không chủ ý, bao gồm cười, cười khúc khích, … Cười là bước đầu tiên giúp các em bé bắt đầu quá trình giao tiếp của mình. Do đó, hãy nhớ rằng, tiếng cười đầu tiên chỉ là một phần trong quá trình khám phá và phát ra âm thanh của bé. Nếu em bé 3 tháng tuổi vẫn chưa phát ra tiếng cười, chỉ phát ra nhiều tiếng ồn vui vẻ như ré lên thích thú, ríu rít, thủ thỉ thì ba mẹ cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu em bé của bạn không có dấu hiệu cười khi đã được 6 tháng, nên đưa bé đi khám bác sĩ để phát hiện vấn đề kịp thời.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng