Vì sao trẻ hay bị viêm phế quản cấp
2023-02-01T09:46:28+07:00 2023-02-01T09:46:28+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/vi-sao-tre-hay-bi-viem-phe-quan-cap-221.html /themes/default/images/no_image.gif
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
07/12/2022 10:39 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé

1. Viêm tiểu phế quản cấp là gì?
Viêm tiểu phế quản là bệnh đường hô hấp hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh có thể nhẹ, khỏi nhanh nhưng cũng có thể biến chứng nặng, thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ.
Viêm tiểu phế quản cấp là tình trạng viêm xuất tiết, phù nề niêm mạc tiểu phế quản lan rộng. Hậu quả là làm tắc hẹp các tiểu phế quản, cản trở sự lưu thông của khí vào ra phổi, khiến trẻ khó thở, suy hô hấp, có thể dẫn tới tử vong.
Viêm tiểu phế quản cấp thường do virus gây ra. HSV (virus hợp bào hô hấp) đứng đầu trong nguyên nhân gây ra bệnh này, tiếp sau là virus á cúm, cúm,… Trẻ có thể bị bội nhiễm vi khuẩn đồng thời, gây nên tình trạng nặng hơn.
2. Trẻ nào thường gặp tình trạng nặng?
Một số yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn là:
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi.
- Trẻ đẻ non.
- Trẻ có cân nặng khi sinh thấp.
- Trẻ suy giảm miễn dịch.
- Trẻ có bệnh tim bẩm sinh.
- Trẻ có bất thường đường thở.
3. Triệu chứng của viêm tiểu phế quản cấp là gì?
Bệnh thường khởi đầu bằng các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên, bao gồm: ho, hắt hơi, chảy nước mũi. Sau đó tình trạng ho nặng hơn, có thể ho từng cơn dữ dội. Toàn thân trẻ mệt, kích thích, vật vã, bỏ bú, nôn. Có thể không sốt, sốt nhẹ, cũng có thể sốt rất cao.
Trẻ có triệu chứng khó thở, trẻ thở nhanh, kèm theo khò khè, tím tái. Đây là các triệu chứng của suy hô hấp, tình trạng này rất nguy hiểm. Khám có thể thấy có rút lõm lồng ngực, lồng ngực bị giãn rộng, gõ trong do hiện tượng khí phế thũng. Nghe phổi thấy ran ngáy, có thể rải rác ran ẩm, thông khí giảm hoặc mất.
Ngoài ra, còn có các triệu chứng ở cơ quan khác như biểu hiện rối loạn tim mạch: nhịp tim nhanh, thậm chí suy tim trong trường hợp nặng. Hiện tượng mất nước do thở nhanh, do sốt và rối loạn tiêu hóa (nôn, ỉa lỏng).
4. Làm xét nghiệm gì để chẩn đoán bệnh?
Một xét nghiệm thường gặp là chụp Xquang ngực thẳng. Trên Xquang không có hình ảnh điển hình, chủ yếu dựa vào các dấu hiệu gián tiếp. Ở trường hợp bệnh nhẹ, ít khi thấy rõ tổn thương, chỉ thấy hiện tượng khí phế thũng (phổi sáng hơn bình thường). Trường hợp nặng thì thấy những vùng mờ do rối loạn thông khí, xẹp phổi, hiện tượng khí phế thũng nặng hơn (phổi quá sáng), dày thành phế quản nhỏ, rốn phổi đậm.
Xét nghiệm máu được thực hiện để xem tình trạng nhiễm trùng của trẻ. Bạch cầu thường không tăng, tăng trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn, bạch cầu ái toan có thể tăng.
Có thể phân lập được virus từ các bệnh phẩm chất xuất tiết ở họng, mũi hoặc bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang hoặc huyết thanh để chẩn đoán. Cấy dịch phế quản phát hiện vi khuẩn trong trường hợp nghi ngờ bội nhiễm.
5. Điều trị bệnh này như thế nào?
- Trẻ cần được nằm đầu cao 30 -40 độ, trong phòng mát khoảng 19-20 độ C. Hút đờm dãi, chất tiết để khai thông đường thở.
- Thở oxy khi trẻ có dấu hiệu khó thở, tím tái.
- Bù nước, điện giải bằng đường uống hoặc truyền dịch khi mất nước nặng nhưng cần theo dõi thận trọng, do có thể gây suy tim.
- Thuốc giãn phế quản có thể có tác dụng với một số bệnh nhân trên 1 tuổi.
- Corticoid có tác dụng điều trị nhưng còn gây nhiều tranh cãi. Không nên dùng quá 3 ngày.
- Khi có bội nhiễm vi khuẩn thì kháng sinh được sử dụng.
- Thuốc kháng virus có thể được dùng.
- Khi có suy hô hấp nặng, suy tim,… cần được hồi sức tích cực.
Bệnh viêm tiểu phế quản cấp hay gặp ở trẻ nhỏ, có thể nhẹ thoáng qua, nhưng có thể diễn biến nặng. Vì vậy cha mẹ cần cho trẻ đi khám sớm khi có các triệu chứng nghi ngờ.
Viêm tiểu phế quản là bệnh đường hô hấp hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh có thể nhẹ, khỏi nhanh nhưng cũng có thể biến chứng nặng, thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ.
Viêm tiểu phế quản cấp là tình trạng viêm xuất tiết, phù nề niêm mạc tiểu phế quản lan rộng. Hậu quả là làm tắc hẹp các tiểu phế quản, cản trở sự lưu thông của khí vào ra phổi, khiến trẻ khó thở, suy hô hấp, có thể dẫn tới tử vong.
Viêm tiểu phế quản cấp thường do virus gây ra. HSV (virus hợp bào hô hấp) đứng đầu trong nguyên nhân gây ra bệnh này, tiếp sau là virus á cúm, cúm,… Trẻ có thể bị bội nhiễm vi khuẩn đồng thời, gây nên tình trạng nặng hơn.

2. Trẻ nào thường gặp tình trạng nặng?
Một số yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn là:
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi.
- Trẻ đẻ non.
- Trẻ có cân nặng khi sinh thấp.
- Trẻ suy giảm miễn dịch.
- Trẻ có bệnh tim bẩm sinh.
- Trẻ có bất thường đường thở.

3. Triệu chứng của viêm tiểu phế quản cấp là gì?
Bệnh thường khởi đầu bằng các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên, bao gồm: ho, hắt hơi, chảy nước mũi. Sau đó tình trạng ho nặng hơn, có thể ho từng cơn dữ dội. Toàn thân trẻ mệt, kích thích, vật vã, bỏ bú, nôn. Có thể không sốt, sốt nhẹ, cũng có thể sốt rất cao.
Trẻ có triệu chứng khó thở, trẻ thở nhanh, kèm theo khò khè, tím tái. Đây là các triệu chứng của suy hô hấp, tình trạng này rất nguy hiểm. Khám có thể thấy có rút lõm lồng ngực, lồng ngực bị giãn rộng, gõ trong do hiện tượng khí phế thũng. Nghe phổi thấy ran ngáy, có thể rải rác ran ẩm, thông khí giảm hoặc mất.
Ngoài ra, còn có các triệu chứng ở cơ quan khác như biểu hiện rối loạn tim mạch: nhịp tim nhanh, thậm chí suy tim trong trường hợp nặng. Hiện tượng mất nước do thở nhanh, do sốt và rối loạn tiêu hóa (nôn, ỉa lỏng).
4. Làm xét nghiệm gì để chẩn đoán bệnh?
Một xét nghiệm thường gặp là chụp Xquang ngực thẳng. Trên Xquang không có hình ảnh điển hình, chủ yếu dựa vào các dấu hiệu gián tiếp. Ở trường hợp bệnh nhẹ, ít khi thấy rõ tổn thương, chỉ thấy hiện tượng khí phế thũng (phổi sáng hơn bình thường). Trường hợp nặng thì thấy những vùng mờ do rối loạn thông khí, xẹp phổi, hiện tượng khí phế thũng nặng hơn (phổi quá sáng), dày thành phế quản nhỏ, rốn phổi đậm.
Xét nghiệm máu được thực hiện để xem tình trạng nhiễm trùng của trẻ. Bạch cầu thường không tăng, tăng trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn, bạch cầu ái toan có thể tăng.
Có thể phân lập được virus từ các bệnh phẩm chất xuất tiết ở họng, mũi hoặc bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang hoặc huyết thanh để chẩn đoán. Cấy dịch phế quản phát hiện vi khuẩn trong trường hợp nghi ngờ bội nhiễm.

5. Điều trị bệnh này như thế nào?
- Trẻ cần được nằm đầu cao 30 -40 độ, trong phòng mát khoảng 19-20 độ C. Hút đờm dãi, chất tiết để khai thông đường thở.
- Thở oxy khi trẻ có dấu hiệu khó thở, tím tái.
- Bù nước, điện giải bằng đường uống hoặc truyền dịch khi mất nước nặng nhưng cần theo dõi thận trọng, do có thể gây suy tim.
- Thuốc giãn phế quản có thể có tác dụng với một số bệnh nhân trên 1 tuổi.
- Corticoid có tác dụng điều trị nhưng còn gây nhiều tranh cãi. Không nên dùng quá 3 ngày.
- Khi có bội nhiễm vi khuẩn thì kháng sinh được sử dụng.
- Thuốc kháng virus có thể được dùng.
- Khi có suy hô hấp nặng, suy tim,… cần được hồi sức tích cực.
Bệnh viêm tiểu phế quản cấp hay gặp ở trẻ nhỏ, có thể nhẹ thoáng qua, nhưng có thể diễn biến nặng. Vì vậy cha mẹ cần cho trẻ đi khám sớm khi có các triệu chứng nghi ngờ.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng
